[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Khoa Chăn nuôi Thú y (Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên – TUAF) chính thức được Mạng lưới các trường Đại học Đông Nam Á ghi nhận đạt chuẩn chất lượng AUN-QA cho 02 chương trình đào tạo đại học là: Chương trình đào tạo Bác sĩ Thú y và chương trình đào tạo Kỹ sư Chăn nuôi Thú y.
TS Phan Thị Hồng Phúc – Trưởng Khoa Chăn nuôi Thú y (TUAF) đại diện Khoa nhận chứng nhận đạt chuẩn chất lượng AUN-QA cho chương trình đào tạo Kỹ sư Chăn nuôi Thú y
TS Trần Văn Thăng – Phó Trưởng Khoa Chăn nuôi Thú y (TUAF) ( thứ năm từ bên trái sang) đại diện Khoa nhận chứng nhận đạt chuẩn chất lượng AUN-QA cho chương trình đào tạo Bác sĩ Thú y
Ngày 15/6/2022, Đại học Thái Nguyên tổ chức lễ trao chứng nhận chương trình đào tạo đạt chứng nhận AUN-QA cho 3 chương trình đào tạo Đại học của Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên là Kỹ sư Chăn nuôi Thú y, Bác sĩ Thú y và Kỹ sư Công nghệ thực phẩm.
Tham dự buổi lễ có GS.TS Phạm Hồng Quang, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Đại học Thái Nguyên; PGS.TS Trần Thanh Vân, Phó Giám đốc phụ trách Đại học Thái Nguyên cùng lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn và đại diện các trường đại học thành viên, nhiều em sinh viên và các doanh nghiệp.
Theo đó, AUN là viết tắt của từ ASEAN University Network, là mạng lưới các trường đại học hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á, được thành lập năm 1995. AUN xem chất lượng đào tạo là mục tiêu quan trọng, khẳng định sự phát triển của nền giáo dục đại học tại Đông Nam Á. AUN-QA là bộ tiêu chuẩn tạo ra sự liên thông và công nhận chất lượng đào tạo giữa các trường Đại học trong và ngoài AUN. Đồng thời, là bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng khắt khe khẳng định chất lượng đào tạo của là nhiều trường Đại học tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.
GS.TS Phạm Hồng Quang, Chủ tịch Hội đồng Đại học Thái Nguyên
Phát biểu tại buổi lễ, GS.TS Phạm Hồng Quang, Chủ tịch Hội đồng Đại học Thái Nguyên đã gửi lời chúc mừng và cảm ơn tới Trường Đại học Nông Lâm, các phòng, ban chức năng các thầy cô đã cùng nhau nỗ lực hoàn thành chương trình kiểm định chất lượng đào tạo.
“Trong thời gian tới, đề nghị các thầy cô tiếp tục nỗ lực, cố gắng thực hiện theo đúng tinh thần của chứng nhận đạt chuẩn AUN-QA, xứng đáng của trường đại học. Dưới ánh hào quang của sự tôn vinh cũng là áp lực đối với các thầy cô trong công tác nâng cao chất lượng đào tạo và hội nhập khu vực. Mong các thầy cô có khát vọng, quyết tâm thúc đẩy chất lượng đào tạo, cùng nhau thay đổi để các bài giảng công trình nghiên cứu có chất lượng tốt hơn, bám sát thị trường lao động soi chiếu vào các tiêu chuẩn để khắc phục những khiếm khuyết”, GS.TS Phạm Hồng Quang khẳng định.
TS Phan Thị Hồng Phúc, Trưởng Khoa Chăn nuôi Thú y (TUAF)
Phát biểu tại buổi lễ, TS Phan Thị Hồng Phúc, Trưởng Khoa Chăn nuôi Thú y (TUAF) cho biết, công tác kiểm định chất lượng, đặc biệt là kiểm định chương trình đào tạo ở các trường đại học là thước đo để đánh giá giúp trường đại học cải thiện chất lượng và quá trình đào tạo của từng chương trình.Trên cơ sở đó, trong nhiều năm, Khoa Chăn nuôi Thú y đã rất chủ động trong việc triển khai các hoạt động đảm bảo chất lượng các chương trình đào tạo hướng đến chuẩn khu vực.
Khoa đã đặt ra lộ trình kiểm định điều kiện đảm bảo chất lượng cho từng chương trình đào tạo lấy theo chuẩn khu vực Đông Nam Á (AUN-QA) làm nền tảng chuẩn mực đảm bảo sự hoạt động bên trong của chương trình đào tạo. Chính vì vậy, tháng 9/2021, Khoa Chăn nuôi Thú y đã được AUN-QA ghi nhận đạt chuẩn chất lượng 02 chương trình đào tạo là: Chương trình đào tạo Bác sĩ Thú y và chương trình đào tạo Kỹ sư Chăn nuôi Thú y.
Cả hai chương trình này đào tạo này được các chuyên gia đánh giá: có đội ngũ giảng viên trình độ cao, với 87% giảng viên có trình độ Tiến sĩ; được thiết kế tốt và các nhà tuyển dụng thừa nhận là 2 trong 5 chương trình tốt nhất cả nước; đã trang bị cho người học năng lực nghề nghiệp phạm vi rộng, sinh viên tốt nghiệp đã đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng; có mục tiêu, chuẩn đầu ra phù hợp với khung năng lực quốc gia cũng như tầm nhìn, sứ mạng và giá trị cốt lõi của Khoa và Nhà trường; có sự hợp tác chặt chẽ với các bên trong việc phát triển chương trình đào tạo và hỗ trợ quá trình đào tạo, cung cấp địa điểm cho sinh viên thực tập nghề nghiệp, rèn nghề và thực tập tốt nghiệp, cũng như tài trợ thiết bị đào tạo…
Cùng với đó, đây cũng là chương trình đào tạo có nhiều hoạt động ngoại khóa nâng cao kỹ năng mềm cho người học, sinh viên được trải nghiệm thông qua nhiều cuộc thi chuyên môn; đã làm tốt việc kết nối nhà tuyển dụng, hỗ trợ giới thiệu việc làm cho người học sau khi tốt nghiệp. Tỷ lệ sinh viên có việc làm đạt cao.
Các nhà tuyển dụng đánh giá cao sinh viên tốt nghiệp từ hai chương trình đào tạo có năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và thực tiễn tốt.
Người học được khen thưởng kịp thời khi có kết quả học tập tốt. Sinh viên của chương trình đào tạo được học bổng theo quy định của nhà nước, còn nhiều học bổng từ chính các doanh nghiệp sử dụng lao động trao tặng.
Chứng nhận AUN-QA cho chương trình đào tạo Kỹ sư Chăn nuôi Thú y của Khoa Chăn nuôi Thú y (TUAF)
Chứng nhận AUN-QA cho chương trình đào tạo Bác sĩ Thú y của Khoa Chăn nuôi Thú y (TUAF)
Cũng theo TS Phan Thị Hồng Phúc, ngay sau khi nhận được kết quả đánh giá chất lượng chương trình đào tạo và ý kiến phản hồi về điểm mạnh và điểm yếu của chương trình đào tạo, Khoa đã lên kế hoạch và cam kết thực hiện nghiêm túc toàn toàn bộ kiến nghị cải tiến chất lượng giáo dục của Đoàn đánh giá, trong đó tập trung vào rà soát chiến lược, xây dựng kế hoạch phù hợp cho giai đoạn 5 năm tới, phù hợp tới mục tiêu, sứ mạng và chiến lược của khoa/nhà trường, phát huy các điểm mạnh, khắc phục các hạn chế trong tất cả các lĩnh vực, hoàn thiện và vận hành tốt hơn hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong.
“Đặc biệt xin bày tỏ lòng cảm ơn các chuyên gia đoàn đánh giá đến từ mạng lưới các trường Đại học Đông Nam Á AUN- QA đã tổ chức đánh giá khách quan, công tâm và ghi nhận đúng những kết quả đạt được của hai chương trình và đưa ra những kiến nghị toàn diện, xác đáng. Đợt đánh giá thực sự mang lại nhiều bài học quý báu cho sự phát triển, cải tiến chất lượng chương trình đào tạo của chúng tôi”, TS Phan Thị Hồng Phúc khẳng định.
Ông Đỗ Tiến Đức – Giám đốc Công ty TNHH Dinh Dưỡng Thú y Hà Thành
Phát biểu tại buổi lễ, đại diện cho các doanh nghiệp, ông Đỗ Tiến Đức – Giám đốc Công ty TNHH Dinh Dưỡng Thú y Hà Thành cho biết, trong quá trình liên kết, hợp tác với Khoa Chăn nuôi Thú y Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, sau mỗi năm, sinh viên của Khoa có nhiều tiến bộ về kĩ năng nghề và sự tự tin trong giao tiếp.
Với các doanh nghiệp chăn nuôi thú y có kinh doanh như Dinh dưỡng Thú y Hà Thành, chúng tôi quan tâm kĩ năng nghề và kĩ năng mềm của sinh viên. Qua những buổi thi tay nghề và đánh giá chất lượng, về cơ bản sinh viên đã có kỹ năng nghề cơ bản đáp ứng được yêu cầu của công việc. Còn kĩ năng mềm, cần bổ sung thêm, làm sao phù hợp với doanh nghiệp.
“Chúng tôi mong muốn có nhiều hơn các buổi chia sẻ với sinh viên và doanh nghiệp để tương tác nhiều hơn, khi đó các em sinh viên vừa có lí thuyết thầy cô và chia sẻ thực tiễn doanh nghiệp thì các em sẽ dễ dàng hình dung công việc của mình hơn và thành công hơn”, ông Đức chia sẻ.
Cùng với đó, ông Đỗ Tiến Đức cho rằng, ở mỗi kì thực tập của các em sinh viên thì các em đã có định hướng tốt cho nghề nghiệp của mình thông qua nhiều hình thức. Vì vậy, đề nghị các thầy cô tạo điều kiện cho các em sinh viên được lựa chọn doanh nghiệp và lĩnh vực các em theo đuổi để thực tập, để có cơ hội nghề nghiệp tốt hơn.
Các đại biểu tham dự buổi lễ chụp ảnh lưu niệm
Bài và ảnh: HÀ NGÂN
Việc được tham gia kiểm định và đạt chứng nhận AUN-QA là niềm vinh dự, niềm tự hào cho thầy và trò của khoa Chăn nuôi – Thú y nói riêng, trường Đại học Nông Lâm và Đại học Thái Nguyên nói chung. Việc đạt chứng nhận AUN-QA đã chứng tỏ được các chương trình đào tạo của Đại học Thái Nguyên đã vươn tới tiêu chuẩn chất lượng chung về giáo dục đào tạo của các nước trong khu vực ASEAN và hướng tới các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế trong tương lai.
- bác sĩ thú y li>
- Khoa Chăn nuôi Thú y Đại học Nông Lâm Thái Nguyên li>
- TUAF li>
- Khoa Chăn nuôi Thú y TUAF li>
- Kỹ sư Chăn nuôi Thú y li>
- AUN-QA li> ul>
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất