[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh (ATDB) không chỉ giúp chăn nuôi giảm nguy cơ bị nhiễm bệnh, cải tiến và nâng cao hiệu quả chăn nuôi, cung cấp thực phẩm an toàn cho thị trường, mà còn là chìa khóa để phát triển bền vững và nhất là đủ điều kiện tham gia thị trường xuất khẩu.
Nâng cao hiệu quả chăn nuôi
Gần 10 năm nuôi heo, ông Vũ Ngọc Huấn, ấp Suối Lúp, xã Bình Ba, huyện Châu Đức hiểu được tầm quan trọng của việc phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi. Do đó, khi bắt tay đầu tư xây dựng trang trại heo với quy mô lên tới 250 con, ông Huấn đã chủ động chăn nuôi theo phương pháp để thực hiện ATDB, với mục tiêu giúp kiểm soát dịch bệnh, giảm tối đa chi phí phòng và điều trị bệnh để vừa đảm bảo yếu tố sạch bệnh, an toàn, vừa tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Trong đó, các khâu từ chọn giống, thức ăn, vắc – xin đều được ông thực hiện kỹ lưỡng. Bên cạnh đó, việc vệ sinh, tiêu độc và sát trùng trong và ngoài chuồng trại đều được ông thực hiện nghiêm ngặt và theo định kỳ. Nhờ tuân thủ các quy định về an toàn sinh học trong chăn nuôi, thời điểm bệnh Dịch tả heo Châu Phi bùng phát trên địa bàn cho đến nay, đàn heo của gia đình ông vẫn an toàn, không bị nhiễm bệnh. “Việc chúng tôi tuân thủ các quy định về ATDB không chỉ đảm bảo không tổn thất trong chăn nuôi mà còn góp phần bảo đảm an toàn sức khỏe người tiêu dùng. Ngoài ra, sản phẩm chăn nuôi có giấy chứng nhận ATDB sẽ rất thuận lợi trong việc xuất bán đi khắp nơi, nhất là trong giai đoạn xảy ra dịch bệnh”, ông Huấn cho biết thêm.
Ông Vũ Ngọc Huấn vệ sinh, tiêu độc và sát trùng trong và ngoài chuồng trại theo định kỳ.
Với phương pháp nuôi bằng thảo dược, cùng với việc luôn chú trọng công tác phòng, chống dịch nên đàn gà của gia đình ông Nguyễn Minh Lý (xã Tóc Tiên, TX. Phú Mỹ) luôn mạnh khỏe, ít dịch bệnh và tỷ lệ hao hụt thấp. Theo ông Lý, trong chăn nuôi quan trọng nhất là làm sao cho đàn gà khỏe mạnh, nên cứ 1 tuần ông lại phun xịt khử trùng chuồng trại hai lần, rải vôi các lối đi và luôn tiêm phòng các loại vắc – xin phòng bệnh đầy đủ cho đàn gà. Nhờ tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về phòng, chống dịch nên lứa gà nào ông nuôi cũng thành công. Trung bình 1 năm ông thả nuôi 2 lứa gà, khoảng 3.000 con/lứa. Sau khi trừ chi phí, ông Lý thu lợi nhuận hơn 70 triệu đồng/lứa. “Phương pháp phòng, chống dịch cho đàn gia cầm rất quan trọng và là yếu tố quyết định thành công trong chăn nuôi. Gia đình tôi luôn thực hiện đầy đủ các giải pháp chăn nuôi ATDB, nhờ đó sản phẩm làm ra luôn đảm bảo chất lượng, rất ít khi bị rủi ro, thiệt hại do dịch bệnh gây ra”, ông Lý chia sẻ.
Theo định hướng phát triển chăn nuôi và quy hoạch nông nghiệp tỉnh, xã Sông Xoài và Hắc Dịch là 2 địa phương của TX. Phú Mỹ được quy hoạch và định hướng phát triển chăn nuôi gia cầm tập trung và cũng là địa phương được Cục Thú y xác định là vùng đệm trong dự án xây dựng vùng ATDB theo tiêu chuẩn của Tổ chức Thú y thế giới hướng tới xuất khẩu. Tại 2 xã này, đã có 20 trang trại nuôi 980.000 con theo hình thức khép kín đang hoạt động. Tuy nhiên, số hộ chăn nuôi gia cầm theo hình thức nhỏ lẻ vẫn còn tồn tại khá nhiều. Đây có thể là nguyên nhân tiềm ẩn nguy cơ xảy ra các loại dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia cầm đặc biệt là bệnh Cúm gia cầm và Niu – cát – xơn. Do đó, việc xây dựng thành công vùng ATDB động vật đối với bệnh Niu – cát – xơn trên gia cầm trên địa bàn TX. Phú Mỹ sẽ đáp ứng các yêu cầu về ATDB của Cục Thú y và Tổ chức Thú y thế giới, đảm bảo phát triển chăn nuôi bền vững, nâng cao giá trị sản phẩm chăn nuôi an toàn phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng tại chỗ, các vùng lân cận trong và ngoài tỉnh và đặc biệt là hướng tới xuất khẩu sản phẩm gia cầm. Từ năm 2018 tới nay, chính quyền các cấp trên địa bàn thị xã đã phối hợp cùng với cơ quan chuyên ngành thú y chủ động triển khai tổng hợp các biện pháp phòng, chống dịch bệnh kết hợp với công tác thông tin tuyên truyền đến các tầng lớp nhân dân về tác hại của bệnh để kịp thời phòng bệnh, đồng thời cùng với công tác quản lý và giám sát chặt chẽ sức khỏe đàn vật nuôi, đến nay không để xảy ra dịch bệnh trên đàn gia cầm.
Điều kiện để hội nhập
Theo ngành nông nghiệp tỉnh, chăn nuôi ATDB, người chăn nuôi có nhiều thuận lợi như, sản phẩm khi xuất bán được ưu tiên trong việc lựa chọn cung cấp con giống, động vật và sản phẩm động vật được phép vận chuyển ra khỏi vùng dịch. Đây là lợi thế rất lớn khi diễn biến dịch bệnh động vật đang phức tạp. Ngoài ra, sản phẩm chăn nuôi ATDB còn được xem xét cấp chứng nhận đạt quy phạm thực hành chăn nuôi tốt Việt Nam (VietGAHP), được ưu tiên tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm. Bên cạnh đó, việc xây dựng vùng, cơ sở ATDB còn giảm nguy cơ bị nhiễm bệnh, cải tiến và nâng cao hiệu quả quản lý trang trại; cung cấp thực phẩm an toàn cho thị trường, nhất là đối với các chuỗi liên kết từ chăn nuôi, giết mổ đến chế biến tiêu thụ sản phẩm. Hiện các nước ngày càng siết chặt và tăng các yêu cầu về kiểm dịch thú y đối với những mặt hàng chăn nuôi xuất khẩu, việc xây dựng được vùng ATDB theo chuẩn quốc tế chính là một trong những yêu cầu quan trọng để đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi trong giai đoạn hội nhập.
Trong năm 2022, tỉnh tiếp tục duy trì 6 vùng an toàn dịch bệnh động vật đã được Cục Thú y chứng nhận, gồm: vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh Cúm gia cầm Niu – cát – xơn tại TX. Phú Mỹ và huyện Châu Đức; vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh Lở mồm long móng và Dịch tả heo cổ điển tại huyện Long Điền và Đất Đỏ, vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh Dại ở động vật tại Tp. Vũng Tàu và huyện Côn Đảo; 8 cơ sở an toàn dịch bệnh động vật đối với các loại bệnh tại các xã Tam Phước (Long Điền), Bưng Riềng, Hòa Hội, Xuyên Mộc, Phước Tân, thị trấn Phước Bửu, Bông Trang, Phước Thuận (Xuyên Mộc) và 120 cơ sở, trang trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp tỉnh cũng đặt mục tiêu xây dựng 2 vùng, 3 cơ sở cấp xã và 15 cơ sở, trang trại an toàn dịch bệnh động vật để được các cấp có thẩm quyền chứng nhận trong năm 2022.
Bài, ảnh: Thịnh Đức Minh
Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
- vùng an toàn dịch bệnh li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất