“Bí kíp” cắt giảm chi phí sản xuất thức ăn chăn nuôi, kinh nghiệm từ Hàn Quốc và châu Âu - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 60.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Khánh Hòa 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 62.000 đ/kg
    •  
  •  “Bí kíp” cắt giảm chi phí sản xuất thức ăn chăn nuôi, kinh nghiệm từ Hàn Quốc và châu Âu

     [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Tính từ đầu năm 2022, giá thức ăn chăn nuôi nước ta đã tăng giá từ 6-7 đợt, do giá các nguyên liệu đầu vào tăng cao. Do vậy, tiết giảm chi phí công thức sản xuất thức ăn chăn nuôi là chủ đề được các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi rất quan tâm.

     

    Đáp ứng nhu cầu đó, vừa qua, ngày 18/6/2022, tại Hà Nội, Công ty Cổ phần TVOne Việt Nam tổ chức Hội thảo “Giải pháp cắt giảm chi phí trong công thức thức ăn chăn nuôi, kinh nghiệm từ Hàn Quốc”.

     

    Hội thảo đã cung cấp những thông tin thiết thực từ thực tiễn sản xuất của các quốc gia phát triển như Pháp và Hàn Quốc, để các đại biểu đến từ các nhà máy thức ăn chăn nuôi có thêm sự lựa chọn, giúp tối ưu hiệu quả sản xuất.

     

    Nhiều nguyên nhân khiến cho giá nguyên liệu TACN tăng chóng mặt

     

    GS In Ho Kim, Đại học Dankook, Hàn Quốc chia sẻ bức tranh toàn cảnh về thực trạng thức ăn chăn nuôi tăng cao trong năm 2022 do nhiều nguyên nhân. Theo GS Kim,  khủng hoảng thị trường ngũ cốc toàn cầu do chiến tranh giữa Nga và Ukraine; nguồn cung cấp ngũ cốc không ổn định do sản lượng cây trồng ở Nam Mỹ thấp. Cùng với đó, tăng chi phí vận chuyển do giá dầu tăng cao. Mặt khác tỉ giá hối đoái giữa đồng USD với các đồng tiền khác cũng rất cao. Tất cả những nguyên nhân trên khiến cho giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi như lúa mì tăng 84% ($475.46/tấn); ngô 31% ($295.56/tấn); khô nành 22% ($584/tấn).

     

    GS In Ho Kim trình bày chủ đề “Giải pháp cắt giảm chi phí công
    thức thức ăn chăn nuôi’ tại hội thảo

     

    Không chỉ có giá thức ăn chăn nuôi tăng mà chi phí thuốc thú y, nhân công, vận chuyển đều tăng, ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngành chăn nuôi trên khắp thế giới, trong đó có Việt Nam.

     

    Kinh nghiệm cắt giảm chi phí công thức từ Hàn Quốc

     

    Theo kinh nghiệm nhiều năm của GS In Ho Kim, ông cho rằng, để cắt giảm chi phí khi thiết lập công thức thức ăn chăn nuôi, cần thiết phải lựa chọn kỹ các thành phần thức ăn thay thế; sử dụng nguồn protein và carbonhydrat cho heo sao cho hợp lí; cắt giảm protein thô và sự ảnh hưởng tới axit amin không thiết yếu trong khẩu phần; sử dụng phụ gia thức ăn (enzyme có giá trị matrix/thay thế whey protein); cùng với đó là giải pháp gia tăng năng suất từ chiết xuất thực vật (Sâm, bụp giấm, artiso).

     

    Cụ thể, theo GS In Ho Kim, có thể lựa chọn nguồn protein cho heo con bằng các nguyên liệu từ khô đậu, huyết tương động vật khô dạng phun (SDAP), bột huyết dạng phun (SDBM), bột cá, protein từ trứng, trứng sấy phun cả quả, protein từ khoai tây… Nguồn Carbohydrates cho heo con có thể là yến mạch, tấm, bột yến mạch, bột báng, cây kê…

    Các đại biểu đến từ các nhà máy thức ăn chăn nuôi quan tâm đến các sản phẩm của Công ty Cổ phần TVOne Việt Nam

     

    Đối với heo choai và xuất chuồng, nguồn protein sẽ đa dạng hơn như: SBM, bột cải dầu, khô hạt cải, bã hoa hướng dương, bột thịt và bột xương, bột huyết, bột lông vũ, bột cá, ngô, ngô giàu dầu, cao lương, lúa mỳ, lúa mạch…

     

    Chất béo cho heo choai có thể lựa chọn mỡ trắng, mỡ bò, mỡ gia cầm, dầu ngô và dầu đậu nành. Bổ sung 3-5% chất béo vào công thức của heo choai sẽ cải thiện G/ F và ADG, nên thêm chất chống oxy hóa như ethoxyquin, BHT hoặc BHA vào chất béo trước khi trộn. Chất béo khô có thể làm giảm một phần các vấn đề cơ học của việc thêm chất béo lỏng.

     

    GS In Ho Kim kết luận, chính việc tăng giá thành của các nguyên liệu truyền thống sản xuất thức ăn chăn nuôi đã kích thích sự quan tâm đến việc xem xét các thành phần thức ăn thay thế, để sử dụng trong công thức hiện đại.

     

    Để giảm chi phí, các thành phần thức ăn thay thế (chẳng hạn như các nguyên liệu phụ từ thịt) có xu hướng ít nhất quán về thành phần và có độ lệch chuẩn lớn hơn so với các nguồn carbohydrate và protein thực vật.

    Ông chia sẻ thêm, các ông ty thức ăn chăn nuôi của Hàn Quốc đang thử nghiệm những đề xuất sử dụng: Phụ gia thức ăn chăn nuôi (Chất nhũ hóa để giảm nguồn chất béo); Protease và xylanase để giảm đạm thô và thành phần chất lượng thấp với giá trị matrix; gạo để thay thế whey protein (cần có thêm nghiên cứu).

     

    Cùng với đó, theo GS In Ho Kim, để tăng năng suất chăn nuôi, quý nhà máy thức ăn chăn nuôi có thể sử dụng chất phụ gia chiết xuất thực vật như  Ramil GP, Pigred Plus, Garpil – các sản phẩm của Công ty Cổ phần TVOne Việt Nam.

     

    Cụ thể, với sản phẩm Pigred plus – thành phần là củ dền, sâm báo, vitamin E có tác động làm mềm, giàu sắc tố đỏ, giàu vitamin và khoáng chất giúp cho nâng sức đề kháng, chống PSE, nâng cao chất lượng thịt, đồng hóa màu sắc trong tơ cơ và chống oxy hóa.

     

     Pigred plus giúp heo da hồng, lông mượt, thịt đỏ đẹp tự nhiên, hạn chế tình trạng oxy hóa, stress ở vật nuôi từ đó tránh tái nhão, mất nước, nâng cao chất lượng thịt heo.

     

    Garpil với thành phần là hỗn hợp sâm lên men, tiền chất creatin và atisso, sẽ giúp cải thiện độ tươi, chống oxi hóa, tạo mùi thơm, kích thích tạo cơ và tốt cho gan.

    GS Kim cũng chia sẽ thêm, cơ chế toàn diện từ sâm báo lên men đó là tăng cường hệ miễn dịch, bổ sung lợi khuẩn, giảm độc tố, giảm oxy hóa stress, giảm viêm… Cùng với đó, tăng lợi khuẩn đường ruột của heo; kích thích quá trình trao đổi chất ở da, tăng cường tuần hoàn máu trên da; tăng cường hệ enzyme để cơ thể vật nuôi dễ hấp thu thức ăn ở thành ruột.

     

    Kinh nghiệm giảm chi phí công thức thức ăn chăn nuôi từ Pháp

    Chia sẻ trực tuyến tại hội thảo chủ đề “Tối ưu hóa database từ nguyên liệu thô để giảm chi phí công thức thức ăn chăn nuôi”, bà M. Cornista Kate, chuyên gia dinh dưỡng đến từ Công ty Patent Co (Pháp) đã đưa ra 3 giải pháp đó là (1) Khám phá những nguyên liệu thô có sẵn: (2) Đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng (3) Áp dụng các phụ gia thức ăn chăn nuôi.

     

    Cụ thể, theo bà Kate, giải pháp thứ nhất, các nhà máy thức ăn chăn nuôi nên khám phá những nguyên liệu thô có sẵn giàu protein/axit amin đó là: Soya HP, bột cá, bột thịt và bột xương, bột lông vũ. Bà cũng đưa ra những ưu, nhược điểm của mỗi loại nguyên liệu.

     

    Bột cá với ưu điểm là chi phí đơn vị protein thấp nhưng nhược điểm là dễ nhiễm khuẩn Salmonella, hàm lượng muối cao, chất lượng và nguồn cung cấp không phù hợp.

     

    Bột thịt và bột xương thì chi phí đơn vị protein thấp, hàm lượng Ca và P cao. Bất lợi đó là có sự biến động hàm lượng protein đáng kể trên mỗi lô.

     

    Bột lông vũ có ưu điểm là chi phí đơn vị thấp, giá trị protein cao nhưng nhược điểm là tương đối khó hòa tan, tỷ lệ tiêu hóa thấp do hàm lượng keratin và giá trị đisunfua mạnh của AA, hàm lượng lysine và methionine thấp.

     

    Bột huyết với chi phí đơn vị protein thấp, nhưng hàm lượng iscoleceine và methionine thấp.

    Còn bột thịt lợn chi phí đơn vị thấp nhưng nhược điểm là ít tryptophan và methionine, chất lượng và nguồn cung cấp không ổn định.

     

    Cùng với đó, theo khuyến cáo của bà Kate, việc sử dụng khẩu phần ăn ít protein có thể mang lại nhiều lợi ích bởi chúng có thể cắt giảm chi phí thức ăn và bảo vệ môi trường, bởi cứ giảm 1% lượng protein trong khẩu phần ăn thì có thể giảm 8% nitơ được bài tiết trong môi trường.

     

    Cùng với đó, nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi có thể sử dụng phụ phẩm nghiền đó là cám gạo, cám lúa mì, bột nhân cọ. Cám gạo có ưu điểm là giảm chi phí thức ăn thành phẩm, giá trị protein và năng lượng cao. Tuy nhiên, có nhược điểm việc sử dụng có thể bị ảnh hưởng bởi hàm lượng chất xơ cao; tạp nhiễm với vỏ tàu gây ra hạn chế lớn; sự hiện diện của các yếu tố kháng dinh dưỡng như alpha- galactosides và galactomannans.

     

    Khô dừa có thể giảm chi phí thức ăn thành phẩm, giá trị protein thô khoảng 19% và năng lượng cao, nhưng lại có nhược điểm là chế độ ăn giàu chất xơ có thể góp phần làm giảm khả năng tiêu hóa thức ăn. Các yếu tố như độc tố nấm mốc, độ ngon miệng và chất lượng gây ra các hạn chế chính cả nguyên liệu này.

     

    Khô cọ có ưu điểm là nguồn cung cấp protein và chất béo tốt nhưng có chút không ngon miệng và lượng mannose cao, lên tới 56%.

     

    Cũng theo bà Kate, có thể tìm những nguyên liệu thô thay thế như phụ phẩm bánh mì Ý vn, phụ phẩm ngô. Tuy nhiên các vấn đề là nguồn cung cấp và chất lượng không nhất quán.

     

     Ngoài ra, có thể tận dụng các năng lượng sẵn có (dầu mỡ): Không nằm ở chất dinh dưỡng mà nằm ở đặc tính của chất dinh dưỡng đó là carbonhydrates; protein và chất béo.

     

    Năng lượng rất quan trọng đối với tất cả chức năng sống và chiếm 50% trong chi phí công thức về mặt tài chính. Các nguồn có thể khai thác như dầu cọ, mỡ động vật và dầu dừa.

    Giải pháp 2, theo bà Kate đó là các biện pháp về dinh dưỡng cần đáp ứng được yêu cầu dinh dưỡng cho mỗi loại giống vật nuôi và chúng có nhu cầu rất khác nhau. Bà cũng cho rằng, nhất thiết phải phân tích nguyên liệu thô định kỳ, bởi mỗi 1% độ ẩm tăng lên tương đương với 40 Kcal/kg năng lượng bị giảm. Đặc biệt, việc phân tích hàm lượng độc tố nấm mốc định kì rất quan trọng. Bởi, theo bà, lượng thức ăn động vật tự ăn, ADG, hiệu quả thức ăn bị cắt giảm từ 5-24% nếu độc tố nấm mốc. Sử dụng chất hấp thụ độc tố nấm mốc có thể giúp cho giảm chi phí thuốc, tăng hiệu quả vắc xin và hỗ trợ tăng trưởng.

     

    Hiện nay, bà cũng cho biết, hiện nay Patent  Co đang cung cấp công cụ kiểm soát độc tố nấm mốc là Mycoraid, Dịch vụ công thức thức ăn chăn nuôi (Bestmix) cho các nhà máy thức ăn chăn nuôi.

     

    Theo Ms Kate, với giải pháp từ phụ gia thức ăn chăn nuôi nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi có thể sử dụng các chất hỗ trợ tiêu hóa: Non-Starch Polysaccharides (NSP) enzymes; Phytase; Sử dụng chất hỗ trợ hấp thụ chất béo (chất nhũ hóa); sử dụng biện pháp kiểm soát phòng ngừa (chất kiểm soát độc tố nấm mốc hiệu quả).

     

    Một số hình ảnh khác:

    Ông Nguyễn Quốc Toán (áo trắng) – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần TVOne Việt Nam tặng hoa lưu niệm cho GS In Ho Kim

    Các đại biểu đến từ các nhà máy thức ăn chăn nuôi chụp ảnh lưu niệm

     

    HÀ NGÂN

    Về TVOne Việt Nam

    TVOne Việt Nam được thành lập với mục tiêu góp phần phát triển ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi theo hướng sạch và bền vững đem lại lợi ích to lớn cho toàn xã hội. 

    TVOne Việt Nam sở hữu “Nhà máy sản xuất thức ăn bổ sung và phụ gia từ thực vật”  đươc đặt tại KCN Thanh cao – huyện Lương Sơn – tỉnh Hoà Bình, với dây chuyền đồng bộ nhập khẩu từ Châu Âu, và cũng là nhà máy đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng các chiết xuất thực vật và tinh dầu để sản xuất phụ gia thức ăn chăn nuôi và thức ăn bổ sung. 

     

    Địa chỉ: Số 85 Xuân Quỳnh, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, TP Hà Nội
    Hotline: 0243 201 3789
    Email: [email protected]

    https://tvonevietnam.vn/

     

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.