[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Bất chấp đại dịch Covid-19, tốc độ tăng trưởng của ngành sữa tốt cả về sản lượng và tổng doanh thu. Dự báo, ngành sữa còn nhiều dư địa phát triển, nhưng thách thức cũng không hề nhỏ.
- Ngành sữa và bài toán liên kết chuỗi
- Ngành sữa Việt Nam: Tương lai rộng mở
- Ngành chăn nuôi bò sữa Việt Nam: Tăng cường ứng dụng công nghệ cao
Lĩnh vực thực phẩm duy nhất tăng trưởng trong đại dịch
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ngành sữa Việt Nam đã nỗ lực vừa sản xuất, vừa thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, chia sẻ khó khăn với cộng đồng; duy trì sản xuất, tạo nguồn nguyên liệu, chủ động xúc tiến thương mại, đảm bảo việc phân phối, đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Đồ họa: Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
Theo Hiệp hội Sữa Việt Nam, năm 2021, ngành sữa Việt Nam tăng trưởng 5%/năm (trước đại dịch Covid là 7-8%), không có đứt gãy trong đại dịch, do liên tục cải tiến chuỗi sản xuất và cung ứng để thích ứng, cũng như duy trì phát triển thị trường và tăng cường áp dụng thương mại điện tử.
Doanh thu ngành sữa Việt Nam tiếp tục tăng, năm 2015 đạt 92 nghìn tỷ đồng, tới năm 2020 đã tăng lên 113,7 nghìn tỷ đồng. Cơ cấu doanh thu nhiều nhất vẫn là sữa nước, chiếm tỷ lệ 47,6%; tiếp theo là sữa bột 29%; sữa chua 14,5%… Hai mảng lớn nhất của ngành sữa là sữa nước và sữa bột, sữa nước tăng 4.5% đạt 1.770 triệu lít (2021) và sữa bột 13,1% đạt 151,5 nghìn tấn (2021)… Ngành sữa đã chú trọng đa dạng hóa các sản phẩm sữa trong khâu sản xuất.
Bên cạnh đó, ngành sữa Việt Nam cũng chú trọng đầu tư công nghệ phát triển trang trại và đàn bò; phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; nâng cao chất lượng giống bò sữa. Hiện nay, cả nước đã có trên 400.000 bò sữa, 1.700 trang trại bò sữa và 28.000 hộ gia đình chăn nuôi bò sữa. Sản lượng sữa tươi nguyên liệu cũng tăng lên nhanh chóng, từ 723,2 nghìn tấn (2015) lên tới 1.200 nghìn tấn (năm 2021). Đáng chú ý, năm 2021, sản lượng sữa tăng 10,5%, đàn bò tăng 13,2%, năng suất sữa tăng 5,7%. Giá sữa tươi duy trì từ 12.000-14.000 đồng/kg.
Hàng năm, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn duy trì việc nhập khẩu sữa và các nguyên liệu sữa xung quanh 1 tỷ USD. Riêng năm 2021, kim ngạch nhập khẩu sữa tăng 12,56%. New Zealand và Mỹ là hai thị trường lớn nhất, chiếm 46% và các thị trường khác là Nhật, Úc, Thái Lan. Cơ cấu nhập khẩu bao gồm sữa bột 32%; sữa bột gầy 25%, chủng loại khác 27%, sữa bột nguyên kem 11%, bột váng sữa 7%.
Bên cạnh đó, ngành sữa cũng đạt kim ngạch xuất khẩu đạt gần 300 triệu USD/năm, riêng Vinamilk năm 2020 đạt trên 240 triệu USD. Sữa của Việt Nam đã xuất khẩu sang gần 56 quốc gia và vùng lãnh thổ. Thị trường xuất khẩu lớn nhất là Irac, Campuchia, Philippines, Singapore, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Cuba, Xu Đăng, các quốc gia Liên minh Kinh tế Á Âu. Trung Quốc cấp mã giao dịch cho 7 công ty được xuất khẩu một số sản phẩm sữa vào thị trường Trung Quốc. 4 Công ty xuất khẩu uy tín được Bộ Công thương xác nhận đó là Vinamilk, Freshland Campina; Nutifood và IDP.
Thách thức lớn nhất: Xu hướng tăng giá của nguyên liệu còn tiếp diễn
Cũng theo Hiệp hội Sữa Việt Nam, ngành sữa đang phải đương đầu với các thách thức ngày càng lớn đó là xu hướng tăng giá của sữa nguyên liệu còn tiếp diễn trong năm 2022 và nửa đầu năm 2023 do nhiều nguyên nhân.
Cụ thể, căng thẳng giữa Nga – Ukraine làm tăng giá năng lượng cũng như nhu cầu dự trữ lương thực của châu Âu, khiến giá thức ăn chăn nuôi tiếp tục tăng. Cùng với đó, xu hướng phát triển đàn bò thịt nhiều hơn đàn bò sữa, nhất là ở châu Âu và Australia dẫn đến số lương đàn bò sữa ngày càng giảm; áp lực cạnh tranh tăng từ các FTA, CPTPP, EVFTA, RCEP…
Mặt khác, chính sách Zero covid của Trung Quốc cũng khiến cho việc tăng giá cước vận chuyển; tăng giá các nguyên liệu. Đồng thời, Trung Quốc tăng tiêu thụ sữa để phòng, chống dịch bệnh.
Xung đột Nga – Ukraine cũng làm cho hoạt động thương mại và đầu tư bị ảnh hưởng. Cụ thể, giá phân bón, vật tư hàng hóa tăng; giá dầu thực vật tăng lên do hai quốc gia này sản xuất sản lượng lớn dầu thực vật của thế giới. Giá cả tăng cao gây áp lực lạm phát cho ngành chăn nuôi bò sữa.
Ngoài ra, chính sách tiền tệ của Mỹ đó là tăng lãi suất và tỷ giá hối đoái tăng làm cho giá đường, là một yếu tố quan trọng khiến chi phí đầu vào của ngành sữa tăng vọt, kéo theo tỷ suất lợi nhuận gộp của các nhà sản xuất sữa giảm thời gian qua. Năm 2022, dự báo nguồn cung đường toàn cầu dự kiến sẽ giảm do điều kiện khô nóng. Song song với đó, chính sách thuế hạn chế đường nhập khẩu, giá đường Việt Nam ngày càng đắt đỏ. Bộ Công thương dự đoán, tỷ suất lợi nhuận của các công ty sữa Việt Nam sẽ đối mặt với tác động kép do giá đường thô và giá nguyên liệu tăng.
Ngoài các yếu tố trên, chi phí vận tải cao (do giá dầu thế giới cao) cũng khiến tỉ suất lợi nhuận ròng giảm. Đối với các công ty phân phối sản phẩm thông qua cả kênh trong nước và nước ngoài sẽ phải chịu áp lực nặng hơn từ việc tăng chi phí logistic (chi phí container hoặc biến động tỷ giá hối đoái).
Nhưng vẫn còn nhiều dư địa…
Báo cáo của thị trường của Kantar Worldpanel cho biết, sữa là một trong những ngành hàng có tốc độ tăng trưởng bền vững trong thời kỳ bùng phát đại dịch Covid-19 tại Việt Nam.
Nhiều dư địa cho ngành Sữa Việt Nam phát triển trong tương lai khi nhu cầu tiêu thụ còn cao. Hiện tại, tiêu thụ sữa của người Việt mới đạt từ 26-28 lít/người/năm. Tầng lớp trung lưu của Việt Nam đang tăng lên nhanh chóng, nhu cầu các sản phẩm sữa cao cấp và chi tiêu cho sữa trong khẩu phần ăn tăng lên. Cùng với đó, các chương trình dinh dưỡng học đường được mở rộng cũng là yếu tố giúp ngành sữa còn nhiều tiềm năng. Ngoài ra, thị trường xuất khẩu sữa của Việt Nam cũng đang được các doanh nghiệp khai thác.
Việt Nam hiện đã ký kết 15 FTA, đang đàm phán 2 FTA khác và có quan hệ với nhiều nước, xung đột Nga – Ukraine đã xảy ra thì rủi ro là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên, nó cũng tạo ra những cơ hội phát triển, đẩy mạnh khai thác hiệu quả các FTA đã ký với các quốc gia, đặc biệt là FTA với Liên minh kinh tế Á – Âu như FTA – EU (EVTA); FTA với các nước khu vực châu Á – Thái Bình Dương như CPTPP; RCEP… Xuất khẩu sang thị trường châu Âu; đa dạng hóa thị trường xuất khẩu; tạo điều kiện gia tăng quan hệ kinh tế với Nga; giá dầu tăng giúp thu ngân sách của Việt Nam từ dầu thô tăng.
Ngành sữa hướng tới hệ sinh thái nông nghiệp khép kín, hiện đại gồm trang trại chăn nuôi bò sữa công nghệ cao kết hợp với hệ sinh thái và nhà máy chế biến sữa công nghệ cao.
HÀ NGÂN
- ngành sữa việt nam li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất