Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đề xuất Thủ tướng xem xét, cho phép áp dụng hỗ trợ người chăn nuôi có heo, trâu, bò phải tiêu hủy do mắc bệnh dịch tả heo châu Phi và viêm da nổi cục. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn vừa có văn bản gửi Thủ tướng đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ thiệt hại do bệnh dịch tả heo châu Phi.
- Lấp lỗ hổng trong phòng chống dịch tả lợn Châu Phi và viêm da nổi cục
- Bình Ðịnh: Thí điểm tiêm vacxin Navet ASFvac phòng dịch tả lợn châu Phi
- Chủ động giám sát chặt, phát hiện sớm, xử lý các ổ dịch tả lợn châu Phi
Cụ thể, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn kiến nghị Thủ tướng xem xét, cho phép áp dụng cơ chế, chính sách hỗ trợ thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh tại nghị định số 02-2017 để hỗ trợ cho người chăn nuôi có heo phải tiêu hủy bắt buộc do mắc bệnh dịch tả heo châu Phi và trâu, bò phải tiêu hủy do mắc bệnh viêm da nổi cục trong năm 2021 và năm 2022 tại các địa phương.
Tiêu hủy heo bị mắc bệnh dịch tả heo châu Phi – Ảnh: B.MINH
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, đại diện Cục Thú y cho biết theo mức hỗ trợ quy định tại nghị định 02 năm 2017, các hộ sản xuất có gia súc, gia cầm phải tiêu hủy bắt buộc do mắc dịch bệnh hoặc trong vùng có dịch bắt buộc phải tiêu hủy được hỗ trợ với mức 38.000 đồng/kg hơi heo và 45.000 đồng/kg hơi trâu, bò.
“Nếu Thủ tướng đồng ý và áp dụng cơ chế, chính sách như đề xuất của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thì người chăn nuôi sẽ được hỗ trợ theo mức quy định tại nghị định 02-2017” – vị này cho biết thêm.
Trước đó, Bộ Tài chính đã thống nhất với đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ thiệt hại do bệnh dịch tả heo châu Phi và bệnh viêm da nổi cục của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, năm 2021 bệnh dịch tả heo châu Phi xảy ra tại hơn 2.600 xã thuộc 418 huyện của 60 tỉnh, thành phố. Tổng số heo mắc bệnh, chết và tiêu hủy là gần 300.000 con.
Từ đầu năm 2022 đến nay, bệnh dịch tả heo châu Phi xảy ra tại hơn 840 xã thuộc 246 huyện của 48 tỉnh, thành phố, số heo tiêu hủy hơn 41.000 con. Hiện nay, cả nước có 117 ổ dịch tại 49 huyện của 16 tỉnh, thành phố chưa qua 21 ngày.
Trong thời gian tới, nguy cơ bệnh dịch tả heo châu Phi phát sinh, lây lan diện rộng vẫn rất cao.
Tổng hợp báo cáo của các tỉnh, thành phố cho thấy dịch bệnh động vật ngày càng diễn biến phức tạp, cơ chế, chính sách về phòng chống dịch bệnh động vật còn nhiều bất cập, chưa sát với thực tiễn.
Điển hình, dịch bệnh động vật thường xuyên biến động, xuất hiện các dịch bệnh mới xâm nhiễm từ nước ngoài vào Việt Nam, tái xuất hiện đã có trong nước, nhất là trong điều kiện chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm tỉ trọng lớn, cần tổ chức phòng, chống dịch bệnh theo quy định của Luật thú y.
Bên cạnh đó, nhiều quy định tại nghị định 02 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh và quyết định số 1442 (năm 2011) của Thủ tướng về sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết định số 719 (năm 2008) của Thủ tướng về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm không còn phù hợp trong giai đoạn hiện nay.
Trong khi đó, từ năm 2021 đến nay chưa có cơ chế, chính sách hỗ trợ phòng, chống bệnh dịch tả heo châu Phi.
Để kịp thời hỗ trợ cho người chăn nuôi bị thiệt hại do dịch bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm, đồng thời có thêm nguồn lực khôi phục sản xuất và chi hỗ trợ cho lực lượng tham gia phòng, chống dịch bệnh, các tỉnh, thành phố đề nghị Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tham mưu trình Thủ tướng xem xét ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ phòng, chống bệnh dịch tả heo châu Phi năm 2021 và thời gian tiếp theo.
V.T.DUNG – C. TUỆ
Báo Tuổi Trẻ
- Lấp lỗ hổng trong phòng chống dịch tả lợn Châu Phi và viêm da nổi cục
- Bình Ðịnh: Thí điểm tiêm vacxin Navet ASFvac phòng dịch tả lợn châu Phi
- Chủ động giám sát chặt, phát hiện sớm, xử lý các ổ dịch tả lợn châu Phi
- dịch tả heo châu Phi li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất