Đà điểu dễ nuôi, ít bệnh, thức ăn dễ kiếm, giá rẻ, nếu chăm sóc tốt, sau 10 tháng, cân nặng đạt trên dưới 1 tạ là xuất bán được.
- Thanh niên dân tộc Tày khởi nghiệp từ nuôi đà điểu
- Người đầu tiên và duy nhất ở Vĩnh Bảo dám đầu tư nuôi đà điểu
Nuôi 10 tháng, nặng 1 tạ/con
Đưa chúng tôi thăm trang trại rộng 2ha, nuôi hơn 100 con đà điểu, anh Phan Ngọc Tú, chủ trang trại đà điểu Tú Hường (Ba Vì, Hà Nội) tâm sự: “Ngày trước, tôi làm cán bộ kỹ thuật ở Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương, nên hiểu rất rõ tập tính, kỹ thuật chăn nuôi đà điểu. Năm 2017, nhận thấy tiềm năng phát triển từ đà điểu, tôi nuôi thử nghiệm 20 con. Sau một năm phát triển thuận lợi, tôi tiếp tục đầu tư thêm 50 con để nuôi lấy thịt”.
Vì đà điều thường xuyên vật động (chạy), các nông hộ cần phải rải cát toàn bộ trang trại, đồng thời sau 1 năm nên thay cát một lần nhằm đảm bảo vệ sinh, phòng tránh dịch bệnh. Ảnh: Diệu Vy.
“Tôi cũng đắn đo phân vân nhiều vì đã có công việc ổn định hơn 18 năm làm nhà nước chuyên về hệ thống nghiên cứu. Tuy nhiên, sau nhiều ngày suy nghĩ, tôi quyết định nghỉ việc để tìm kiếm cơ hội phát triển kinh tế gia đình tốt hơn”, anh Tú bày tỏ.
Theo anh Tú, đà điểu dễ nuôi, ít bệnh, thức ăn dễ kiếm, giá rẻ, nếu chăm sóc tốt, sau 10 tháng, cân nặng đạt trên dưới 1 tạ là xuất bán được. Với giá thị trường hiện nay trung bình 8 triệu đồng/con, bình quân mỗi con đà điểu cho lãi từ 2 – 3 triệu đồng.
Thời gian sinh trưởng của đà điểu thương phẩm từ 8 đến 10 tháng, đạt trọng lượng từ 80 đến 100 kg/con. Khi đà điểu được 2 năm tuổi sẽ bắt đầu đẻ trứng. Đà điểu sinh sản ổn định nhất từ khi 3 tuổi với chu kỳ 1 con đẻ 40 – 50 quả trứng/năm. Hiện tại, đà điểu có giá bán dao động từ 80 đến 110 nghìn đồng/kg hơi, 250 – 270 nghìn đồng/kg thịt.
Mọi sản phẩm từ đà điểu như da, lông, thịt, trứng… đều bán được với thị trường ổn định, không bỏ phí thứ gì. Chính vì vậy, sau khi trừ mọi chi phí sản xuất, lợi nhuận từ nuôi đà điểu mang lại cho trang trại anh Tú đạt từ 30 – 35 triệu đồng/tháng.
Theo anh Tú, mô hình nuôi đà điểu đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu lớn, quy mô chuồng trại tốn diện tích, chi phí con giống khá cao (trên dưới 1,7 triệu đồng/con) nên việc duy trì giữ đầu con rất quan trọng. Ảnh: Diệu Vy.
Khi chưa có dịch Covid-19, nhu cầu về thịt đà điểu rất lớn. Trang trại của anh Tú bao tiêu mỗi ngày trên dưới 20 con, đỉnh điểm dịp cuối năm lên đến 80 – 90 con/ngày. Tuy nhiên, sau dịch Covid-19, sản lượng tiêu thụ chỉ đạt 20 – 30% so với trước.
Dưới góc nhìn của một người trực tiếp chăn nuôi, tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm, anh Tú chia sẻ: Khó khăn vì sản phẩm thịt đà điểu là hàng tươi, gặp nhiều hạn chế về phát triển thị trường. Khâu phân phối cũng không thuận lợi như nhiều mặt hàng khác, thị trường tiêu thụ không tập trung nên việc vận chuyển còn gặp nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, điều đó không làm anh Tú chùn bước. Nhận thấy thị trường dần thay đổi, người tiêu dùng sẵn sàng mua sản phẩm rõ nguồn gốc, anh bắt tay xây dựng thương hiệu sản phẩm “3 không” (không chất tăng trưởng, không chất bảo quản, không dư lượng kháng sinh).
Năm 2020, sản phẩm thịt đà điểu, giò đà điểu Tú Hường đều được nhận chứng nhận đạt sản phẩm OCOP 4 sao của Hà Nội. Chủ trại đà điểu đã chủ động liên kết thông qua mạng xã hội và các sàn thương mại điện tử để tiếp cận người tiêu dùng. Sản phẩm ngày càng được nhiều người tiêu dùng đón nhận.
Loài chim hiếu động, tò mò và rất sợ tiếng ồn
Khoảng thời gian làm cán bộ kỹ thuật tại Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương đã giúp anh Tú có nhiều kiến thức, kinh nghiệm quý về chăn nuôi đà điểu.
So với một số loại vật nuôi khác, đà điểu ăn khá ít. Lượng thức ăn cho 20 con đà điểu chỉ khoảng 20kg cỏ/ngày, ngang với lượng thức ăn của một con bò. Bà con có thể tận dụng diện tích trồng thêm cỏ voi hoặc sử dụng phế phẩm nông nghiệp băm nhỏ làm thức ăn để giảm bớt chi phí đầu tư.
Anh Tú lưu ý, bà con mới chăn nuôi đà điểu cần chú ý về khâu chuồng trại và điều kiện khí hậu ở miền Bắc có mùa hè và mùa đông chênh lệch nhiệt độ lớn, vì vậy cần xây dựng khu vực có mái che. Đà điểu có sức đề kháng tốt nên nguy cơ bị chết do dịch bệnh thấp, tuy nhiên, chúng lại rất sợ tiếng ồn, nên trang trại phải tách biệt với khu dân cư.
Anh Tú chia sẻ, giống đà điểu Châu Phi 2 ngón rất dễ chăm sóc. Thức ăn chăn nuôi gồm cám gà theo lứa tuổi cùng với một lượng lớn rau xanh như cỏ voi, thân ngô, phụ phẩm nông nghiệp, rau củ quả… Tỷ lệ thường là 1kg cám kết hợp 1kg rau. Ảnh: Diệu Vy.
Mặt khác, đà điều là giống thường xuyên vận động. Vì vậy để tạo sân chơi cho đà điểu, các nông hộ cần phải rải cát toàn bộ trang trại, sau 1 năm nên thay cát một lần nhằm đảm bảo vệ sinh, phòng tránh dịch bệnh. Nếu bà con nuôi nhốt ở nền cứng, trơn sẽ làm chân đà điểu biến dạng, có thể trật khớp.
Bà con cần thường xuyên kiểm tra bãi chăn thả, nếu phát hiện mảnh sành, cành que, sỏi… cần bỏ đi ngay, vì tính đà điểu hiếu động, tò mò, chúng sẽ mổ bất cứ thứ gì để ăn. Đặc biệt, không để cây cối trong khu vực chăn nuôi, tránh trường hợp đà điểu bị va quệt khi chạy, dẫn đến gãy chân.
Ngoài ra, anh Tú cũng nhấn mạnh một số khó khăn trong quá trình chăn nuôi đà điểu so với các vật nuôi khác như: Vốn đầu tư ban đầu cao, quy mô chuồng trại tốn diện tích, chi phí con giống khá lớn (trên dưới 1,7 triệu đồng/con).
Đối với một số địa phương thị trường thịt đà điểu còn mới, bà con cần nghiên cứu kỹ, tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm.
Diệu Vy
Nguồn: nongnghiep.vn
Đà điểu là giống chim hoang dã, có sức đề kháng tốt, ít bị bệnh, thích nghi với điều kiện khí hậu thời tiết khắc nghiệt, đem lại giá trị kinh tế cao. Thịt đà điểu có lợi cho sức khỏe con người vì là loại thịt màu đỏ, nhiều nạc, ít mỡ, lượng cholesterol thấp và hàm lượng protein tương đương với các loại thịt gà, bò. Thịt đà điểu được đánh giá ngon hơn thịt bò bởi có vị thơm ngon, không có mùi gây như thịt bò, mềm hơn, không dai, không bở và có thể chế biến được nhiều món như xào, nướng, luộc, hấp…
- chăn nuôi đà điểu li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất