Khởi nghiệp từ làng nuôi chim cút Hố Nai với khoảng 700 con ban đầu, đến nay, trang trại cút Hưng Thịnh đặt tại xã Thiện Tân (H.Vĩnh Cửu) thuộc Công ty TNHH Vương Gia Hưng Thịnh (P.Hố Nai, TP.Biên Hòa) đã phát triển tổng đàn lên hơn 450 ngàn con, trở thành trang trại nuôi chim cút lớn nhất Việt Nam.
- Ích lợi tự nhiên của trứng cút
- “Vua trứng cút” miền Tây bán trứng cút cho Nhật, thu 1 tỷ/tháng
- Tham gia chuỗi sản xuất trứng cút sạch XK sang Nhật
Với tiêu chí sản xuất an toàn, không để xảy ra dịch bệnh, doanh nghiệp (DN) đã có bước đột phá khi xuất khẩu thành công trứng cút ăn liền qua thị trường khó tính Nhật Bản.
Gần 30 năm nuôi cút lấy trứng
Khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn so với các ngành nghề khác, bởi đòi hỏi nguồn vốn lớn, thị trường liên tục thay đổi. Để có được quy mô tổng đàn và thành quả như hiện nay, anh Phạm Văn Thịnh đã trải qua quá trình khởi nghiệp không ít chông gai, nhiều lúc tưởng chừng không vượt qua nổi.
Anh Phạm Văn Thịnh kiểm tra sản phẩm trứng cút trong chuồng trại được nuôi khép kín. Ảnh: V.Gia
Theo anh Thịnh, khu vực Hố Nai trước đây có khá nhiều gia đình nuôi chim cút nên khu vực này thường được gọi là “làng cút”. Cũng giống như những gia đình khác, gia đình anh Thịnh bắt tay vào chăn nuôi với quy mô đàn ban đầu chỉ khoảng 700 con, sau đó phát triển tổng đàn lên được khoảng 100 ngàn con. Buổi ban đầu, quy mô còn nhỏ, hằng ngày, anh em Thịnh thay phiên nhau rửa máng nước, trộn thức ăn, cho cút ăn, nhặt trứng… Dần dần, đàn cút phát triển, số lượng trứng cung ứng ra thị trường nhiều hơn, gia đình sống hoàn toàn nhờ vào nguồn thu nhập từ con cút.
“Người tính cũng không bằng trời tính”, năm 2003, dịch cúm gia cầm ập đến. Cơn đại dịch quét qua “làng cút” khiến nhiều nông dân trắng tay.
“Trại cút của tôi với hàng ngàn cút mái và trứng bị cuốn phăng, cút nhiễm bệnh buộc trang trại phải tổ chức tiêu hủy toàn bộ, mất sạch cả vốn. Cơ nghiệp thời điểm ấy là rất lớn, người nuôi cút trong vùng cũng lao đao như chúng tôi. Cú sốc đó khiến tôi và gia đình gần như suy sụp, cứ ngỡ như sẽ không thể hồi phục lại được” – anh Thịnh chia sẻ.
Khi cơn đại dịch đi qua, cùng với đó là yêu cầu buộc các ngành nghề chăn nuôi phải di chuyển ra khỏi địa bàn dân cư nên khó khăn lại càng nhân lên bởi cần vốn để xây dựng lại trại. Tuy vậy, không nản chí, anh Thịnh bắt đầu mày mò tìm hiểu quy trình chăn nuôi khép kín, áp dụng chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học để từ đó định hướng xuất khẩu sản phẩm.
Nói thì dễ, nhưng khi bắt tay vào thực hiện trang trại cũng gặp rất nhiều khó khăn, nhất là buổi ban đầu chưa có kinh nghiệm làm chăn nuôi an toàn sinh học, nên vừa phải làm vừa phải học, bởi nếu để xảy ra dịch một lần nữa thì mọi công sức cũng như vốn liếng sẽ không còn.
Mỗi ngày trang trại chim cút thu về khoảng 1 triệu trứng. Ảnh: Tuệ Mẫn, Báo DânViệt
Rút bài học kinh nghiệm là phải đảm bảo không để dịch bệnh xâm nhập vào chuồng trại, nỗ lực dần dần, đầu tư từng bước, trang trại cút của anh Thịnh là trại đầu tiên tại tỉnh Đồng Nai áp dụng hệ thống chuồng lạnh, khép kín. Trang trại chim cút Hưng Thịnh đã xây dựng thương hiệu với tiêu chí xuyên suốt: sạch bệnh và an toàn. Chính yếu tố này đã và đang giúp công ty gặt hái thành công. Hiện trang trại có diện tích rộng 3,5ha tại xã Thiện Tân, H.Vĩnh Cửu với 10 trại cút và cơ sở chế biến trứng cút. Tổng đàn cút mà DN luôn duy trì ổn định khoảng 450 ngàn con, đây được xem là trang trại cút lớn nhất Việt Nam.
Công nhân đóng gói sản phẩm trứng cút ăn liền để cung ứng ra thị trường
Không chỉ xây dựng được trại nuôi chim cút lấy trứng quy mô lớn mà anh Thịnh còn hợp tác với người nuôi chim cút với 30 cơ sở vệ tinh. Tại các cơ sở này, DN bao tiêu sản phẩm, cung ứng thức ăn, kỹ thuật nuôi chim để có thể đạt hiệu quả cao. Mỗi ngày trung bình DN nhập hàng của các trại trên 700 ngàn trứng cút. Nguồn trứng cút nói trên được công ty cung ứng rộng khắp cả nước thông qua hệ thống chợ cũng như các siêu thị bán lẻ…
* Nâng chất sản phẩm để xuất khẩu sang Nhật Bản
Dịch bệnh, giá cả bấp bênh là nguyên nhân thôi thúc vị giám đốc trẻ quyết tâm sản xuất trứng cút theo hướng sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm với mục tiêu tìm kiếm thị trường xuất khẩu. Để có thể xuất khẩu mặt hàng trứng cút vào thị trường khó tính như Nhật Bản, anh Thịnh đã nghiên cứu và hoàn thiện quy trình chăn nuôi của mình. Cám được đặt sản xuất riêng tại những DN lớn, có uy tín theo công thức, tỷ lệ và hàm lượng dinh dưỡng của trạng trại.
Anh Thịnh cho biết, từ khi cút giống mới nở ra cho đến khi đẻ trứng thì thời gian nuôi mất khoảng 45 ngày. Không giống như các loại gia cầm khác như gà, vịt, đến nay chim cút chưa có vaccine phòng bệnh. Do vậy, làm sao để điều chỉnh được nhiệt độ là cách tốt nhất để con cút thích nghi được với quy trình chăn nuôi khép kín.
Để sản phẩm trứng cút ăn liền xuất khẩu được vào thị trường Nhật Bản, anh Thịnh đã kiên trì đàm phán với đối tác suốt 4 năm, từ năm 2018 đến đầu năm 2022. Theo đó, ngoài việc đáp ứng các yêu cầu khắt khe về an toàn dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm thì điều cần thiết là kiên trì trong đàm phán với đối tác.
“Thị trường Nhật Bản luôn nổi tiếng về độ khắt khe trong khâu an toàn vệ sinh thực phẩm, tồn dư kháng sinh. Để đáp ứng yêu cầu xuất khẩu, phía đối tác đã sang tận trang trại để xem mình có đủ quy mô, năng lực, quy trình chăn nuôi khép kín… sau đó mới tiếp tục quay lại đàm phán” – anh Thịnh cho biết thêm.
Trứng cút ăn liền mà Công ty TNHH Vương Gia Hưng Thịnh xuất khẩu sang Nhật Bản hoàn toàn được chế biến từ chính sản phẩm trong trang trại của DN. Đó là một quy trình khép kín từ chăn nuôi cho đến sản phẩm cuối cùng. Hiện mỗi tháng, DN này xuất khẩu trực tiếp đi Nhật Bản khoảng 4 container trứng cút ăn liền. Ngoài ra có khoảng 10 container được xuất khẩu đi Mỹ và Đài Loan thông qua các đối tác khác.
Ngoài trứng cút ăn liền, Công ty TNHH Vương Gia Hưng Thịnh còn cung cấp trứng cút tươi cho thị trường trong nước thông qua hệ thống các siêu thị. Đặc biệt, 2 sản phẩm trứng cút ăn liền và trứng cút tươi của DN Vương Gia Hưng Thịnh vừa được Đồng Nai công nhận là sản phẩm OCOP (chương trình Mỗi xã một sản phẩm) 4 sao của tỉnh trong đợt đánh giá lần 1-2022.
Văn Gia
Báo Đồng Nai
- giá trứng cút li>
- trứng cút li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
xin cho hỏi.
quy cty có trứng chim cút đồ lon được xuất khẩu kg?
mong muốn có phản hồi sớm.
Chân thành cảm ơn.
Trân trọng