[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Đối với heo nái, trong lượng cơ thể trung bình được quyết định bởi yếu tố di truyền nhưng về điểm thể trạng thì được quyết định bởi yếu dinh dưỡng. Để đạt được điểm thể trạng cân đối chúng ta cần cung cấp đủ mức năng lượng mà heo nái cần cho việc duy trì và sản xuất.
Trong điều kiện thực tế, nhu cầu cần thiết của một heo nái mang thai chỉ từ 2-3 kg thức ăn mỗi ngày. Số lượng chính xác sẽ phụ thuộc vào hàm lượng năng lượng trong thức ăn và trọng lượng cơ thể của heo nái trung bình mỗi trại. Trong khi đó, một heo nái đang cho con bú có 12 heo con cần ít nhất 2+ 12 x 0,5 = 8 kg thức ăn. Tuy nhiên, heo nái ít khi đạt được mức ăn cao như vậy, và đây cũng là một trong những lý do chúng đốt cháy mỡ và cơ trong cơ thể để sản xuất sữa. Do đó, tăng lượng thức ăn ăn vào trong thời kỳ nuôi con là có lợi cho năng suất sinh sản của heo nái. Heo nái mất đi tối thiểu lượng mỡ thừa và protein trong cơ thể vào thời gian nuôi con sẽ làm giảm thời gian động dục trở lại sau cai sữa. Ngoài ra, kích thước lứa đẻ sau có xu hướng lớn hơn tùy thuộc vào tình trạng của nái. Để duy trì được điều này, nhà dinh dưỡng – nhà chăn nuôi phải đảm bảo cung cấp đủ lượng thức ăn ăn vào cho heo nái. Hiểu được điều đó Nor-Feed mang đến một giải pháp hoàn toàn từ tự nhiên được chiết xuất từ hạt mầm cỏ cây cà ri (Fenugreek) giúp tăng độ ngon miệng, kích thích lượng thức ăn ăn vào trên heo nái.
Hiểu về mầm cỏ cà ri (Fenugreek)
Fenugreek (Trigonella foenum-graecum) là một loài thực vật thuộc họ Fabaceae chủ yếu được trồng ở Ấn Độ và một số nước khác trên thế giới. Hạt và lá thường được sử dụng làm cây thuốc, nguyên liệu thực phẩm và chất điều vị trong dinh dưỡng người và động vật.
Hạt mầm cỏ cà ri chứa hai hoạt chất chính: Đầu tiên là Sotolon, một hợp chất thơm rất mạnh, ngay cả ở liều lượng thấp chúng vẫn có tác động đến nhận thức của vật nuôi về thức ăn (mùi và vị). Tuy nhiên, độ ngon miệng không chỉ là vấn đề về hương vị. Yếu tố thức ăn ưa thích của vật nuôi có thể kể đến hai điểm: cảm quan và hiệu quả về sự trao đổi chất trong hệ tiêu hóa. Thành phần thứ hai saponin steroid trong hạt mầm cỏ cà ri sẽ cải thiện sự trao đổi chất từ đó kích thích lượng thức ăn ăn vào. Bằng cách kết hợp mùi, vị, kết cấu và hiệu quả sau khi ăn vào, thức ăn sẽ được tăng tính dẫn dụ, độ ngon miệng đồng thời vật nuôi sẽ học được cách nhận biết và ghi nhớ khẩu phần ăn một cách tích cực.
Quản lý dinh dưỡng từ khi mang thai đến cuối giai đoạn nuôi con là rất quan trọng để giúp heo nái đạt và duy trì được năng suất heo nái tối ưu, lứa đẻ khỏe mạnh. Bổ sung mầm hạt cỏ cà ri trong khẩu phần ăn của vật nuôi được ghi nhận là giúp tăng lượng thức ăn ăn vào và nâng cao trọng lượng cơ thể. Khẩu phần ăn heo nái mang thai và nuôi con có chứa chiết xuất hạt mầm cỏ cà ri cho thấy có sự cải thiện trọng lượng trung bình hằng ngày heo con.
Cotyl M cải thiện lượng thức ăn ăn vào trên heo nái và nâng cao năng suất lứa đẻ.
Với những lợi ích đó từ mầm hạt cỏ cà ri, Nor Feed đã phát triển ra sản phẩm Cotyl M được chiết xuất 100% từ hạt mầm cỏ cà ri, chứa hoạt chất saponin được chuẩn hóa và sotolon. Để chứng minh hiệu quả của sản phẩm trên về việc giúp tăng tính ngon miệng, cải thiện lượng thức ăn ăn vào, Nor- Feed đã tiến hành một thử nghiệm tại trại thực nghiệm ở Pháp.
100 Heo nái ((LDxLW)xPietrain)) được chia thành 2 nhóm:
Nhóm đối chứng (n=50): Khẩu phần tiêu chuẩn.
Nhóm Cotyl (n=50): Nhóm đối chứng + 2kg Cotyl M /tấn thức ăn.
Đặc điểm thức ăn: Thức ăn khô được phân phối nhờ hệ thống tự động ad-libitum (Acemo).
Thức ăn mang thai: Khẩu phần ăn từ lúa mạch, 12.5% protein, năng lượng thuần 9.5 MJ.
Thức ăn nuôi con: Khẩu phần ăn từ lúa mì, lúa mạch, ngô, 16 % protein năng lượng thuần 10.5 MJ.
Mỗi nhóm sẽ được đồng nhất dựa trên lứa đẻ, trọng lượng và số lượng heo con được sinh ra.
Thử nghiệm được bắt đầu khi heo nái đến giai đoạn đẻ (9 ngày trước khi đẻ) và trong suốt giai đoạn nuôi con (21 ngày): Tổng số ngày thử nghiệm 30 ngày.
Kết quả thử nghiệm:
Chỉ tiêu |
Nhóm đối chứng |
Nhóm Cotyl M |
Khác biệt |
P-Value |
Lượng thức ăn ăn vào trung bình (kg/ngày/nái) |
5.86 |
6.17 |
+5.3% |
0.05 |
ADG từ khi đẻ đến cai sữa (kg/ngày/lứa đẻ) |
3.028 |
3.126 |
+3.2% |
0.31 |
Lượng ăn vào gia tăng giúp cho heo nái tăng việc sản xuất nhiều sữa hơn và do đó cải thiện ADG lứa đẻ, trong cả hai lô.
Kết luận.
Kết quả thu được từ thử nghiệm cho thấy việc bổ sung Cotyl M giúp góp phần làm tăng đáng kể lượng thức ăn ăn vào và do đó cải thiện tốc độ tăng trưởng của heo con trong thời kỳ cho con bú.
NOR-FEED VIỆT NAM
www.norfeed.net
Liên hệ kinh doanh: Mr. Niên (+84) 362 431 352
- norfeed li>
- cỏ cà ri nguyên hạt li>
- Fenugreek li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất