Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, dự thảo Nghị định về chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại đang đưa ra nhiều quy định đặt thêm các rào cản gia nhập thị trường, thủ tục hành chính, giấy phép ‘con’, có thể cản trở việc phát triển kinh tế trang trại tại Việt Nam.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo Nghị định về chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, và VCCI là một trong những tổ chức đã gửi góp ý dựa trên việc thu thập, lắng nghe phản hồi từ các đơn vị, doanh nghiệp về chính sách đang trong giai đoạn soạn thảo này.
Nhiều ý kiến lo lắng về sự cản trở của dự thảo chính sách phát triển kinh tế trang trại. Ảnh minh họa là công nhân làm việc tại một trang trại hoa ở Lâm Đồng. Ảnh: LV
Mặc dù nghị định có tên là chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại nông nghiệp, nhưng theo các góp ý, nội dung của dự thảo không chỉ bao gồm chính sách ưu đãi, hỗ trợ mà còn có cả các quy định quản lý.
Trong đó, nhiều quy định được cho là đặt thêm các rào cản gia nhập thị trường, thủ tục hành chính, “giấy phép con”, nghĩa vụ báo cáo cho hoạt động kinh tế trang trại… Các quy định này được dự báo sẽ làm tăng chi phí tuân thủ và rủi ro pháp lý, có thể cản trở việc phát triển kinh tế trang trại tại Việt Nam.
Do đó, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc việc có một chương về quản lý nhà nước đối với kinh tế trang trại. Đặc biệt là các vấn đề mang tính giấy phép, thủ tục, báo cáo.
Dự thảo quy định các trường hợp các hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp phải lập, thẩm định và xin phê duyệt dự án kinh tế trang trại. Nếu đủ điều kiện và thành phần hồ sơ thì UBND cấp huyện sẽ ban hành quyết định phê duyệt dự án kinh tế trang trại, quy định này được góp ý là trái luật và không cần thiết.
Cụ thể, đơn vị phản biện giải thích, quy định này là một dạng điều kiện đầu tư kinh doanh được quy định tại Điều 7 của Luật Đầu tư. Tuy nhiên, trong các ngành nghề kinh tế trang trại, chỉ có chăn nuôi và kinh doanh thủy sản được quy định tại Phụ lục 4 của Luật Đầu tư – Mục 167. Trong đó nuôi trồng thủy sản chỉ áp dụng đối với nuôi lồng bè và thủy sản chủ lực (cá tra, tôm sú, tôm thẻ chân trắng).
Các ngành nghề như trồng trọt, lâm nghiệp, làm muối, và nuôi trồng thủy sản khác không thuộc danh mục Phụ lục 4 của Luật Đầu tư. Vì thế, VCCI đề xuất các cá nhân, tổ chức không cần đáp ứng các điều kiện đầu tư kinh doanh cũng như không phải xin phép trước khi thực hiện ở bất kỳ quy mô nào.
Đối với các trang trại chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản lồng bè, chủ lực thì giấy phép này này sẽ chồng chéo với các loại giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư kinh doanh đã có trong pháp luật về chăn nuôi, thủy sản.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng được đề nghị bãi bỏ quy định về việc phải lập, thẩm định và phê duyệt dự án kinh tế trang trại.
Bên cạnh đó dự thảo quy định về nghĩa vụ kê khai thông tin của các chủ trang trại lần đầu và hằng năm. VCCI cho rằng việc này sẽ đặt thêm nghĩa vụ pháp lý cho các trang trại và đi kèm với đó sẽ là các quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với các trang trại không hoặc chậm thực hiện việc kê khai.
Quy định này được suy đoán là nhằm cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định của các cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, cách thức thu thập thông tin này tiện cho các cơ quan nhà nước và đẩy cái khó về cho người dân. Với tinh thần khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, cơ quan soạn thảo chính sách cần điều chỉnh phương thức thu thập thông tin theo hướng cán bộ nông nghiệp cấp xã, huyện chủ động liên hệ với chủ trang trại (qua điện thoại hoặc gặp trực tiếp) để thu thập thông tin. Phương pháp triển khai có thể áp dụng Điều 30.1.b, Điều 30.2.a và các quy định khác của Luật Thống kê.
Dự thảo quy định trang trại muốn được hỗ trợ phải có giấy chứng nhận kinh tế trang trại. Quy định như vậy sẽ dẫn đến tình trạng các trang trại muốn được hỗ trợ phải làm thủ tục xếp hàng – tức là phải đợi làm xong thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại rồi lại làm tiếp thủ tục xin hỗ trợ.
Việc này sẽ làm kéo dài thời gian, tăng tính phức tạp của thủ tục hành chính và sẽ làm giảm tỷ lệ trang trại thuộc diện được hỗ trợ nhưng không thực hiện vì vướng mắc về thủ tục hành chính. Do đó, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo quy định theo hướng trang trại có thể làm trực tiếp thủ tục xin hỗ trợ mà không cần phải đăng ký trang trại, miễn là vẫn đáp ứng các điều kiện về trang trại.
Vân Ly
Kinh tế Sài Gòn Online
- giấy phép con li>
- kinh tế trang trại li>
- VCCI li>
- trang trại li>
- Dự thảo li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất