Với gần 19.000 trang trại nông nghiệp trong cả nước, để thúc đẩy phát triển thì đòi hỏi cần có “cú hích” về mặt chính sách, tạo khung khổ pháp lý đầy đủ và thuận lợi. Trong khi đó, Dự thảo “Nghị định về chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại” được cho là có nhiều quy định đặt thêm các rào cản gia nhập thị trường, thủ tục hành chính, giấy phép “con”.
- Những e ngại về ‘giấy phép con’ của dự thảo chính sách khuyến khích kinh tế trang trại
- Quy định mới về tiêu chí kinh tế trang trại
- Trung tâm Khuyến nông Đắk Lắk: Tập huấn kinh tế trang trại cho Khuyến nông viên cơ sở
Theo ước tính cả nước hiện có gần 19.000 trang trại đạt tiêu chí quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT). Diện tích đất bình quân của các trang trại là 3,52 ha/trang trại. Tổng giá trị sản xuất bình quân của kinh tế trang trại hồi năm 2021 đạt 3.513 triệu đồng/năm.
Muốn hỗ trợ phải “xin-cho”
Trong số các trang trại nông nghiệp, trang trại chăn nuôi chiếm tỷ lệ lớn nhất (chiếm 62,3%), tiếp đến là trồng trọt (18,3%). Các trang trại tập trung nhiều ở vùng Đông Nam Bộ (bình quân 605 trang trại/tỉnh), Đồng bằng sông Hồng (bình quân 554 trang trại/tỉnh), Tây Nguyên (bình quân 433 trang trại/tỉnh).
Để thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại đòi hỏi cần có “cú hích” về mặt chính sách thay vì đặt thêm các quy định tạo rào cản gia nhập thị trường, giấy phép “con”.
Để thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại trong thời gian tới đòi hỏi cần có “cú hích” về mặt chính sách, tạo khung khổ pháp lý đầy đủ và thuận lợi, hệ thống hoá cơ chế, cũng như tháo gỡ các “rào cản”, tránh những vướng mắc trong hoạt động.
Tuy nhiên, trong Dự thảo “Nghị định về chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại” đang được Bộ NN&PTNT đưa ra lấy ý kiến vẫn đọng lại không ít băn khoăn từ những quy định bất hợp lý.
Chẳng hạn như trong chính sách hỗ trợ, điều 15.1.c của Dự thảo quy định trang trại muốn được hỗ trợ phải có giấy chứng nhận kinh tế trang trại. Quy định như vậy được cho là sẽ dẫn đến tình trạng các trang trại muốn được hỗ trợ phải làm thủ tục xếp hàng, tức là phải đợi làm xong thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại rồi lại làm tiếp thủ tục xin hỗ trợ.
Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), điều này sẽ làm kéo dài thời gian, tăng tính phức tạp của thủ tục hành chính và sẽ làm giảm tỷ lệ trang trại thuộc diện được hỗ trợ nhưng không thực hiện vì vướng mắc về thủ tục hành chính.
Bên cạnh đó, ở điều 15.2.c của Dự thảo quy định theo hướng: Trong trường hợp có nhiều trang trại đề nghị hỗ trợ thì ưu tiên các trang trại sản xuất quy mô lớn có hiệu quả trong nhiều năm; sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng an toàn, hữu cơ; ứng dụng công nghệ cao; có liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ theo chuỗi giá trị.
Theo VCCI, đây đều là các chỉ tiêu chung chung, định tính và chắc chắn sẽ dẫn đến cơ chế “xin-cho”, thậm chí là nguy cơ tham nhũng tiêu cực trong quá trình áp dụng.
Hơn thế nữa, tại Điều 16 của Dự thảo thiết kế thủ tục hỗ trợ theo 11 bước được cho là trình tự thủ tục quá dài, đầy rủi ro cho các chủ trang trại và trao quyền tuỳ nghi quá lớn cho các cơ quan nhà nước.
Giới phân tích cho rằng đứng từ góc độ chủ trang trại, khi phải thực hiện quá nhiều thủ tục, thời gian kéo dài, chờ đợi nhiều cơ quan cho ý kiến quyết định và có thể bị chậm trễ, gây khó dễ hoặc bị từ chối ở bất kỳ khâu nào, sẽ có rất ít chủ trang trại muốn tham gia.
Thêm các rào cản gia nhập thị trường
Ngoài ra, góp ý mới đây về Dự thảo này, liên quan đến quy định Quản lý Nhà nước đối với kinh tế trang trại (tại Chương III), VCCI lưu ý có nhiều quy định đặt thêm các rào cản gia nhập thị trường, thủ tục hành chính, giấy phép “con”, nghĩa vụ báo cáo cho hoạt động kinh tế trang trại.
Các quy định này dự báo sẽ làm tăng chi phí tuân thủ và rủi ro pháp lý, có thể cản trở việc phát triển kinh tế trang trại tại Việt Nam. Do đó, VCCI đề nghị cân nhắc việc có một chương về quản lý nhà nước đối với kinh tế trang trại, đặc biệt là các vấn đề mang tính giấy phép, thủ tục, báo cáo.
Đơn cử tại điều 9.1 của Dự thảo quy định các trường hợp các hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp phải lập, thẩm định và xin phê duyệt dự án kinh tế trang trại. Nếu đủ điều kiện và thành phần hồ sơ thì UBND cấp huyện sẽ ban hành Quyết định phê duyệt dự án kinh tế trang trại. Quy định này theo VCCI là trái luật và không cần thiết.
Quy định này là một dạng điều kiện đầu tư kinh doanh được quy định tại Điều 7 của Luật Đầu tư. Tuy nhiên, trong các ngành nghề kinh tế trang trại, chỉ có chăn nuôi và kinh doanh thuỷ sản được quy định tại Phụ lục 4 của Luật Đầu tư – Mục 167, trong đó nuôi trồng thuỷ sản chỉ áp dụng đối với nuôi lồng bè và thuỷ sản chủ lực (cá tra, tôm sú, tôm thẻ chân trắng).
Các ngành nghề như trồng trọt, lâm nghiệp, làm muối, và nuôi trồng thuỷ sản khác không thuộc danh mục Phụ lục 4 của Luật Đầu tư và vì thế các cá nhân, tổ chức không cần đáp ứng các điều kiện đầu tư kinh doanh cũng như không phải xin phép trước khi thực hiện ở bất kỳ quy mô nào.
“Đối với các trang trại chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản lồng bè, chủ lực thì giấy phép này sẽ chồng chéo với các loại giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư kinh doanh đã có trong pháp luật về chăn nuôi, thuỷ sản”, phía VCCI lưu ý.
Không chỉ vậy, tờ trình của Dự thảo chưa thuyết minh rõ lý do vì sao cần có thủ tục lập, thẩm định và phê duyệt dự án kinh tế trang trại. Nhất là chưa làm rõ việc một cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp ở quy mô trang trại thì ảnh hưởng như thế nào đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khoẻ cộng đồng đến mức Nhà nước cần phải cấp phép.
Ngoài ra, trong Dự thảo này cần phải kể thêm những quy định bất cập, như quy định về đất đai, xây dựng có thể nảy sinh vấn đề mâu thuẫn giữa các văn bản pháp luật; quy định kê khai thông tin và chế độ báo cáo được cho là tiện cho các cơ quan nhà nước và đẩy cái khó về cho người dân.
Tóm lại, việc có nghị định nhằm quy định đầy đủ, thống nhất chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại là điều cần làm. Tuy nhiên, thay vì “tiếp sức” từ khâu chính sách thì cũng nên tránh để những người làm kinh tế trang trại thêm mối âu lo nếu như có những quy định mới bất hợp lý gây khó khăn cho hoạt động của họ.
Thế Vinh
Nguồn tin: VNBusiness
- kinh tế trang trại li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất