Trung tâm Khuyến nông tỉnh Kiên Giang triển khai mô hình áp dụng quy trình kỹ thuật nuôi gà ô tía thương phẩm theo hướng an toàn sinh học.
Mới đây, tại ấp Thạnh Đông, xã Phong Đông, huyện Vĩnh Thuận (Kiên Giang), Trung tâm Khuyến nông tỉnh Kiên Giang cùng Trạm Khuyến nông huyện Vĩnh Thuận phối hợp chính quyền địa phương đã tổ chức hội thảo đánh giá kết quả áp dụng quy trình kỹ thuật nuôi gà ô tía thương phẩm theo hướng an toàn sinh học thuộc chương trình phát triển chăn nuôi gia cầm năm 2022.
Mô hình được triển khai 3 điểm tại 2 xã Phong Đông và Vĩnh Bình Bắc với số lượng 200 con/điểm. Thời gian nhận giống và vật tư ngày 13/7/2022. Nông dân trước khi tham gia mô hình được tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ tiền con giống và vật tư.
Kết quả mô hình cho thấy tỷ lệ gà ô tía nuôi sống đến 4 tuần tuổi đạt 83,6%, hao hụt 98 con (chủ yếu trong giai đoạn úm), nguyên nhân hao hụt do gà bị nhiễm Ecoli tiêu chảy ghép bệnh thương hàn. Tỷ lệ nuôi sống từ 4 tuần tuổi đến hiện tại đạt 83,6%, trong giai đoạn này gà không bị hao hụt.
Gà ô tía là có chất lượng thịt thơm ngon, được thị trường rất ưa chuộng. Ảnh: Diễm Trang.
Trong suốt quá trình nuôi, nông dân thực hiện cơ bản đạt các yêu cầu kỹ thuật chăm sóc về thức ăn, nước uống cho gà. Trong giai đoạn 4 tuần tuổi, trọng lượng gà phát triển tương đối đồng đều (320 – 350gram); giai đoạn từ 8 tuần tuổi trở lên, khi hết thức ăn do Trung tâm hỗ trợ, các hộ tự đầu tư thức ăn cho gà và chuyển dần tập ăn lúa nên có sự chênh lệnh về trọng lượng, trọng lượng gà lớn nhất 1,5kg/con, trọng lượng thấp nhất là 1,3kg/con.
Sau 10 tuần tham gia mô hình, theo hạch toán sơ bộ, lợi nhuận bình quân đạt gần 6,2 triệu đồng/hộ, hộ có lợi nhuận cao nhất đạt hơn 7,2 triệu đồng, hộ có lợi nhận thấp nhất là gần 5,5 triệu đồng. Với tốc độ tăng trọng như hiện tại, giá trị lợi nhận của các hộ thực hiện mô hình còn tăng cao trong thời gian tới.
Qua theo dõi một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của mô hình nuôi gà nòi ô tía thương phẩm theo hướng an toàn sinh học cho thấy, giống gà này thích nghi tốt với điều kiện địa phương. Trong thời gian chăm sóc nuôi dưỡng đàn gà, hộ tham gia mô hình áp dụng đúng quy trình kỹ thuật cho từng giai đoạn. Mô hình tạo việc làm cho nông dân lúc nông nhàn, tận dụng nguồn thức ăn sẵn tại địa phương, chi phí đầu tư phù hợp, góp phần tăng thu nhập cho người chăn nuôi.
Mục đích của mô hình là hướng dẫn người chăn nuôi việc mua con giống tốt tại cơ sở uy tính, chất lượng, có kiểm dịch động vật; sử dụng những chế phẩm sinh học trong quy trình kỹ thuật chăn nuôi gia cầm theo hướng an toàn sinh học, tạo nguồn sản phẩm an toàn, chất lượng cao để cung cấp cho người tiêu dùng…
Khó khăn hiện nay là tình hình dịch bệnh gia cầm vẫn diễn biến phức tạp, giá thức ăn chăn nuôi tăng cao nên người dân chưa mạnh dạn đầu tư chăn nuôi. Bên cạnh đó, nông dân có tập quán chăn nuôi chủ yếu là tận dụng, thả lan, nuôi nhỏ lẻ và giá bán sản phẩm không ổn định nên quá trình chọn hộ nuôi gặp nhiều khó khăn. Thời tiết diễn biến bất thường khiến gà dễ nhiễm bệnh…
Diễm Trang
Nông Nghiệp
- gà ô tía li> ul>
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất