[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Sofitel Saigon Plaza, một thành viên của tập đoàn khách sạn nghỉ dưỡng quốc tế, hoàn thành mục tiêu sử dụng 100% trứng gà nhân đạo.
- Ngành trứng gia cầm toàn cầu: Triển vọng kinh tế đáng ngạc nhiên trong năm 2022
- Ngành trứng gia cầm Việt Nam: Long đong con gà, quả trứng
- Ngành trứng gia cầm: Cần thiết phải “hãm phanh”!?
Khu nuôi không sử dụng chuồng lồng – gà được tự do thoả mái thể hiện tập tính tự nhiên như nghỉ ngơi trên sào đậu, tắm bụi, và tìm ổ đẻ.
Ngày 14/10/2022, tại TP Hồ Chí Minh, Humane Society International (HSI) – một tổ chức phi chính phủ hoạt động với tôn chỉ vì phúc lợi của tất cả các loài động vật, trong đó có cả động vật trang trại, hoan ngênh những nỗ lực của Sofitel Saigon Plaza, thành viên của tập đoàn khách sạn quốc tế Accor, đã chuyển đổi sang sử dụng 100% trứng gà nhân đạo (cage-free) trong chuỗi cung ứng.
Tập đoàn Accor đã có cam kết sẽ loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng trứng gà nuôi nhốt bằng chuồng lồng trong chuỗi cung ứng thực phẩm trên thị trường châu Âu trong năm 2020 và những thị trường còn lại năm 2024, bao gồm Việt Nam.
Tập đoàn Accor đã bắt đầu hợp tác với HSI kể từ năm 2016, tại Việt Nam, chúng tôi bắt đầu hợp tác trong thời gian đại dịch COVID-19 khi toàn bộ thành phố Hồ Chí Minh bị phong toả. Mặc dù gặp nhiều thách thức khi hầu hết hoạt động kinh doanh bị đình trệ, cả hai bên đã cùng đồng ý xây dựng kế hoạch thực thi chính sách cam kết chỉ sử dụng trứng gà nhân đạo. Khách sạn làm việc với nhà cung cấp được chứng nhận bởi Humane Farm Animal Care (HFAC)- tạm dịch là chương trình chứng nhận chăn nuôi nhân đạo – tại thành phố Hồ Chí Minh. Tiếp đó, ban lãnh đạo của khách sạn thực hiện chuyến thăm nhà máy và trang trại nuôi theo chương trình chứng nhận nhân đạo HFAC. Chuyến thăm đã cung cấp cho đại diện khách sạn cái nhìn trực tiếp về sự thay đổi phúc lợi cao hơn cho gà đẻ được chăn nuôi trong môi trường không sử dụng lồng nhốt.
Trong chuyến thăm trại, Ông Mario Mendis, Tổng Quản lý khách sạn đã có thể quan sát đàn gà, chúng được thể hiện hành vi tập tính tự nhiên của chúng, có thể dang cánh và tự do đi lại trong chuồng.
Ông Mendis chia sẻ: “Tôi đã tận mắt chứng kiến gà đẻ có được sự tự do để làm những điều chúng muốn. Chúng được tự do đi lại, bay nhảy, tương tác đàn và tất nhiên được tiếp cận ổ đẻ. Đây là những điều mà tập đoàn, sáng kiến của Accor’s Planet 21, quan tâm: Thực phẩm lành mạnh và bền vững – Cam kết phúc lợi động vật”.
Ngược lại, trong các hệ thống nuôi nhốt gà đẻ trong không gian chật hẹp, mỗi con gà có không gian sống với diện tích chỉ bằng một tờ giấy A4. Những con gà đẻ nuôi trong những hệ thống chuồng này tất nhiên không được sải cánh hay đi lại tự do.
Ổ đẻ – Hành vi bản năng rất quan trong trên gà đẻ.
Bà Lê Thị Hằng, quản lý chương trình động vật trang trại Khu vực Đông Nam Á của HSI chia sẻ: “Việc Sofitel Saigon Plaza thành công thực thi chính sách toàn cầu của tập đoàn tại Việt Nam đã truyền cảm hứng cho nhiều công ty đa quốc gia khác cũng có cam kết toàn cầu và đang hoạt động tại Việt Nam tham gia thực thi chuyển đổi sang sử dụng trứng gà nhân đạo. Để các loài động vật được đối xử tốt hơn cần sự hợp tác và chung sức của cả người tiêu dùng, các doanh nghiệp và nhà cung ứng, và tôi khuyến khích doanh nghiệp đã ban hành chính sách hãy nhanh chóng thực thi cam kết này”.
Tắm bụi – Tập tính tự nhiên xã hội yêu thích của loài gà
“Việc nuôi nhốt gà đẻ trong các lồng nhốt chật hẹp thật sự rất tàn nhẫn và ngược đãi động vật. Đó chính là nguyên nhân Tập đoàn Accor có cam kết chuyển sang sử dụng trứng từ những nhà cung cấp tuân thủ theo chương trình trình chăn nuôi nhân đạo. Chúng tôi đã có những sáng kiến để giải quyết vấn đề chi phí gia tăng, như ký hợp đồng dài hạn với nhà cung ứng, loại bỏ chi phí đóng gói không cần thiết và đảm bảo khách hàng biết được tại sao chúng tôi lại quan tâm đến phúc lợi động vật. Chúng tôi tin rằng khách hàng và cộng đồng sẽ ghi nhận những sáng kiến này bởi đây là những điều mà chúng ta cần phải làm. Chúng tôi cũng khuyến khích những tập đoàn khách sạn và cả ngành thực phẩm cùng đồng hành”, ông Mendis chia sẻ thêm.
Nghỉ ngơi trên sào đậu
Phương pháp tiếp cận của HSI dựa trên cơ sở khoa học và sự hợp tác. Chương trình bảo vệ và cải thiện phúc lợi động vật trang trại hợp tác với các công ty để hỗ trợ việc chuyển đổi từ hệ thống nuôi nhốt sang hệ thống chuồng trại không sử dụng chuồng lồng. HSI cung cấp nhiều sự hỗ trợ cho những doanh nghiệp như Sofitel Saigon Plaza, bao gồm kết nối và thăm trang trại, giáo dục nâng cao nhận thức khách hàng và tổ chức toạ đàm – hội thảo dành cho doanh nghiệp.
Như một trong những nỗ lực mà HSI đã cam kết, ngày 30 tháng 11 năm 2022, Tổ chức HSI phối hợp với trung tâm Khuyến nông quốc gia Việt Nam tổ chức sự kiện: Phúc lợi động vật – Doanh nghiệp và nhà sản xuất. Sự kiện này sẽ được tổ chức tại khách sạn Sofitel Sài Gòn Plaza. Để đăng kí tham dự, vui lòng liên hệ Trần Chiêu An, quản lí chương trình Động vật trang trại Việt Nam qua email [email protected].
Phạm Huệ
Photo Credits: Mr. Trương Chí Cường – Phó tổng Giám đốc, Công ty Cổ Phần Thực phẩm Vĩnh Thành Đạt
Liên hệ truyền thông:
Ms. Thẩm Hồng Phượng, Giám đốc quốc gia, Humane Society International tại Việt Nam. Email: [email protected]
Mr. Nguyễn Đắc Đạt – Sofitel Social Media Executive. Email: [email protected]
- ngành trứng gia cầm li>
- ngành trứng gia cầm quốc tế li> ul>
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất