[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Việc tiêu thụ thịt thú rừng làm suy giảm nghiêm trọng quần thể các loài hoang dã, gây ra các loại tội phạm xuyên biên giới và trong nước, đồng thời làm tăng đáng kể nguy cơ lây truyền bệnh từ động vật sang người. Hầu hết người tiêu dùng chưa nhận thức được nguy cơ tiềm ẩn mà bản thân họ, người thân và xã hội phải gánh chịu khi mua thịt rừng.
Đó là thông tin được chia sẻ tại cuộc họp báo do WWF và báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức ngày 21/10/2022, để ra mắt chiến dịch truyền thông thay đổi hành vi tiêu thụ thịt thú rừng của người tiêu dùng thành thị.
Họp báo phát động chiến dịch truyền thông thay đổi tiêu dùng thịt thú rừng
Chiến dịch được thực hiện tại ba quốc gia – Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia. Tại Việt Nam, WWF phối hợp với Báo Nông nghiệp Việt Nam, thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, phát động và thực hiện chiến dịch này.
Chiến dịch sẽ được thực hiện với sự tài trợ của WWF-Hoa Kỳ, do WWF-Việt Nam, Vụ Hợp tác Quốc tế, Báo Nông nghiệp Việt Nam thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đồng thực hiện. Chiến dịch sẽ bao gồm nhiều hoạt động gồm trực tuyến và ngoại tuyến nhằm tiếp cận các đối tượng mục tiêu để giúp họ thay đổi hành vi tiêu thụ thịt rừng, đặc biệt những loài như cầy hương, khỉ và tê tê – những loài hay bị tiêu thụ nhiều nhất.
Đáng chú ý, chiến dịch sẽ có sự tham gia của các cá nhân có ảnh hưởng với cộng đồng, giúp chia sẻ thông điệp của chiến dịch và kêu gọi công chúng chấm dứt tiêu thụ thịt thú rừng. Bên cạnh đó, chiến dịch cũng kêu gọi sự hỗ trợ, chung tay của các doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ cùng lan tỏa thông tin về chiến dịch trên các kênh truyền thông của họ. Để kêu gọi sự đồng hành của các tổ chức này, WWF-Việt Nam sẽ phối hợp với Vụ Hợp tác Quốc tế thuộc Bộ NN&PTNT đồng tổ chức hội thảo về tiêu thụ thịt thú rừng và nguy cơ lây truyền bệnh từ động vật sang người.
Thịt thú rừng không đáng để đánh cược sức khoẻ của chính bản thân và cộng đồng
“Trong chiến dịch này, chúng tôi mong muốn có thể giúp được người dân thành thị, là những người có thu nhập cao và có hiểu biết, tại các tỉnh thành thay đổi thói quen tiêu thụ thịt thú rừng. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy động cơ chính khiến người dân ăn thịt thú rừng là bởi họ tin đây là món ăn tươi, ngon, giúp họ chứng tỏ đẳng cấp trong xã hội, hoặc bồi bổ sức khỏe. Xây dựng một chiến dịch dựa vào động cơ của người tiêu dùng, chúng tôi hy vọng nhóm đối tượng mục tiêu nói riêng và công chúng nói chung hiểu ra rằng tiêu thụ thịt thú rừng không đáng để họ đánh cược sức khoẻ của chính bản thân và cộng đồng khi hành vi này có thể làm phát sinh và lan truyền các tác nhân gây bệnh từ động vật sang người,” ông Nguyễn Văn Tín, Quản lý Chương trình Bảo tồn các loài hoang dã thuộc WWF-Việt Nam cho biết.
Nhu cầu tiêu thụ thịt thú rừng và các sản phẩm từ động vật hoang dã nói chung đang biến Việt Nam trở thành một điểm nóng mua bán các sản phẩm này. Nghiên cứu của WWF và GlobeScan thực hiện năm 2021 tại Việt Nam, Thái Lan, Myanmar, Nhật Bản, Trung Quốc và Hoa Kỳ cho thấy 7% tổng số người được hỏi khẳng định họ hoặc một người mà họ quen biết đã mua các sản phẩm từ động vật hoang dã tại các khu chợ bán động vật hoang dã trong 12 tháng qua. Tỷ lệ này cao hơn ở Việt Nam với 14% và thấp nhất ở Myanmar với 4%. Đáng chú ý là 9% trong tổng số người trả lời đã mua các sản phẩm từ động vật hoang dã chia sẻ họ có thể và sẽ mua lại các sản phẩm động vật hoang dã trong tương lai.
Nhiều người ăn thịt thú rừng vì tin chúng bổ dưỡng và để chứng tỏ đẳng cấp. (Ảnh minh họa: WWF)
Việc tiêu thụ thịt thú rừng làm suy giảm nghiêm trọng quần thể các loài hoang dã, gây ra các loại tội phạm xuyên biên giới và trong nước, đồng thời làm tăng đáng kể nguy cơ lây truyền bệnh từ động vật sang người. Hầu hết người tiêu dùng không nhận thức được nguy cơ tiềm ẩn mà bản thân họ, người thân và xã hội phải gánh chịu khi mua thịt rừng.
Hiện nay, các đợt bùng phát, dịch bệnh, hay thậm chí là đại dịch đang xuất hiện với tần suất ngày càng nhiều do sự tiếp xúc gần gũi và thường xuyên hơn giữa con người và động vật hoang dã. Ước tính, trong vòng 30 năm qua, khoảng 75% các bệnh mới ở người là do lây truyền từ động vật.
Nói không với việc tiêu thụ động vật hoang dã là góp phần phòng tránh được hiểm họa
TS Văn Ngọc Thịnh, CEO, WWF-VIỆT NAM chia sẻ, đại dịch Covid 19 được cho là có khả năng xuất phát từ động vật hoang dã, và Việt Nam là một trong số các nước có mức độ tiêu thụ động vật hoang dã cao.
Việc khai thác, tiêu thụ ĐVHD bao gồm săn bắn, buôn bán, vận chuyển, gây nuôi giết mổ và tiêu dùng. Mỗi mắt xích trong quá trình này đều có nguy cơ phát sinh và lây truyền các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm từ động vật sang người, đặc biệt khi con người tương tác với các loài có nguy có cao lây truyền bệnh có thể gây ra ổ dịch, đại dịch.
Đại dịch Covid 19, theo một cách khác, đã cho chúng ta cơ hội nhìn nhận lại mối quan hệ của con người với thiên nhiên, để chúng ta nhìn thấy rõ hơn vai trò của mỗi cá nhân trước tiềm tàng của một cuộc khủng hoảng kép: cuộc khủng hoảng đối với sức khỏe con người cuộc khủng hoảng đối với thiên nhiên.
Không có một phép màu nào cả, chỉ có hành động và cùng nhau hành động. Nói không với việc tiêu thụ động vật hoang dã là chúng ta góp phần phòng tránh được hiểm họa của một đại dịch sức khỏe tàn khốc, bảo vệ được các loài động vật hoang dã, bảo vệ được nguồn gien, và đa dạng sinh học.
Theo bà Nguyễn Đào Ngọc Vân, cố vấn của WWF-Việt Nam, rõ ràng việc bùng phát dịch bệnh tương lai là hiện hữu. Chúng ta không biết khi nào diễn ra, nhưng biết chắc chắn rằng tiêu dùng động vật hoang dã là nguyên nhân gây ra và làm cho virus khuếch tán nhanh hơn và tạo ra dịch bệnh cho con người, biết được thì tại sao hành động quyết liệt. Nhu cầu ăn ngon, mặc đẹp của con người là chính đáng, nhưng quan trọng hơn là cần ăn sạch, ăn vì trách nhiệm với sức khỏe bản thân, thiên nhiên và cộng đồng.
Tâm An
Có 335 bệnh mới nổi xảy ra trên người, trong đó 144 tác nhân gây bệnh (chiếm 43%) có nguồn gốc từ động vật hoang dã
Ông Nguyễn Văn Long, Quyền Cục trưởng Cục Thú y
Theo ông Nguyễn Văn Long, Quyền Cục trưởng Cục Thú y, thế giới ngày nay ghi nhận sự xuất hiện ngày càng nhiều dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có nguồn gốc từ động vật hoang dã (ĐVHD) lây sang người như Hội chứng suy giảm miễn dịch (AIDS/HIV), Ebola, Hội chứng Hô hấp Trung Đông (MERS-Cov), đại dịch COVID-19 hay bệnh Đậu mùa khỉ. Một trong những nguyên nhân chủ yếu làm xuất hiện những dịch bệnh này là do việc sử dụng thịt thú rừng để làm thực phẩm. Tổ chức Thú y thế giới (viết tắt là WOAH) cho biết trong vòng 60 năm qua đã có 335 bệnh mới nổi xảy ra trên người, trong đó 144 tác nhân gây bệnh (chiếm 43%) có nguồn gốc từ động vật hoang dã, đặc biệt từ các loài linh trưởng, thú ăn thịt (cầy, cáo), dơi, chim hoang dã, tê tê,….
Cơ quan quản lý Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp Việt Nam (gọi tắt là Cơ quan quản lý CITES Việt Nam) trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết nước ta hiện có 322 loài thú rừng, 397 loài bò sát và trên 900 loài chim ngoài tự nhiên. Bên cạnh đó, nhiều cơ sở đang gây nuôi ĐVHD như khỉ đuôi dài, nhím, cầy vòi hương, …. Phần lớn thịt thú rừng tiêu thụ tại Việt Nam là cá thể bị săn bắt trong tự nhiên hoặc được mua bán từ các cơ sở gây nuôi và luôn luôn tồn tại nguy cơ lây truyền mầm bệnh từ động vật hoang dã sang động vật nuôi hoặc sang con người.
Pháp luật Việt Nam đã quy định việc kiểm soát dịch bệnh có thể lây truyền từ động vật hoang dã sang người như Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm (2007), Luật Thú y (2015) và các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật, theo đó cơ quan quản lý thú y nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong công tác kiểm soát dịch bệnh lây từ động vật hoang dã sang người trên đối tượng là ĐVHD.
- tiêu dùng thịt động vật hoang dã li> ul>
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất