Để phục vụ nhu cầu tăng trước dịp Tết Nguyên đán, các DN chăn nuôi đang tích cực tái đàn. Thông thường, đầu ra không phải là vấn đề lớn trong giai đoạn này mà giá nhập khẩu nguyên liệu, chiếm 60 – 70% chi phí sản xuất thức ăn mới là mối lo ngại.
- Nhập khẩu đậu tương đạt trên 1 tỷ USD
- Tình hình chăn nuôi 9 tháng đầu năm 2022
- Dự báo cung cầu đậu tương thế giới
- Tình hình nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu từ ngày 01-9/11/2022
Chi phí nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đang dần bình ổn
“Siêu chu kỳ” tăng giá hàng hóa bắt đầu từ năm 2020 cũng bao trùm lên các loại nông sản, nguyên liệu chính cho hoạt động sản xuất thứ ăn chăn nuôi (TĂCN) tại Việt Nam. Mặc dù vẫn đang ở mức cao so với cùng kì các năm trước nhưng thị trường đang có dấu hiệu hạ nhiệt sau cao trào bất ổn địa chính trị ở Biển Đen.
Diễn biến giá ngô và khô đậu tương
Với mức tiêu thụ trung bình hơn 30 triệu tấn TĂCN mỗi năm, ngô và khô đậu tương là 2 loại nguyên liệu chính và quan trọng nhất đối với ngành chăn nuôi tại Việt Nam. Theo Sở giao dịch Hàng hoá Việt Nam (MXV), giá hợp đồng ngô trên sở Chicago vẫn đang giao dịch trên 260 USD/tấn. Kể từ đầu quý III tới nay, ngô chỉ đi ngang quanh vùng giá này, thay vì ở trong đà tăng mạnh mẽ như giai đoạn nửa đầu năm.
Thị trường nông sản nhìn chung đang duy trì vùng giá ổn định trong quý IV, sau một năm đầy biến động, với ảnh hưởng từ căng thẳng địa chính trị dẫn tới gián đoạn nguồn cung và bất ổn về nhu cầu. Tuy nhiên, một số yếu tố cơ bản đáng lưu ý sau có thể sẽ mang đến những tín hiệu cho xu hướng mới của giá nông sản trong năm 2023.
Mỹ đang trong mùa cao điểm xuất khẩu nông sản
Trong 3 gã khổng lồ đứng đầu về sản xuất nông nghiệp, mùa vụ của Mỹ có nhiều khác biệt so với Argentina và Brazil. Theo báo cáo mới nhất từ Bộ nông nghiệp Mỹ (USDA), nước này đã kết thúc giai đoạn thu hoạch ngô và đậu tương niên vụ 2022/23. Xuất khẩu sẽ trở thành yếu tố được quan tâm hàng đầu trong vài tháng tới.
Khoảng thời gian từ giữa tháng 10 đến giữa tháng 2 hàng năm sẽ là giai đoạn cao điểm về xuất khẩu đậu tương và quyết định phần lớn tới lượng xuất khẩu của cả niên vụ. Theo USDA, khối lượng đậu tương lên tàu, thông quan trong 4 tuần vừa qua đang duy trì ổn định quanh mức 2 triệu tấn/tuần và không chênh lệch đáng kể so với cùng kì năm ngoái.
Xuất khẩu đậu tương hàng tuần của Mỹ niên vụ 21/22 và 22/23
Giá cước vận chuyển bằng xà lan trên sông Mississippi, con đường chiếm tới 70% vận tải nông sản nội địa của Mỹ, đã tiếp tục giảm tuần thứ 4 liên tiếp. Chi phí đã quay trở lại mức trung bình trước khi hạn hán kỷ lục xảy ra vài tháng trước. Những cơn mưa tuyết xuất hiện đã phần nào làm tăng mực nước sông và giúp cho hoạt động đường thủy diễn ra thuận lợi hơn. Giá cước vận tải giảm sẽ là cơ hội để nông dân bán hàng và cải thiện số liệu xuất khẩu của Mỹ.
Thời tiết bất lợi đang là rủi ro lớn đối với mùa vụ ở Argentina
Khác với Mỹ, nông dân Argentina và Brazil lại đang ở trong giai đoạn gieo trồng cho mùa vụ mới. Tuy nhiên, tình hình thời tiết tại các quốc gia Nam Mỹ này đang gây ra bất lợi đối với nguồn cung. Hãng tin Refinitiv vừa cắt giảm dự báo sản lượng ngô và đậu tương niên vụ 2022/23 của Argentina xuống còn lần lượt 49,2 triệu tấn và 47,8 triệu tấn trong bối cảnh hạn hán lịch sử khiến tiến độ trồng trọt bị đình trệ tại nhiều khu vực.
Ngoài ra, băng giá đang xuất hiện tại các vùng sản xuất trọng điểm của Argentina cũng đe dọa nghiêm trọng tới năng suất mùa vụ. Tiến độ gieo trồng ngô ở nước này mới chỉ đạt 22,9% diện tích dự kiến (tương đương mức tăng 1,1% hàng tuần), thấp hơn so với mức 28,4% cùng kỳ năm trước và 34,6% trung bình trong lịch sử. Các đợt sương giá trong tuần trước đã ảnh hưởng tiêu cực tới một số diện tích ngô mới nảy mầm. Chỉ có 6% diện tích ngô được đánh giá ở chất lượng tốt và tuyệt vời.
Kết thúc tháng 11, giai đoạn đầu của hoạt động trồng ngô tại Argentina (thường được gọi là ngô trồng sớm) sẽ kết thúc. Ngô trồng sau giai đoạn này (từ đầu tháng 12 tới giữa tháng 01 năm sau) là ngô trồng muộn và cho năng suất thấp hơn 10-15% so với ngô trồng sớm, tùy thuộc vào thời tiết.
Bức tranh nhu cầu từ Trung Quốc đang thay đổi
Trung Quốc chiếm 60% lượng nhập khẩu đậu tương toàn cầu với mục đích chính là sản xuất khô đậu tương làm thức ăn chăn nuôi với thành phần protein cao. Triển vọng nền kinh tế đang gánh chịu áp lực nặng nề từ chính sách Zero-Covid khiến cho nhu cầu sản xuất TĂCN từ nước này sụt giảm.
Theo Refinitiv, Trung Quốc chỉ nhập khẩu 4,3 triệu tấn trong tháng 10, mức thấp nhất cùng kì được ghi nhận trong vòng 5 năm. Trung Quốc đã nhập khẩu tổng cộng 65,4 triệu tấn đậu tương trong 10 tháng đầu năm nay, giảm tới 8,7% so với cùng kỳ năm trước.
Ông Phạm Thanh Dương, Phó Tổng Giám đốc MXV cho biết: “Tiến độ nhập khẩu đậu tương đáng thất vọng của Trung Quốc trong năm nay đến từ 3 lí do chính. Thứ nhất, sản lượng của Brazil và Mỹ đều bị thiệt hại do thời tiết, dẫn đến nguồn cung toàn cầu bị thắt chặt và đẩy giá đậu tương tăng lên mức cao nhất trong vòng 10 năm. Thứ hai, sự mạnh lên của đồng đô la Mỹ khiến chi phí nhập khẩu đậu tương trở nên đắt đỏ hơn. Thứ ba, các biện pháp phòng dịch Covid-19 khiến tăng trưởng kinh tế của nước này chậm lại và hạn chế nhu cầu”.
Kết hợp với tình hình xuất khẩu của Mỹ đang dần cải thiện và mùa vụ khó khăn ở Argentina, giá nông sản trên Sở Giao dịch Chicago có thể sẽ được hỗ trợ và khó có thể giảm sâu trong quý IV/2022. Do tính chất liên thông trực tiếp với giá thế giới, giá các loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tại thị trường Việt Nam nhiều khả năng sẽ vẫn duy trì ở vùng giá ổn định, khó giảm mạnh.
“Đây cũng là cơ sở để các doanh nghiệp chăn nuôi và nhà máy nên mua hàng, nhập khẩu và chuẩn bị cho đợt hồi phục của giá nguyên liệu sắp tới”, ông Dương cho biết thêm.
Khánh Linh
Báo VietnamNet
- thị trường thế giới li>
- ngành thức ăn chăn nuôi li> ul>
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất