Người chăn nuôi mong có chính sách hỗ trợ dịch tả lợn Châu Phi - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 58.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đắk Lắk 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 59.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 61.000 đ/kg
    •  
  • Người chăn nuôi mong có chính sách hỗ trợ dịch tả lợn Châu Phi

    Mòn mỏi chờ có chính sách mới hỗ trợ lợn bị chết do dịch tả lợn Châu Phi 2 năm nay khiến nhiều hộ chăn nuôi tại Bắc Kạn lâm cảnh khó khăn.

    Ông Hoàng Thồng Phấu mong mỏi từng ngày sớm có chính sách hỗ trợ dịch tả lợn Châu Phi để nhanh chóng tái đàn. Ảnh: Ngọc Tú.

     

    Nà Vài là thôn khó khăn của xã Nghiên Loan, huyện Pác Nặm (Bắc Kạn), trước đây, người dân chủ yếu độc canh cây lúa, cuộc sống luẩn quẩn trong đói nghèo. Để tìm đường thoát nghèo, nhiều hộ đã liên kết thành tổ hợp tác để nuôi lợn. Từ nguồn vốn tự có và sự hỗ trợ từ các dự án, tổ hợp tác này đã nuôi được gần 100 con lợn.

     

    Những tưởng khi bán lợn nhiều hộ sẽ có thêm vốn để mở rộng sản xuất, nhưng đầu năm 2021, dịch tả lợn châu Phi ập đến, toàn bộ đàn lợn bị chết phải tiêu hủy. Anh Nông Văn Oanh, thôn Nà Vài, xã Nghiên Loan cho biết, sau khi tiêu hủy lợn, các hộ cũng đã làm đầy đủ thủ tục để được hỗ trợ, nhưng đã gần 2 năm trôi qua vẫn chưa nhận được tiền. Hầu hết các hộ tham gia tổ hợp tác là hộ nghèo, đời sống rất khó khăn. Gia đình cũng bị thiệt hại 30 triệu đồng, giờ không có vốn để tái đàn, đầu tư sản xuất.

     

    Cũng trong tình cảnh tương tự, năm 2021, gia đình ông Hoàng Thồng Phấu thôn Nà Vài, xã Nghiên Loan cũng có 20 con lợn chết vì dịch tả lợn châu Phi, thiệt hại 30 triệu đồng. Gia đình cũng đã được chính quyền địa phương đến thống kê và tiêu hủy đàn lợn bị bệnh, nhưng đến nay chưa nhận được tiền hỗ trợ. Ngoài một vài mảnh ruộng vốn chỉ đủ ăn, chăn nuôi lợn là nghề chính đem lại thu nhập cho gia đình. Tuy nhiên, thiệt hại từ dịch tả lợn năm ngoái khiến kinh tế gia đình kiệt quệ.

     

    “Rất mong nhà nước có chính sách hỗ trợ để gia đình có vốn đầu tư tái đàn, mình là hộ nghèo chỉ luẩn quẩn ruộng vườn với chuồng trại nếu không có vốn để mua lợn giống về nuôi thì cũng không biết làm gì. Ở trong thôn ai cũng ngong ngóng chờ tiền hỗ trợ nhưng mãi vẫn chưa thấy nên bà con rất lo lắng”, anh Phấu tâm sự.

    Chuồng trại của nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao bỏ không vì lâm cảnh khó khăn. Ảnh: Ngọc Tú.

     

    Năm 2021, dịch tả lợn Châu Phi bùng phát tại 10 xã của huyện Pác Nặm, có khoảng 300 hộ có lợn bị chết, số lợn đã tiêu huỷ có giá trị gần 1 tỷ đồng. Đến năm 2022, dịch tả lợn Châu Phi tiếp tục xảy ra tại 17 hộ thuộc các xã Bằng Thành, Công Bằng, Giáo Hiệu, Nghiên Loan, Cao Tân, An Thắng. Đến nay, huyện Pác Nặm vẫn chưa có kinh phí hỗ trợ các hộ có lợn chết do dịch tả lợn Châu Phi.

     

    Ông Hoàng Văn Ngôn, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Pác Nặm xác nhận, đến nay, huyện chưa có kinh phí chi trả cho người dân. Phòng đã phối hợp với UBND các xã tổng hợp báo cáo huyện nhưng kinh phí hỗ trợ vượt quá khả năng của huyện.

     

    Khó khăn nữa là trước đây có quyết định của Chính phủ về hỗ trợ người dân có lợn bị dịch tả lợn châu Phi, nhưng quyết định này hiện đã hết hiệu lực. Hiện nay, Chính phủ chưa ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ mới nên việc thực hiện chi trả hỗ trợ cho người chăn nuôi chưa thể triển khai.

     

    Ngọc Tú – Toán Nguyễn

    Nguồn: nongnghiep.vn

    Pác Nặm là huyện vùng cao khó khăn nhất tỉnh Bắc Kạn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 50%, đa số người dân chăn nuôi lợn nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình. Khi xảy ra dịch bệnh, thiệt hại tuy số tiền không lớn nhưng tác động sâu sắc đến đời sống người dân.

     

    Cùng với đó, hai năm gần đây, giá vật tư chăn nuôi tăng nhanh, nhưng giá lợn hơi xuống thấp khiến người chăn nuôi lao đao. Do đó, người chăn nuôi rất mong mỏi cần sớm có chính sách hỗ trợ cho người dân có lợn chết do dịch tả lợn Châu Phi để họ giảm bớt khó khăn, có vốn tái đàn phát triển kinh tế.

    1 Comment

    1. Lương Văn tuyến

      Rất mong nhà nước sớm có kinh phí hỗ trợ người dân chăn nuôi

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

  • Nguyễn Mạnh
  • Bài viết đã cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích! Nếu bạn đang tìm kiếm thêm nguồn cung cấp bột đá, đá hạt, vôi bột và bột dolomite chất lượng cao cho các ngành sản xuất, hãy ghé thăm bột đá đá hạt dolomite vôi bột . Chúng tôi tự hào mang đến sản phẩm với tiêu chuẩn nghiêm ngặt, giá cả cạnh tranh và giao hàng nhanh chóng. Rất hân hạnh được hợp tác cùng bạn!

  • Đỗ Đại Trùng Dương
  • Tôi muốn liên kết.

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.