Với quyết tâm xây dựng một mô hình chăn nuôi hiệu quả, làm giàu trên mảnh đất quê hương, gia đình chị Trần Thị Diệm, ở xóm 4, xã Hải Trung (Hải Hậu, tỉnh Nam Định) đã mạnh dạn đầu tư phát triển chăn nuôi thỏ. Đây là mô hình nuôi thỏ thương phẩm đầu tiên trên địa bàn huyện mang lại hiệu quả cao, góp phần phát triển kinh tế gia đình.
Chị Trần Thị Diệm (thứ hai từ trái sang) chia sẻ kỹ thuật chăm sóc thỏ với chị em hội viên.
Trước đây, cũng như nhiều gia đình thuần nông khác, gia đình chị Diệm chỉ tập trung vào mấy sào ruộng và chăn nuôi gà, lợn nhỏ lẻ; dù cần cù, chịu khó nhưng kinh tế gia đình không có sự khởi sắc. Sau một thời gian nghiên cứu thị trường và tìm hiểu sách báo, chị Diệm nhận thấy, mô hình nuôi thỏ cần ít vốn, dễ nuôi, lại cho hiệu quả kinh tế cao hơn rất nhiều lần so với một số loại vật nuôi khác. Mặt khác, thỏ là loài vật có nhiều ưu điểm về khả năng sinh trưởng, thịt thơm, ngon, bổ dưỡng, được người tiêu dùng ưa chuộng. Thị trường thỏ thương phẩm cũng khá ổn định. Vì vậy, năm 2005, vợ chồng chị quyết định khởi nghiệp với 300 con thỏ sinh sản. Năm đầu, do chưa có nhiều kinh nghiệm nên thỏ phát triển chậm và chết nhiều do bệnh bại huyết, bệnh đường ruột, viêm ruột nên hiệu quả kinh tế chưa cao. Không nản chí, chị vừa duy trì chăn nuôi, vừa tích cực nghiên cứu, tìm hiểu, học tập bổ sung kiến thức, tham quan các mô hình chăn nuôi hiệu quả để tích lũy kinh nghiệm.
Nắm chắc kỹ thuật, phương pháp chăn nuôi, gia đình chị bố trí chuồng trại nuôi thỏ trong môi trường sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông; tiêm phòng định kỳ cho đàn thỏ. Đặc biệt, khâu quan trọng nhất quyết định sự thành công của mô hình chính là kỹ năng lựa chọn thỏ giống sinh sản, phối giống và kỹ thuật nuôi con. Theo chị Diệm, thông thường, thỏ cái nuôi đến tháng thứ 6 sẽ bắt đầu được mang đi phối giống. Từ lúc phối giống cho đến lúc đẻ khoảng 30 ngày, một năm thỏ sinh sản từ 6-8 lứa, mỗi lứa từ 6-10 con. Có thêm kinh nghiệm, việc chăn nuôi ngày càng thuận lợi hơn, đàn thỏ tăng số lượng từng ngày. Năm 2009, được sự tạo điều kiện của chính quyền, gia đình chị mạnh dạn thuê 11 nghìn m2 đất đấu thầu của xã, xây dựng trang trại theo mô hình vườn – ao – chuồng, trong đó chuồng nuôi thỏ được xây theo công nghệ khép kín với diện tích 1.800m2, quy mô 1.000 thỏ sinh sản. Chuồng trại được lắp đặt hệ thống làm mát, quạt thông gió, đảm bảo nhiệt độ phù hợp để thỏ phát triển. Để tìm đầu ra, năm 2016, gia đình chị Diệm liên kết với Công ty TNHH Nippon Zoki (Nhật Bản) có trụ sở tại tỉnh Ninh Bình. Theo đó, công ty cung cấp con giống, thức ăn và thu mua sản phẩm của trang trại với mức giá ổn định.
Với hiệu quả của việc chăn nuôi thỏ, để đảm bảo nguồn cung cấp cho công ty, gia đình chị liên kết với các hộ nuôi thỏ trên địa bàn các xã Hải Minh, Hải Tây, Hải Tân, Hải Xuân, thành lập Hợp tác xã dịch vụ chăn nuôi Sơn Nam với 18 thành viên, quy mô chăn nuôi trên 2.000 thỏ sinh sản. Thông qua việc thành lập hợp tác xã, gia đình chị giúp đỡ những hộ thành viên về kỹ thuật chăn nuôi, cung cấp sản phẩm dịch vụ đầu vào và đảm bảo đầu ra ổn định cho các thành viên. Hiện tại, gia đình anh chị đang chăn nuôi ổn định với 1.000 thỏ sinh sản, khoảng 7.000 thỏ thương phẩm. Thỏ sau khi nuôi khoảng 4 tháng, đạt trọng lượng khoảng 2,5kg được xuất bán. Mỗi tháng, gia đình chị xuất bán từ 1.500-2.000 thỏ thịt, với giá bán trung bình 100 nghìn đồng/kg, sau trừ chi phí thu lãi khoảng 50 triệu đồng/tháng. Chị Diệm chia sẻ: “Kỹ thuật nuôi thỏ không khó, quan trọng là người nuôi phải chịu khó tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước đã thành công với mô hình nuôi thỏ và luôn nỗ lực vượt qua khó khăn để tìm hướng phát triển phù hợp”. Không chỉ phát triển kinh tế gia đình, chị Diệm còn giúp đỡ, hướng dẫn kinh nghiệm nuôi thỏ cho 10 hội viên phụ nữ trong xóm, đồng thời tạo việc làm ổn định cho 5 lao động địa phương với mức lương trung bình 5 triệu đồng/người/tháng. Chị Lê Thị Minh, xóm 2, xã Hải Trung đang làm việc tại trại thỏ của gia đình chị Diệm cho biết: “Ngoài việc đồng áng ở gia đình, công việc tại trại thỏ giúp gia đình chị có thu nhập tốt hơn, cuộc sống gia đình và học tập của các con được cải thiện hơn”.
Đồng chí Vũ Thị Thoa, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Hải Trung cho biết: “Trang trại nuôi thỏ của hội viên Trần Thị Diệm là mô hình chăn nuôi rất hiệu quả, mang lại thu nhập cao cho gia đình, cần được nhân rộng. Chị Diệm cũng tạo điều kiện cho một số hội viên có nhu cầu phát triển trang trại đến tham quan, học tập kinh nghiệm. Hiện nay, trên địa bàn xã cũng đã có một số hộ gia đình chăn nuôi thỏ nhỏ lẻ cho thu nhập khá. Mong rằng, địa phương sẽ có thêm nhiều tấm gương vượt khó, mạnh dạn vươn lên làm giàu như gia đình chị Diệm nhằm cải thiện đời sống, nâng cao mức thu nhập”.
Nghị lực, nhiệt huyết, dám nghĩ, dám làm để vươn lên làm giàu cho bản thân và gia đình, chị Trần Thị Diệm là tấm gương phụ nữ điển hình trong phong trào khởi nghiệp, lập nghiệp, tham gia phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương./.
Bài và ảnh: Hồng Minh
Nguồn: Báo Nam Định
- nghề nuôi thỏ li> ul>
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất