Học gì, làm gì để trở thành chuyên viên về dinh dưỡng – thức ăn chăn nuôi? - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 60.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Khánh Hòa 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 62.000 đ/kg
    •  
  • Học gì, làm gì để trở thành chuyên viên về dinh dưỡng – thức ăn chăn nuôi?

    PGS. TS Dương Duy Đồng

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Thức ăn sử dụng trong chăn nuôi chiếm trên 60% giá thành để tạo ra sản phẩm chăn nuôi. Không những ở các đơn vị sản xuất thức ăn cần có nhiều chuyên viên và cả chuyên gia giỏi chuyên môn về thức ăn, để tạo ra các sản phẩm thức ăn chăn nuôi có chất lượng phù hợp cho vật nuôi và giá thành hợp lý; mà bản thân các đơn vị làm công việc chăn nuôi trực tiếp cũng cần đến các chuyên viên có hiểu biết sâu về nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi, để quyết định lựa chọn loại thức ăn, các chế độ ăn cho phù hợp nhất với định hướng chăn nuôi thì mới có thể đạt được các mong muốn có được năng suất chăn nuôi tốt nhất, với chi phí thức ăn và chi phí chăn nuôi khác hợp lý nhất, để từ đó mới có lợi nhuận tối đa từ công việc chăn nuôi.

     

    Các đơn vị đào tạo các ngành chuyên môn của nông nghiệp ở trình độ đại học lâu nay thường bị hạn chế trong quan niệm “đào tạo toàn diện”, nên rất khó có đủ thời lượng để đào tạo sinh viên cấp độ đại học khi tốt nghiệp là đã có đủ kiến thức, chưa nói đến kỹ năng thực hành, để làm việc trong một chuyên ngành chuyên sâu nào đó, thí dụ như chuyên ngành dinh dưỡng – thức ăn chăn nuôi, của ngành chăn nuôi.

     

    Ngay ở cấp độ sau đại học như các khóa cao học về chăn nuôi, vốn dĩ có số lượng học viên trong từng khóa rất khiêm tốn nên rất khó có những lớp riêng để đào tạo học viên theo sát với chuyên ngành mong muốn. Mặt khác, nhiều trường đại học có đào tạo liên quan đến ngành chăn nuôi thì vì một số các trở ngại khách quan và chủ quan khác nhau, cũng chưa hoặc ít quan tâm tổ chức các lớp huấn luyện chuyên đề để giúp bổ sung, cập nhật kiến thức cho những người quan tâm hoặc đang làm các công việc chuyên môn mà ý thức đến việc cập nhật, bổ sung kiến thức để nâng cao trình độ trong lĩnh vực người đó đang làm việc.

    Sinh viên Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh thăm nhà máy thức ăn chăn nuôi.

    Sinh viên Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí thực hành khảo sát hệ thống tiêu hóa heo.

     

    Bài viết này dựa trên những hiểu biết và kinh nghiệm thực tế của người làm công việc đào tạo gần 40 năm liên quan đến chăn nuôi, nhất là đến dinh dưỡng – thức ăn chăn nuôi, hy vọng cung cấp một số thông tin hữu ích đến các bạn đọc muốn tự học nhiều và chuyên sâu hơn trong lãnh vực dinh dưỡng – thức ăn chăn nuôi; và qua đó, cũng có thể cung cấp cái nhìn rõ hơn để lãnh đạo các đơn vị đào tạo và các đơn vị đang sử dụng lao động liên quan đến chăn nuôi có thể xem xét cung cấp cho học viên, người lao động chuyên ngành có được các nội dung đào tạo, huấn luyện tập trung và thiết thực hơn cho người sẽ hoặc đang làm các công việc liên quan đến nội dung dinh dưỡng – thức ăn chăn nuôi.

     

    Bảng dưới đây đề nghị một trình tự các kiến thức chuyên môn cần được trang bị bằng cách học theo lớp hoặc tự đọc trong các tài liệu có liên quan. Với mỗi người, tùy theo nền tảng (background) học vấn ban đầu, có thể lựa chọn mức độ đọc/học khác nhau chứ không nhất thiết phải theo cùng một trình tự như đã nêu trong Bảng. Một khó khăn cho người học là tài liệu có giá trị liên quan dinh dưỡng – thức ăn chăn nuôi, cũng giống như với hầu hết các ngành khoa học kỹ thuật, khoa học tự nhiên khác ở Việt Nam, hầu như chỉ được biên soạn bằng tiếng Anh là chính. Do vậy, xem như một yêu cầu “bắt buộc” với người muốn học, muốn nắm vững các kiến thức chuyên ngành như trong trường hợp này là cần có khả năng sử dụng tiếng Anh thành thạo, ít nhất là kỹ năng đọc hiểu tiếng Anh.

     

     

    Danh mục tên các môn học cần tìm hiểu cùng với nội dung chính cần biết

     

    TÊN MÔN HỌC

    NỘI DUNG CHÍNH CẦN ĐẠT ĐƯỢC

    THÍ DỤ VỀ TÀI LIỆU HỌC TẬP

    Khối kiến thức chuyên ngành cơ sở

    Chăn nuôi đại cương

    Biết sơ lược về các loài vật nuôi làm thực phẩm. Ý nghĩa ngành chăn nuôi trong đời sống con người.

    Sách “Introduction to Animal Science”. Kevin Pond and Wilson Pond, 1999. NXB John Wiley & Sons, Inc., USA

    Sinh lý động vật

    Biết về các tiến trình sống diễn ra trong cơ thể động vật ở mức độ hệ thống; cơ quan; và tế bào. Học kỹ về sinh lý tiêu hóa; sinh lý nội tiết; sinh lý sinh sản.

    Sách “Animal Physiology”. Richard W. Hill and Gordon A. Wyse, 1989. NXB Harper Collins, USA

    Sinh hóa

    Biết về cấu trúc và đời sống tế bào; cơ chế hấp thu qua màng tế bào. Các chu trình trao đổi chất bột đường; chất béo; protein và acid amin. Hoạt động của enzyme. Các rối loạn trao đổi chất do rối loạn trao đổi enzyme và hormon

    Sách “Harper’s Biochemistry”. Robert K. Murray, Daryl K. Granner, Peter A. Mayes, Victor W. Rodwell, 1996. NXB Appleton & Lange, USA

    Nội tiết học

    Biết về các tuyến nội tiết trong cơ thể động vật. Chức năng các hormon và hợp chất nội tiết khác

    Sách “Veterbrate Endocrinology”. David O. Norris and  James A. Carr. 5th Edition. 2022. NXB Elsevier, USA. Hoặc: “Veterinary Endocrinology and Reproduction”, McDonald L.E., 1975. NXB Lea & Febiger, USA

    Khối kiến thức chuyên ngành dinh dưỡng

    Dinh Dưỡng động vật

    Vai trò các nhóm chất dinh dưỡng có trong thức ăn đối với động vật. Sự tiêu hóa & trao đổi các chất dinh dưỡng trong cơ thể động vật. Nhu cầu dưỡng chất cho các hoạt động sống chuyên biệt

    Nhiều tựa sách về “Animal Nutrition”, thí dụ như sách “Animal Nutrition” của P. McDonald, R.A. Edwards, J.F.D. Greenhalgh, C.A. Morgan, 2002. NXB Pearson Education Ltd., England. Hoặc:

    Sách tiếng Việt :”Thức ăn và Dinh dưỡng động vật”, Dương Thanh Liêm, Bùi Huy Như Phúc, Dương Duy Đồng, 2006. NXB Nông Nghiệp.

    Dinh Dưỡng động vật nâng cao (Advanced Animal Nutrition)

    Biết chuyên sâu về vai trò của từng thành phần hóa học trong các nhóm dưỡng chất căn bản cũng như những kiến thức mới về dinh dưỡng được cập nhật bổ sung thường xuyên

    Không có sách tương đương mà cần tham khảo trong các tạp chí chuyên ngành (journal) có liên quan theo từng chủ đề chuyên sâu. (thông thường ở mức độ này thì các bài đọc tham khảo phần lớn chỉ có trong các tạp chí phải trả phí để đọc và/hoặc tải bài về); Có thể tham khảo các bài viết chuyên đề từ trang web của một số đơn vị nghiên cứu, đơn vị sản xuất có uy tín trên toàn cầu. Thí dụ như NRC (National Research Council), Mỹ; INRA, Pháp và nhiều đơn vị khác

    Dinh Dưỡng cho heo

    Nhu cầu về dưỡng chất của heo ở từng giai đoạn sống trong mối tương quan với môi trường nuôi và sức khoẻ của heo

    Sách “Swine Nutrition”, Austin J. Lewis and L. Lee Southern, 2001. NXB CRC Press, USA. Và:

    Sách “Nutrient Requirements of Swine”, NRC 2012.

    Và một số tài liệu rời liên quan đến con giống sản xuất phổ biến trên thị trường từ các cty sản xuất giống heo

    Dinh Dưỡng cho gia cầm

    Nhu cầu về dưỡng chất của gia cầm ở từng giai đoạn sống trong mối tương quan với môi trường nuôi và sức khoẻ của gia cầm (cần có kiến thức riêng cho từng loài gia cầm phổ biến: gà; vịt; cút hoặc có thể cả ngan – vịt xiêm; đà điểu)

    Sách “Nutrition of the Chicken”, Milton L. Scott, Malden C. Nesheim, Robert J. Young, 1982. NXB W. F. Humphrey Press Inc., USA. Và một số tài liệu rời liên quan đến từng con giống gia cầm sản xuất phổ biến trên thị trường từ các cty sản xuất giống gia cầm

    Dinh Dưỡng cho bò sữa

    Nhu cầu về dưỡng chất của bò sữa ở từng giai đoạn sống trong mối tương quan với môi trường sống và sức khoẻ của bò, song song với quan tâm về ảnh hưởng của thức ăn đến chất lượng sữa

    Sách “Nutrient Requirements of Dairy Cattle”, NRC 2021; và một số sách khác về chăn nuôi bò sữa

    Dinh Dưỡng cho bò thịt

    Nhu cầu về dưỡng chất của bò thịt ở từng giai đoạn sống trong mối tương quan với môi trường sống và sức khoẻ của bò. Kiến thức về đồng cỏ và các loại cây thức ăn cho bò

    Sách “Nutrient Requirements of Beef Cattle”, NRC 2016; và một số sách khác về chăn nuôi bò thịt

    Dinh Dưỡng cho cá, tôm

    Nhu cầu về dưỡng chất của một số loài cá nuôi phổ biến (cá da trơn; cá có vảy) và một số loài tôm nuôi (tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm càng xanh) ở từng giai đoạn sống trong mối tương quan với môi trường sống và sức khoẻ của các loài thủy sản này

    Sách “Nutrient Requirements of Fish and Shrimp”, NRC 2011;

    Sách “Crustacean Nutrition”, Louis R. D’Abramo, Douglas E. Conklin, Dean M. Akiyama, 1997 do World Aquaculture Society xuất bản

    Dinh Dưỡng cho chó mèo

    Nhu cầu về dưỡng chất của chó, mèo ở từng giai đoạn sống trong mối tương quan với môi trường sống, loại hình thú cưng và sức khoẻ của thú cưng

    Sách “Nutrient Requirements of Dog and Cat”, NRC 2006

    Dinh Dưỡng cho một số loài vật nuôi khác

    Nhu cầu về dưỡng chất của từng loài vật nuôi ở từng giai đoạn sống trong mối tương quan với môi trường sống và sức khoẻ; kèm theo là hiểu biết về sinh lý của từng loài chuyên biệt

    Các đối tượng vật nuôi không truyền thống như dê, thỏ, ngựa, hoặc một số loài thú hoang dã như cá sấu, trăn, heo rừng, nhím, ếch, các loại chim cá làm cảnh hay một số loại côn trùng cần tham khảo trước hoặc đồng thời tài liệu liên quan đến sinh lý vật nuôi cụ thể cùng với tài liệu về nhu cầu dinh dưỡng

    Khối kiến thức chuyên ngành thức ăn chăn nuôi

    Sản xuất thức ăn chăn nuôi

    Hiểu biết về nhà xưởng, trang thiết bị, máy liên quan đến SX TĂCN. Qui trình sản xuất TĂCN.

    Sách “Feed Manufacturing Technology”, Eileen K. Schofield chủ biên, 2005. Do Hiệp Hội Sản Xuất Thức Ăn Chăn Nuôi Hoa Kỳ – American Feed Industry Association – xuất bản

    Kiến thức về các loại nguyên liệu, chất bổ sung (feed additives) trong TĂCN

    Biết đại cương về sản xuất từng loại nguyên liệu có thể dùng trong SX TĂCN; tính chất của các nguyên liệu truyền thống và NL thay thế; tính chất các nguyên liệu bổ sung

    Chưa có sách nào bao quát được hết tất cả các loại nguyên liệu, chất bổ sung trong TĂCN nên cần tham khảo từ nhiều nguồn khác nhau, kể cả từ các đơn vị sản xuất ra từng loại sản phẩm chất bổ sung cụ thể

    Lập công thức thức ăn bằng phần mềm máy tính

    Khái niệm về lập công thức tối ưu; xây dựng ma trận tính công thức tối ưu. Vận hành phần mềm chuyên biệt để lập công thức thức ăn.

    (có thể tham khảo một số chương trình chạy trên Excel lập công thức thức ăn tối ưu, được cung cấp miễn phí trên mạng)

    Tự học để có kỹ năng sử dụng máy tính thông thường. Ứng dụng tất cả kiến thức, tài liệu có được về dinh dưỡng vật nuôi đã nêu để tự xây dựng cơ sở dữ liệu cho phần mềm chuyên biệt phù hợp và từ đó thực hiện công việc lập công thức thức ăn. Tùy theo kinh phí có được để chọn lựa phần mềm trong nhóm: miễn phí hoặc phần mềm thương mại giá thấp (dưới 1.000 USD) hay phần mềm thương mại chuyên sâu có giá từ trên 2.000 USD đến vài chục ngàn USD

    Quản lý chất lượng trong nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi

    (tùy chọn). Hiểu biết về khái niệm “quản lý chất lượng” cùng với “quản lý chất lượng trong nhà máy SX TĂCN”. Các loại chứng nhận chất lượng TĂCN. Phương thức vận hành chương trình Kiểm soát chất lượng trong nhà máy SX TĂCN.

    (cần có lớp riêng cho các chuyên viên phụ trách công việc Kiểm soát và Quản lý Chất lượng trong nhà máy SX TĂCN)

    Cần đọc tài liệu từ lãnh vực quản lý chất lượng chung; kết hợp kiến thức về nguyên liệu thức ăn thông thường, nguyên liệu thay thế, nguyên liệu bổ sung và kèm theo một ít kiến thức về qui trình nuôi dưỡng từng loại vật nuôi cụ thể để đủ hiểu biết thực hành công việc quản lý chất lượng trong nhà máy SX TĂCN.

     

    Trên đây là một chương trình đào tạo gợi ý chung để một người có đủ kiến thức làm việc trong nhiều phạm vi khác nhau của lãnh vực dinh dưỡng vật nuôi và sản xuất thức ăn chăn nuôi. Tùy theo định hướng vị trí công việc hoặc đang sẵn có để mỗi người có thể lựa chọn đầu tư sâu hơn trong phạm vi có liên quan chứ không nhất thiết phải bao quát hết toàn bộ các nội dung đã nêu trong Bảng trên./.

     

    PGS. TS Dương Duy Đồng

    3 Comments

    1. Lê Trị Minh Quốc

      Tôi đang làm nguyên liệu đầu vào cho ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi. Tôi kính nhờ Quý thầy tư vấn khóa đào tạo phù hợp.
      Tôi sống ở TPHCM. 43 tuổi.
      Xin chân thành cám ơn

    2. Hoàng Văn Sơn

      Em cũng đang làm nguyên liệu đầu vào cho nhà máy cám, anh Minh Quốc kp zalo số em 0349393912 ae mk trao đổi.

    3. Nguyễn văn tâm

      Em đang làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Muốn học một khóa học học đào tạo phù hợp

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.