[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Kinh tế khá giả, mức sống nâng cao kéo theo sự phát triển nhu cầu thưởng thức món ngon, vật lạ của nhiều người tiêu dùng, đã giúp hình thành ngành nuôi trồng và kinh doanh đặc sản bản địa.
Mặt khác, sức cạnh tranh trong thị trường chăn nuôi công nghiệp ngày càng cao, việc kiếm lợi nhuận từ chăn nuôi các giống công nghiệp trở nên khó khăn, một số chủ trang trại đã tách ra và tìm lối đi riêng. Họ chọn các giống vật nuôi là đặc sản bản địa để đưa vào chăn nuôi với mục đích thương mại qui mô lớn. Trong số đó, có thể kể ra vài đại diện tiêu biểu như: gà Mía ở Sơn Tây (Hà Nội), gà Đông Tảo ở Khoái Châu (Hưng Yên), gà H’Mông và lợn đen ở Tây Bắc, gà che Tây Nam Bộ, gà nòi Bến Tre, vịt cỏ Vân Đình (Hà Nội), dê Ninh Bình, dê Ninh Thuận, bò vàng Phú Yên…
Bên cạnh sự phát triển nhanh và tạo ra nhiều lợi ích kinh tế rõ rệt trước mắt cho nhà chăn nuôi, ngành chăn nuôi đặc sản còn một số tồn tại đáng lưu tâm để cải thiện nhằm mục tiêu phát triển bền vững và đi xa hơn.
Gà mía Sơn Tây
Thứ nhất, “thương mại hóa” đặc sản bị hiểu nhầm thành “công nghiệp hóa”
Khởi đầu, trong khuôn khổ một làng xã hay một địa phương người ta phát hiện một loại vật nuôi bản địa nào đó được nuôi với qui mô nhỏ lẻ, cho thịt hay trứng có phẩm chất thật đặc sắc và khác biệt độc đáo với các loại đang phổ biến khác. Sau đó, dần dần danh tiếng vượt ra khỏi phạm vi làng xã và một số người nhạy bén đã nhân giống và chăn nuôi với qui mô lớn hơn để đáp ứng nhu cầu đặc sản ngày càng lớn của người tiêu dùng. Có thể gọi đây là giai đoạn thương mại hóa đặc sản.
Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu thị trường về sản lượng đặc sản và tối đa hóa lợi nhuận, người ta đã cho lai giống bản địa này (thường có năng suất sinh trưởng thấp) với các dòng giống công nghiệp (thường có năng suất sinh trưởng cao) cho ra thế hệ con lai có khối lượng thịt nhiều hơn và tốc độ lớn nhanh hơn giống vật nuôi bản địa ban đầu. Việc chăn nuôi con lai “đặc sản” ở qui mô thâm canh ra đời và như vậy kéo theo việc phải nuôi chúng bằng thức ăn công nghiệp và các chất bổ sung khác. Như vậy, có thể gọi đây là giai đoạn công nghiệp hóa đặc sản.
Ví dụ, con gà che bản địa miền Tây, sau 5 – 6 tháng nuôi chăn thả tự do, trọng lượng đạt trung bình 500 – 800gr / 1 con trưởng thành. Tuy nhiên, những năm gần đây người ta đã “công nghiệp hóa” con gà che bằng cách cho lai với các dòng gà lai ngoại khác cho ra gà che lai có thể trọng to hơn 1.200 – 1.400 gram / 1 con, sau 3,5 tháng nuôi thâm canh bằng thức ăn công nghiệp. Theo quan sát của tác giả thì tiến trình “công nghiệp hóa” qui trình chăn nuôi gà che lai năng suất cao và lai tạo giống để tạo ra dòng gà che lai ngày càng to xác chưa có dấu hiệu dừng lại. Cứ theo đà “công nghiệp hóa” này, không bao lâu nữa đàn gà che lai nuôi thâm canh bằng thức ăn công nghiệp sẽ thay thế hẵn đàn gà che nguyên gốc bản địa. Và như vậy danh tiếng và phẩm chất thịt của gà che bản địa sẽ bị mai một và người tiêu dùng sẽ coi đó là một trong những loại thực phẩm phổ thông, chứ không còn coi đó đặc sản nữa.
Thứ hai, chưa có bộ tiêu chuẩn giống cụ thể từng dòng vật nuôi đặc sản
Theo quan sát của tác giả, cho đến nay hầu hết các dòng vật nuôi đặc sản bản địa đều lưu truyền theo cách nhân giống một cách tự phát. Việc tuyển chọn con vật làm giống thường dựa theo kinh nghiệm dân gian chủ quan của người chủ nuôi. Tình trạng này làm cho các chỉ số kinh tế kỹ thuật như sức sống và khả năng sinh sản, năng suất sinh trưởng, phẩm chất thịt… có sự biến động rất lớn giữa các đàn khác nhau, các kỳ nuôi khác nhau.
Nên chăng, chính quyền các địa phương nơi sở hữu đàn giống đặc sản bản địa, mời các chuyên gia di truyền giống tổ chức nghiên cứu để đề xuất một bộ tiêu chuẩn giống cho từng dòng giống vật nuôi đặc sản bản địa. Đồng thời, các địa phương có thể có chính sách tài trợ, mời gọi doanh nghiệp nhận thầu tổ chức việc nuôi lưu giữ gene, cố định tính trạng và nhân giống đặc sản thương mại hóa cho địa phương. Khi đó, đây là địa chỉ cung cấp đúng giống đặc sản bản địa, đạt tiêu chuẩn với qui mô thương mại hóa (chứ không phải công nghiệp hóa”.
Gà tre Tây Nam Bộ
Thứ ba, chưa có tiêu chuẩn phẩm chất cụ thể cho từng loại vật nuôi đặc sản
Lâu nay, chúng ta thường cảm nhận độ ngon (phẩm chất) của một loại thịt gà, thịt vịt hay thịt bò đặc sản bản địa nào đó một cách cảm tính bằng trải nghiệm qua việc dùng thử và mô tả bằng các thuộc tính khá chung chung như ngọt, dai, thơm, ngậy… Nhà sản xuất thì cố gắng thuyết phục người tiêu dùng bằng hình ảnh của mô hình chăn thả tự nhiên (gà thả vườn, gà đi bộ, vịt chạy đồng, dê leo núi, bò thả rông…) hoặc cho con vật ăn các thứ cây nọ hạt kia (gà thảo mộc, vịt thảo mộc…) bổ sung các vi chất tự nhiên, nhằm minh chứng rằng phẩm chất thịt hay trứng của các con vật này “ngon tự nhiên” hơn, “bổ dưỡng” hơn thịt hay trứng vật nuôi công nghiệp.
Trong thực tế, độ “ngon”, tính “bổ dưỡng” của một loại thực phẩm (như thịt, trứng) là kết quả của quá trình tương tác của nhiều yếu tố khá phức tạp bao gồm không gian và thời gian thưởng thức, trạng thái tâm lý và sức khỏe người dùng, cách thức chế biến, cùng với phẩm chất nguyên liệu (thịt, trứng).
Tuy nhiên, ngày nay với các phương pháp và công cụ đo lường hiện đại, người ta có thể xác định được phẩm chất của loại thực phẩm này khác loại thực phẩm kia ở các chỉ số hóa sinh (hàm lượng các vi chất, tỷ lệ mỡ / nạc và vật lý (màu sắc, độ dai, độ mềm, độ giữ nước…). Nói như vậy, để thấy rằng việc xác định tiêu chuẩn phẩm chất của đặc sản nhằm định vị sự khác biệt giữa đặc sản này với đặc sản kia và với thịt hay trứng từ trang trại chăn nuôi công nghiệp là điều có thể thực hiện được.
Thứ tư, chưa lập qui trình chăn nuôi chuẩn mực cho từng loại vật nuôi đặc sản
Để đáp ứng tiêu chuẩn phẩm chất và sản lượng vật nuôi đặc sản đáp ứng các điều kiện thương mại hóa, một yêu cầu khác khá cần thiết là phải thiết lập qui trình sản xuất chuẩn mực cho từng loại vật nuôi đặc sản của từng địa phương.
Nếu theo cách hiểu thông thường rằng đặc sản bản địa thì đó là sản vật chỉ có thể được nuôi bằng loại con giống bản địa với nguồn thức ăn thực sự bản địa tại một địa phương cụ thể nào đó. Do đó, việc thiết lập qui trình sản xuất chuẩn mực các loại vật nuôi đặc sản là việc cần thiết, nhằm thỏa mãn tiêu chuẩn phẩm chất đã nêu ở trên.
Hơn nữa, dù là sản phẩm chăn nuôi đặc sản, ngoài yếu tố đặc biệt riêng có bản địa, thì căn bản phải đáp ứng các tiêu chuẩn tối thiểu cần thiết về an toàn thực phẩm. Ví dụ như gà thả vườn, vịt thả rông thì qui trình nào để kiểm soát mầm bệnh và ký sinh trùng, các kim loại nặng từ thức ăn tự nhiên, từ nguồn nước uống và từ môi trường ruộng vườn vào vật nuôi và từ đó gián tiếp lây nhiễm qua người dùng?
Việc thiết lập qui trình chuẩn này cần có sự chung tay của các cơ quan nhà nước quản lý chuyên môn, các chuyên gia trong ngành kỹ thuật chăn nuôi cùng với các nhà chăn nuôi bản địa dày dạn kinh nghiệm, am hiểu đặc tính của sản vật trong mối tương quan với môi trường sống tự nhiên.
Thứ năm chưa có qui hoạch tổng thể cho từng dòng giống vật nuôi đặc sản
Nếu nhận thức rằng phẩm chất đặc sản bản địa là kết tinh từ các yếu tố giống vật nuôi bản địa, nguồn thức ăn, cây cỏ bản địa, thổ nhưỡng, nguồn nước, thời tiết khí hậu bản địa tạo thành thì cùng một dòng giống vật nuôi đặc sản ở vùng này khi đem qua vùng khác sẽ có phẩm chất khác với nguyên bản của nó. Do đó, có lẽ vì lợi ích chung của nhà chăn nuôi, người tiêu dùng và phát triển bền vững ngành chăn nuôi đặc sản, các cơ quan quản lý nhà nước nên có qui hoạch, quản lý dòng giống đặc sản bản địa chặt chẽ hơn.
Thứ sáu, chưa chủ động thiết lập và phát triển thương hiệu
Từ khá lâu, việc thiết lập thương hiệu đặc sản bản địa đã được triển khai rộng rãi trên cây ăn quả như bưởi Tân Triều, vải thiều Lục Ngạn, xoài cát Hòa Lộc, nhãn lồng Hưng Yên, dừa sáp Cầu Kè, vú sữa Lò Rèn…
Cũng như vậy, để người tiêu dùng nhận diện và phân biệt được sự khác biệt độc đáo của đặc sản giữa các nguồn sản xuất từ các địa phương khác nhau, có lẽ các địa phương nên chủ động xây dựng chiến lược thương hiệu chính thống nhằm tạo nền tảng giúp ngành chăn nuôi đặc sản phát triển bền vững.
Ths Nguyễn Văn Ngà
Cố vấn chiến lược
Công ty TNHH SX TM Mebipha
- đặc sản li>
- đặc sản bản địa li> ul>
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất