Sự lớn mạnh của các công ty gia cầm phản ánh quy mô ngành chăn nuôi gia cầm thế giới, khiến nó trở thành ngành hàng được tiêu thụ nhiều nhất trong 20 năm qua.
Dưới đây là danh mục ‘Tốp 5’ công ty gia cầm lớn nhất thế giới, theo bình chọn tăng dần của giới chuyên gia.
5/ Công ty gia cầm BRF SA
BRF SA là một tập đoàn chế biến thực phẩm có trụ sở tại Sao Paulo, Brazil với mạng lưới hơn 100.000 nhân viên và làm ăn tại 117 quốc gia trên thế giới.
Năm 2022, doanh thu TTM (thuật ngữ tài chính thể hiện hiệu quả sản xuất- kinh doanh của một công ty trong 4 quý gần nhất) của công ty gia cầm này đạt 10,13 tỷ USD.
Công ty BRF SA (mã giao dịch NYSE:BRFS) có lịch sử hơn 85 năm và tập trung vào việc thực hiện các nguyên tắc văn hóa và tôn giáo khác nhau trong hoạt động kinh doanh của mình. Chẳng hạn, gần 7,7% tổng số gà thịt được giết mổ vào năm 2020 là dành riêng cho thị trường Ả Rập Xê Út và công ty luôn đảm bảo rằng đáp ứng các nguyên tắc giết mổ dành cho người Hồi giáo. Trong năm 2022, BRF SA đã giết mổ tổng cộng 1,732 tỷ con gà thịt.
4/ Công ty Wens Foodstuff Group Co., Ltd
Doanh thu TTM năm 2022 đạt 10,66 tỷ USD Wens Foodstuff Group Co., Ltd. Wens Foodstuff Group Co., Ltd (mã chứng khoán 300498.SZ) là một công ty gia cầm có trụ sở tại thành phố Vân Phù, tỉnh Quảng Đông, được thành lập vào năm 1983, nổi tiếng là nhà sản xuất gia cầm lớn nhất Trung Quốc.
Hiện tập đoàn chăn nuôi này có 262 công ty liên kết và hợp tác với 53.000 trang trại gia đình trên khắp Trung Quốc trải rộng trên khắp 20 tỉnh thành. Wens Foodstuff Group Co., Ltd, ước tính có số lượng nhân viên là 43.965 người và là nhà cung cấp hàng đầu các sản phẩm từ sữa, đồng thời cũng là nhà sản xuất trứng, cừu và cá. Công ty này đã giết mổ 1,101 tỷ con gà thịt vào năm 2022.
3/ Công ty Tyson Foods, Inc
Doanh thu TTM năm 2022 đạt 53,6 tỷ USD. Tyson Foods, Inc là một công ty chế biến thực phẩm tích hợp theo chiều dọc có trụ sở tại thành phố Springdale, bang Arkansas, Hoa Kỳ.
Hiện Tyson Foods, Inc. (NYSE:TSN) đã cam kết đầu tư hơn 1,3 tỷ USD vào việc nâng cấp các nhà máy trong lộ trình tự động hóa mở rộng trong vòng ba năm tới. Công ty điều hành các nhà máy chế biến và trung tâm phân phối trên khắp nước Mỹ và xuất khẩu sản phẩm đến hơn 130 quốc gia trên toàn thế giới. Tyson Foods, Inc. đã giết mổ 1,9 tỷ con gà thịt vào năm 2022. Công ty có số lượng nhân viên là 142.000 người tính đến tháng 10 năm 2022.
Trong báo cáo thu nhập quý 1 năm 2023 của tập đoàn, ban lãnh đạo nhấn mạnh việc nâng cao năng suất và tối đa hóa lợi nhuận. Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Donnie King cũng chia sẻ triển vọng lạc quan về tương lai của công ty khi thị phần ước tính đạt 1/5 lượng tiêu thụ protein của cả nước, bất chấp môi trường kinh tế vĩ mô đầy thách thức do lạm phát cao vẫn hoành hành.
2/ Công ty JBS SA
Doanh thu TTM năm ngoái đạt 72,78 tỷ USD
JBS SA (mã giao dịch JBSS3.SA) là một công ty chuyên chế biến thịt có trụ sở tại Sao Paulo, Brazil được thành lập vào năm 1953. Công ty có hơn 70 thương hiệu trong danh mục đầu tư và hiện diện tại hơn 190 quốc gia trên toàn thế giới, với lực lượng lao động khổng lồ lên tới 250.000 nhân viên. JBS SA đã giết mổ 4,426 tỷ con gà thịt vào năm 2022.
Bước sang năm 2023,công ty đã thực hiện một số sáng kiến để thúc đẩy các phương pháp sản xuất bền vững và giảm tác động đến môi trường. JBS SA hiện cũng điều hành một chương trình gọi là “Chương trình phúc lợi động vật toàn cầu của JBS”, được thiết kế để đảm bảo đối xử nhân đạo với động vật trong toàn bộ chuỗi cung ứng của công ty.
1/ Tập đoàn Cargill
Doanh thu TTM năm 2022 đạt 165 tỷ USD.
Cargill là một tập đoàn nông nghiệp và thực phẩm có trụ sở tại Wayzata, bang Minnesota. Theo Forbes, Cargill đồng thời là tập đoàn tư nhân lớn nhất ở Hoa Kỳ, ước tính có số lượng nhân viên là 155.000 người.
Theo dự báo của OECD và FAO, nhu cầu thịt toàn cầu sẽ tăng 7% trong năm 2023 và hơn 70% mức tăng trưởng dự kiến đến từ ngành chăn nuôi gia cầm. Hiện Cargill có sự hiện diện trên khắp Bắc và Nam Mỹ, châu Âu, Úc và châu Á và dự kiến sẽ được hưởng lợi từ nhu cầu ngày càng tăng. Năm 2022, Cargill giết mổ 625 triệu con gà thịt.
Theo Dịch vụ Nghiên cứu Kinh tế của Bộ Nông nghiệp Mỹ, gia cầm đã trở thành ngành hàng chăn nuôi được tiêu thụ nhiều nhất trên toàn cầu trong 20 năm qua. Nhu cầu đối với gia cầm đã tăng lên đáng kể ở các nước đang phát triển và mới nổi, nơi mà triển vọng sản xuất trước đó bị hạn chế do thiếu nguồn lực.
Dự báo, gia cầm sẽ vẫn là vật nuôi được tiêu thụ nhiều nhất trong thập kỷ tới. Sản lượng gia cầm toàn cầu đã tăng lên 131 triệu tấn vào năm 2019 so với con số 94 triệu tấn vào năm 2009. Trong tổng sản lượng toàn cầu, khoảng 20 triệu tấn, tương đương 15,2%, được giành cho xuất khẩu.
Trong khi đó, xét về mặt tiền tệ, quy mô của ngành chăn nuôi gia cầm toàn cầu dự kiến sẽ tăng 7,6% so với cùng kỳ năm ngoái từ 352,02 tỷ USD, lên 378,84 tỷ USD vào năm 2023. Theo báo cáo nghiên cứu kinh doanh, quy mô của ngành chăn nuôi gia cầm sẽ tăng ở mức tỷ lệ trung bình là 6,5% mỗi năm và đạt 487,39 tỷ USD vào năm 2027.
KIM LONG (Theo ERS)
Báo Nông Nghiệp Việt Nam
- công ty gia cầm lớn li> ul>
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất