Là một trong các doanh nghiệp Australia đang đầu tư tại Việt Nam, ông David Whitehead cho biết lựa chọn Việt Nam là điểm đến vì Mavin nhìn thấy tiềm năng của Việt Nam ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
Diễn đàn đầu tư song phương Việt Nam – Australia, chiều 17/4.
Chia sẻ về hành trình đầu tư ở Việt Nam tại Diễn đàn đầu tư song phương Việt Nam – Australia, chiều 17/4, ông David Whitehead, Chủ tịch Tập đoàn Mavin cho biết, lúc đầu Mavin chỉ là một nhà máy nhỏ ở Hưng Yên nhưng giờ đã phát triển mở rộng mạng lưới khắp Việt Nam.
Hiện nay, Tập đoàn Mavin là một doanh nghiệp nông nghiệp thực phẩm có vốn đầu tư Australia lớn mạnh ở Việt Nam với 5 nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi, hàng trăm trang trại chăn nuôi, 2 dây chuyền sản xuất thuốc thú y, 1 nhà máy chế biến thực phẩm và 2.600 nhân viên trên toàn quốc.
Nói về kinh nghiệm của Mavin khi đầu tư tại Việt Nam, ông David Whitehead cho rằng cần có một doanh nghiệp đối tác am hiểu ở địa phương, làm cầu nối hỗ trợ pháp luật và môi trường kinh doanh.
“Lý do lựa chọn Việt Nam là điểm đến vì Mavin nhìn thấy tiềm năng của Việt Nam ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Đầu tư ở Việt Nam là một trải nghiệm tuyệt vời. Mavin tự hào khi được đóng góp một phần vào nền kinh tế Việt Nam”. Chủ tịch Tập đoàn Mavin David Whitehead.
Chia sẻ sâu hơn về lý do lựa chọn Việt Nam là nơi đầu tư, Chủ tịch Mavin lý giải bởi nhìn thấy cơ hội tăng trưởng thị trường rất tốt và khả năng tối ưu hóa chuỗi giá trị ở Việt Nam.
Theo ông David Whitehead, Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất ở khu vực Đông Nam Á, với lực lượng lao động trẻ, có trình độ học vấn cao. Dân số đã đạt mốc 100 triệu người, tầng lớp trung lưu mở rộng nhanh chóng là cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận thị trường mới và mở rộng cơ sở khách hàng.
“Việt Nam cũng là nước có môi trường kinh doanh thân thiện, nhiều ưu đãi đầu tư như giảm thuế, quyền sử dụng đất, thủ tục hành chính tinh gọn, chi phí lao động và chi phí sản xuất thấp. Những điều đó giúp Việt Nam trở thành địa điểm hấp dẫn cho các ngành sản xuất và gia công”, Chủ tịch Tập đoàn Mavin chỉ ra.
Nhà đầu tư này cũng nhìn nhận Việt Nam có vị trí địa lý lý tưởng cho các công ty muốn tiếp cận, khi nằm ở ngã tư Đông Nam Á. Cùng với đó, Việt Nam đã ký kết một số hiệp định thương mại tự do, trong đó có Hiệp định CPTPP, mang lại cho các doanh nghiệp cơ hội tiếp cận với các thị trường có quy mô hơn 500 triệu người tiêu dùng.
“Một điểm cộng nữa là Việt Nam có nền kinh tế chuyển đổi số top đầu Đông Nam Á, với thị trường thương mại điện tử mở rộng nhanh chóng. Đây là cơ hội cho các công ty tận dụng chuyển đổi số để thúc đẩy tăng trưởng và đổi mới”, ông David Whitehead cho biết thêm.
Theo ông Vũ Văn Chung, Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT), đầu tư của Australia tại Việt Nam đã đạt mốc 1,99 tỷ USD chủ yếu là về lĩnh vực chế biến chế tạo. Hợp tác đầu tư giữa Việt Nam với Australia có một số lĩnh vực hết sức thành công đặc biệt là về nguồn nhân lực.
Việt Nam là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài dựa vào 8 trụ cột chính, gồm: Môi trường chính trị – xã hội ổn định; tăng trưởng kinh tế cao và ổn định; chi phí sản xuất cạnh tranh; nguồn nhân lực dồi dào – cơ cấu dân số vàng; thị trường có tiềm năng tăng trưởng cao; hội nhập quốc tế chuyên sâu; chính sách mở cửa với nhiều ưu đãi đầu tư hấp dẫn; vị trí địa lý chiến lược.
Bên cạnh đó, ông Vũ Văn Chung cũng cho biết, sự đánh giá của quốc tế đối với môi trường đầu tư Việt Nam đang ngày càng được nâng hạng. Theo Nikkei Asia, Việt Nam dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về đà phục hồi sau đại dịch Covid-19 (đứng thứ 8 thế giới). Việt Nam lọt top 20 nền kinh tế thu hút FDI hàng đầu thế giới (theo UNCTAD) và top 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế (theo WTO).
Khảo sát JETRO năm 2022 cũng khẳng định, Việt Nam là địa điểm hấp dẫn đầu tư đứng thứ 3 trên thế giới và đứng thứ 2 khu vực Châu Á. Mới đây nhất, khảo sát EuroCham công bố tháng 1/2023 đã chỉ ra Việt Nam lọt top 5 điểm đến đầu tư toàn cầu
PHƯƠNG THẢO
Nguồn: mekongasean.vn
- Tập đoàn Mavin li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất