[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Liều lượng đồng (Cu) trong chế độ ăn cao từ lâu đã được sử dụng như một chất kích thích tăng trưởng. Một số giả thuyết đã được đặt ra về cách chúng được sử dụng (hiệu ứng tiền và hậu hấp thụ) cũng sẽ được đề cập trong bài viết này. Việc tích luỹ đồng sulfat trong gan nhưng không cải thiện năng suất sẽ được xem xét đến. Bên cạnh đó, mặc dù dạng đồng sulfat được sử dụng rộng rãi, nhưng một số dạng khác của đồng vẫn đang hiện hữu và có tiềm năng to lớn trong việc thay thế đồng sunfat để đạt được năng suất cao hơn.
Cơ chế tiền hấp thụ của Đồng
Tác dụng kháng khuẩn đã được công nhận từ thời Ai Cập cổ đại, nơi đồng được sử dụng để khử trùng vết thương ở ngực và tiệt trùng nước uống. Ở lợn, tác dụng kháng khuẩn này xảy ra khi đồng trong thức ăn đi qua dạ dày, phân tách thành các ion đồng và đến ruột dưới dạng ion.
Kết quả từ một số nghiên cứu khoa học (bao gồm cả nghiên cứu gần đây của Đại học Wageningen) cho thấy rằng trước khi hấp thụ, hàm lượng đồng cao làm giảm quần thể vi khuẩn, dẫn đến tác động tích cực đến hệ vi sinh vật đường ruột. Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe đường ruột và giảm tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy ở lợn con. Bên cạnh đó, sự điều chỉnh của hệ vi sinh vật ảnh hưởng đến việc sử dụng đồng trong khẩu phần ăn, chuyển hóa năng lượng và protein, có thể cung cấp nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng hơn cho động vật (giảm sự cạnh tranh dinh dưỡng giữa hệ vi sinh và vật chủ).
Ví dụ, trong ruột non, vi khuẩn có thể tạo ra enzyme hydrolase muối mật (BSH), enzyme này tham gia vào quá trình khử liên hợp axit mật. Việc giảm hoạt động enzyme vi khuẩn này đã được báo cáo là có tác dụng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn chăn nuôi và tăng trọng ở động vật dạ dày đơn, có lợi thế cho vật chủ. Vì đồng là một trong những chất BSH ức chế chính, nên việc điều chỉnh hoạt động của vi sinh vật này là minh họa về một trong những cơ chế mà đồng có thể cải thiện năng suất tăng trưởng ở lợn con.
Giới hạn giả thuyết về tác dụng hậu hấp thụ của Đồng
Khi đồng ở trong ruột, dạng Cu(II) phải được khử ở màng tế bào ruột thành dạng Cu(I) để cơ thể có thể được hấp thụ. Sau đó, liên kết với protein chaperone và/hoặc metallicothionein (MT) để tránh gây hại cho tế bào. Đồng sau đó được sản xuất qua hệ thống cửa tĩnh mạch đến gan, là cơ quan trung tâm điều tiết cân bằng nội môi đồng. Khi đi vào vào tế bào gan, đồng nhanh chóng một lần nữa được hấp thụ bởi các phối tử tế bào (MT và glutathione). Vai trò chính của MT là cô lập bất kỳ lượng đồng dư thừa nội bào nào tránh đáp ứng với việc phơi nhiễm đồng siêu sinh lý, có thể gây độc. Đồng dư thừa sau đó được loại bỏ khỏi gan thông qua bài tiết mật.
Khoảng 80% lượng đồng hấp thụ được bài tiết qua mật, một số tác giả đã nêu ra hoạt tính kháng khuẩn hậu hấp thụ của đồng. Tuy nhiên, đồng trong mật ở dạng chelate đồng ổn định không thể hấp thụ và không có tác dụng kháng khuẩn.
Ngoài ra, sự tái hấp thụ đồng trong mật có thể được coi là không đáng kể và hầu hết được thải ra ngoài theo phân. Đồng bài tiết qua mật (xem xét nồng độ đồng và dòng chảy của mật trong 28 ngày) chiếm ít hơn 0,1% tổng lượng đồng được ăn vào, sự bài tiết đồng qua mật không thể gây ra bất kỳ tác động kháng khuẩn nào có liên quan đến hệ vi sinh vật.
Sự tích tụ Đồng ở gan không dự đoán được hiệu suất chăn nuôi
Việc tích tụ đồng trong gan là hậu quả của việc tích trữ đồng nhưng không phải vì kích thích sinh trưởng. Cho lợn ăn hàm lượng đồng cao trong thời gian dài dẫn đến tích tụ đồng trong gan, làm suy yếu tế bào thông qua việc sản xuất các gốc tự do và có thể tạo nên những phản ứng oxy hoá như viêm.
Một nghiên cứu gần đây được thực hiện ở Thái Lan (trạm nghiên cứu BARC) đã chỉ ra rằng lợn con được cho ăn 150ppm đồng hóa trị một có sự tích lũy hàm lượng đồng trong gan giảm gấp 10 lần so với nhóm được ăn 250ppm đồng sulfat. Tuy nhiên, các thông số của cả hai nhóm (FI, FCR, ADG…) hoàn toàn giống nhau, chứng tỏ rằng sự tích lũy đồng trong gan không liên quan đến khả năng cải thiện năng suất tăng trưởng (xem hình 1).
Hình 1
Sự tích tụ Đồng và tác dụng phụ trong giai đoạn phát triển
Sự tích tụ đồng lâu dài trong gan gây cản trở cho các chức năng của cơ thể và gây ra oxy hoá. Sau các con đường oxy hoá, đến bước tiếp theo là quá trình viêm, gây nên sự suy giảm và tiêu hao năng lượng từ gan, hiệu suất không tối ưu. Đại học Illinois phối hợp với công ty Animine của Pháp đã nghiên cứu tác động của độc tính đồng lên năng suất lâu dài.
Lợn được cho ăn 250ppm đồng sulfat (so với 250pmm đồng hoá trị một) trong tất cả các thời kỳ, dẫn đến triệu chứng stress oxy hoá gan như malondialdehyde (MDA) và tạo ra nhiều cytokine gây viêm (TNFα và IL-β, xem hình 2) trong máu sau 63 ngày tuổi. Kết quả là liều đồng sulfat giàu dinh dưỡng tác động xấu lên năng suất vào cuối nghiên cứu so với dạng đơn hoá trị ít bị tích tụ trong gan.
Hình 2
Kết luận
Theo các nghiên cứu gần đây, giả thuyết thuyết phục nhất về tác dụng của đồng đối với năng suất là do cơ chế tiền hấp thụ có ảnh hưởng tích cực đến việc cân bằng hệ vi sinh vật và cải thiện sức khoẻ đường tiêu hoá. Sự tích tụ đồng trong gan là kết quả tự nhiên của việc tiếp xúc với hàm lượng đồng cao mà không thể dự đoán được năng suất.
Việc bổ sung nguồn đồng kháng khuẩn (đồng hóa trị đơn) và việc giảm tích lũy đồng ở gan sẽ ít gây ra nguy cơ nhiễm độc cho động vật, bảo vệ năng suất và tiềm năng di truyền. Lợi ích tốt của đồng trong duy trì nguy cơ nhiễm độc ở mức độ thấp sẽ tạo ra con đường mới đưa nền kinh tế từ giai đoạn tăng trưởng đến giai đoạn phát triển.
Hồ Ngọc Thủy
Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY TNHH MTV NUTRISPICES
Địa chỉ: Titan Tower, tầng 2, số 70 – 72 – 74 đường 37,
phường An Phú, TP Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại: 028 6271 1906
Email: [email protected]
Website: www.nutrispices.com
- nutrispices li>
- Đồng li>
- Đồng an toàn li>
- Đồng kháng khuẩn li>
- Đồng hóa trị đơn li>
- công ty Animine li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất