Hơn 3 năm, hộ ông Lê Văn Lục (Chín Lục), sinh năm 1961, ngụ Tổ nhân dân tự quản số 15, ấp Sùng Tân, xã Tân Thanh Tây (Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre) nuôi chim trĩ đỏ tạo thu nhập ổn định cho gia đình. Bỏ hết mọi chi phí đầu tư nuôi, trung bình gia đình ông Chín Lục thu nhập hơn 15 triệu đồng/tháng từ việc bán con giống, trứng và thịt thương phẩm chim trĩ đỏ.
Bà Nguyễn Thị Thu Sương thu hoạch trứng chim trĩ đỏ.
Năm 2019, con trai thứ hai của ông Chín Lục (công tác ở Trạm Y tế xã Thạnh Ngãi, huyện Mỏ Cày Bắc) đã mua về 50 con chim trĩ đỏ cho gia đình khởi đầu nuôi, giá 200 ngàn đồng/con. Tận dụng diện tích đất trống quanh nhà, ông Chín Lục xây dựng 1 chuồng, với diện tích 30m2 (ngang 5m, dài 6m) và cột cao 3,5m để nuôi chim trĩ đỏ. Hiện tại, gia đình ông nuôi được 250 con chim trĩ đỏ trong 3 chuồng (diện tích từ 20 – 30m2/chuồng).
“Chim trĩ đỏ mạnh khỏe như gà, sinh trưởng tốt và không gặp bệnh bất thường (ngoại trừ dịch bệnh hay ảnh hưởng khách quan của thiên nhiên). Trứng chim trĩ đỏ giàu chất đạm hơn so với trứng gà và thịt cũng ngọt, xương giòn hơn gà. Chim trĩ đỏ đẻ rộ vào mùa Nam (từ tháng 1 – 9), sang mùa chướng (từ tháng 9 – 12) thì chim vẫn đẻ nhưng rất ít trứng mà chủ yếu dưỡng sức cho mùa đẻ rộ năm sau. So với công việc làm thuê, nuôi chim trĩ đỏ không cực bằng. Khách hàng đến tận nhà thu nhận trứng, với giá 8 ngàn đồng/trứng và thuê xe vận chuyển đến tận nơi cho khách hàng với giá hơn 10 ngàn đồng/trứng”, bà Thu Sương (vợ ông Chín Lục) bộc bạch.
Sau 3 tháng nuôi, chim trĩ đỏ có thể bán thịt thương phẩm, với giá từ 130 – 150 ngàn đồng/kg, trọng lượng trung bình từ 1,2 – 1,5kg/con. Hơn 7 tháng, chim trĩ đỏ bước vào giai đoạn đẻ trứng, bán giá từ 8 – 10 ngàn đồng/trứng cho khách hàng. Theo thời gian sinh trưởng, con giống chim trĩ đỏ được hộ ông Chín Lục bán với giá khác nhau: 20 ngàn đồng/con (khi nở được 5 ngày), 50 ngàn đồng/con (khi đã nở từ 7 – 15 ngày). Ông Chín Lục sẽ giao trứng hay thịt chim trĩ đỏ thông qua đơn đặt hàng. Con giống thì bán trực tiếp khi người mua đến tận nhà.
Theo bà Thu Sương, hiện trứng chim trĩ đỏ thu hoạch lai rai khoảng 100 trứng/ngày. Khi chim trưởng thành thì được đeo kính bằng chất liệu nhựa đỏ trên đầu nhằm tránh trường hợp đấu đá lẫn nhau. Ngoài ra, người nuôi cần bỏ thêm trứng bằng nhựa, nhằm kích thích khả năng đẻ trứng cho chim đến giai đoạn chuẩn bị sinh sản. Cung cấp thức ăn cho chim 2 cữ/ngày. Giai đoạn sinh sản, với 250 con thì quân bình nửa bao thức ăn (25kg/ngày). Khi chim vừa nở, người nuôi phải úm hay xông bằng đèn điện khoảng 20 ngày với điều kiện nhiệt độ tương ứng, sẽ tạo được sự cứng cáp cũng như khỏe mạnh cho vật nuôi.
Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Thanh Tây Nguyễn Tấn Huỳnh cho biết: Mô hình nuôi chim trĩ đỏ của hộ ông Lê Văn Lục là một trong những mô hình mới, hiệu quả ở địa phương. Hội thường xuyên đến tham quan, học hỏi và rút kinh nghiệm thực tiễn để về xây dựng kế hoạch trong việc phát triển kinh tế cho hội viên nông dân ở địa phương. Hướng tới, hội triển khai nhân rộng mô hình đến toàn thể hội viên; khuyến khích cũng như kết nối nguồn lực hỗ trợ hội viên nuôi chim trĩ đỏ nhằm phát triển kinh tế gia đình đạt hiệu quả cao.
Bài, ảnh: Lê Đệ
Nguồn tin: Báo Đồng Khởi
- nuôi chim trĩ đỏ li> ul>
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất