Vì sao doanh nghiệp ngại đầu tư cơ sở giết mổ gia súc? - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 58.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đắk Lắk 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 59.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 61.000 đ/kg
    •  
  • Vì sao doanh nghiệp ngại đầu tư cơ sở giết mổ gia súc?

    Có một nghịch lý là hiện nay, trên cả nước có tới 70% các cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và không được chính quyền địa phương cho phép hoạt động. Trong khi đó, nhiều cơ sở giết mổ tập trung hoạt động chưa hết công suất thiết kế, gây lãng phí đầu tư của doanh nghiệp và kéo dài thời gian thu hồi vốn.

     

    Theo báo cáo của Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), đến tháng 5/2023, cả nước có tổng cộng 463 cơ sở giết mổ (CSGM) động vật tập trung và 24.654 CSGM động vật nhỏ lẻ. Các cơ sở giết mổ tập trung công nghiệp chủ yếu là các tập đoàn, công ty quy mô lớn hoặc liên doanh với nước ngoài đầu tư bài bản với kinh phí rất lớn, giết mổ trên dây chuyền công nghiệp; có quy trình giết mổ, sơ chế, chế biến hiện đại; có hệ thống kho lạnh để bảo quản sản phẩm động vật sau khi giết mổ trong cùng một khu vực sản xuất đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

     

    Như vậy, cả nước hiện vẫn có trên 70% cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và không được chính quyền địa phương cho phép hoạt động. Theo số liệu báo cáo của các địa phương cho thấy, cả nước cũng còn 45 tỉnh, TP chưa ban hành Kế hoạch thiết lập mạng lưới cơ sở giết mổ động vật theo quy định của Luật Thú y và Luật Quy hoạch (sửa đổi một số điều về quy hoạch mạng lưới cơ sở giết mổ động vật).

     

    Theo ông Tạ Văn Tường, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, tổng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm động vật của TP khoảng 800-900 tấn/ngày. Trong khi đó, tổng lượng thịt gia súc, gia cầm hằng ngày từ các CSGMí gia súc, gia cầm được kiểm soát trên địa bàn đạt trên 400 tấn/ngày; cộng thêm nguồn thịt nhập vào Hà Nội được kiểm dịch khoảng trên 150 tấn/ngày, chỉ tương đương 60% nhu cầu lượng thịt tiêu thụ tại thị trường Hà Nội được kiểm soát nguồn gốc ngay từ cơ sở. “Còn lại do các cơ sở giết mổ nhỏ, lẻ cung cấp ra thị trường”, ông Tường nêu thực tế.

     

    Hà Nội hiện có tổng số 726 CSGM gia súc, gia cầm nhưng đa số các cơ sở hoạt động chưa hết công suất. Có cơ sở giết mổ công nghiệp đầu tư dây chuyền giết mổ hiện đại chỉ hoạt động được 15 – 30% công suất thiết kế; có cơ sở phải tạm ngừng hoạt động giết mổ hoặc chuyển sang giết mổ trên sàn (giết mổ bán công nghiệp) để duy trì hoạt động. Trong khi đó, các CSGM gia súc, gia cầm nhỏ lẻ còn tồn tại số lượng lớn, hoạt động giết mổ rất đa dạng, phương thức chủ yếu là thủ công. Đa số các điểm, hộ giết mổ này đều không được chính quyền địa phương cấp phép hoạt động nên nguy cơ gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm là rất cao.

     

    So với Hà Nội, tình hình hoạt động của các CSGM tập trung trên địa bàn TP Hồ Chí Minh có vẻ khả quan hơn khi trên địa bàn hiện có 7 CSGM thực hiện đảm bảo các quy định về điều kiện vệ sinh thú y, quy trình kiểm soát giết mổ động vật. Lượng gia súc, gia cầm giết mổ bình quân hằng đêm hiện nay là 5.500 – 6.000 con heo, 7 con bò và 74.000 – 75.000 con gà. Các nhà máy giết mổ gia súc công nghiệp trên địa bàn TP Hồ Chí Minh hiện vận hành đạt bình quân khoảng 50% công suất thiết kế, vẫn đang tích cực chủ động tìm thêm đối tác để hợp tác giết mổ gia súc nhằm đảm bảo công suất giết mổ đạt từ 80 – 100% theo định hướng.

    Nhiều nhà máy giết mổ gia súc, gia cầm chỉ sử dụng 50-60% công suất.

     

    Theo lý giải của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số lượng CSGM động vật tập trung còn ít bởi giá thành sản phẩm cao hơn so với mặt bằng chung của thị trường. Sản phẩm của các cơ sở này cũng khá kén khách, tiêu thụ chủ yếu ở siêu thị, các cửa hàng tiện ích, một số bếp ăn, nhà hàng và khu công nghiệp. Do đó, số lượng tiêu thụ chưa nhiều. Với mô hình này, cần có doanh nghiệp lớn đầu tư, tuy nhiên hiện nay rất ít doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này, do rủi ro cao (hạn chế đầu ra, thời gian thu hồi vốn lâu, nguồn gia súc, gia cầm chưa ổn định…).

     

    Mặt khác, các CSGM dây chuyền công nghiệp đòi hỏi động vật đưa vào giết mổ có kích cỡ đồng đều nhau và vận hành dây chuyền với số lượng lớn mới đảm bảo có lãi. Vì vậy, rất khó để các hộ nhỏ lẻ thuê gia công giết mổ động vật tại đây. Đây cũng là lý do dẫn đến tình trạng một số CSGM tập trung hoạt động vẫn chưa hết công suất thiết kế, gây lãng phí đầu tư của doanh nghiệp và kéo dài thời gian thu hồi vốn.

     

    Bà Nguyễn Thu Thủy, Phó Cục trưởng Cục Thú y cho rằng, nơi nào chính quyền địa phương tích cực và quyết liệt chỉ đạo thì nơi đó có chuyển biến rõ rệt, điển hình là TP Hồ Chí Minh, Hà Tĩnh, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Bình Định, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu… Bên cạnh đó, việc xử lý các tổ chức, cá nhân có cơ sở chăn nuôi, giết mổ động vật nhỏ lẻ, kinh doanh sản phẩm động vật không đảm bảo yêu cầu vệ sinh thý y, an toàn thực phẩm gặp nhiều khó khăn. Theo bà Thuỷ, tại một số địa phương, vẫn còn tình trạng giết mổ không phép sau khi xây dựng và đưa vào hoạt động CSGM tập trung, dẫn đến các CSGM tập trung hoạt động không hiệu quả, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sắp xếp và chấn chỉnh công tác kiểm soát giết mổ tại địa phương.

     

    Nhận thức, thói quen của người tiêu dùng còn dễ dãi, dễ chấp nhận sản phẩm giết mổ không đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm đã trực tiếp tạo điều kiện cho sự tồn tại của các CSGM nhỏ lẻ không đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm ở các địa phương. Từ thực tế này, Cục Thú y kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung thêm đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi theo Nghị định 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn là các cá nhân, tổ chức khi đầu tư vốn xây mới CSGM động vật tập trung; tiếp tục ban hành chính sách ưu đãi về thuế, vay vốn và đất đai… để thu hút các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng các CSGM tập trung đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và môi trường.

     

    Cục Thú y cũng kiến nghị Bộ Tài chính sửa đổi Thông tư 101/2020/TT-BTC ngày 23/11/2020 theo hướng tăng mức phí kiểm soát giết mổ, đặc biệt đối với lợn và trâu, bò, đồng thời đề xuất tăng mức thu phí kiểm soát giết mổ đối với các CSGM động vật quy mô nhỏ lẻ cao hơn so với các CSGM động vật tập trung nhằm tiến tới xóa bỏ dần hoạt động giết mổ nhỏ lẻ.

     

    Chi Linh

    Nguồn: cand.com.vn

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

  • Nguyễn Mạnh
  • Bài viết đã cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích! Nếu bạn đang tìm kiếm thêm nguồn cung cấp bột đá, đá hạt, vôi bột và bột dolomite chất lượng cao cho các ngành sản xuất, hãy ghé thăm bột đá đá hạt dolomite vôi bột . Chúng tôi tự hào mang đến sản phẩm với tiêu chuẩn nghiêm ngặt, giá cả cạnh tranh và giao hàng nhanh chóng. Rất hân hạnh được hợp tác cùng bạn!

  • Đỗ Đại Trùng Dương
  • Tôi muốn liên kết.

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.