Sau gần 2 năm mạnh dạn đầu tư gần nửa tỷ đồng xây dựng, mô hình gia trại chăn nuôi tổng hợp của ông Lê Văn Son (SN 1965, ở tổ dân phố 4, khu phố 1, phường Bồng Sơn, TX Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) đã cho thu nhập mỗi năm hơn 100 triệu đồng.
Gia trại chăn nuôi của gia đình ông Son được xây dựng trên diện tích gần 4.000m2 nằm cạnh con sông Đào. Ông Son kể: “Trước đây tôi có nhận thiết kế – thi công hệ thống chuồng nuôi chồn hương bằng khung sắt bao lưới kẽm cho nhiều trang trại nuôi quy mô lớn ở các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Cần Thơ… Để việc thiết kế thi công đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, tôi phải biết về tập tính, sinh trưởng của loài vật nuôi này, cách thức chăm sóc khi nuôi nhốt. Dần dần tôi nắm được cách thức chọn con giống tốt, quy trình nuôi, kinh nghiệm chăm sóc… Khi nghỉ nghề làm sắt, tôi nghĩ ngay đến chuyện nuôi chồn hương, vật nuôi có giá trị kinh tế cao.
Đầu năm 2020, ông Son đầu tư hơn 200 triệu đồng cải tạo mặt bằng khu đất vườn, xây dựng 2 nhà lồng nổi gác lên trên trụ bê tông, mỗi nhà rộng 60m2 chia làm 20 chuồng nuôi chồn hương; phía trên nuôi chồn bên dưới là hồ nuôi cá trê. Cách làm này, cá dưới ao sẽ dọn phần thức ăn thừa, chất thải của chồn bên trên, vừa giúp giảm chi phí thức ăn, vừa xử lý chất thải, ngăn mùi hôi. Cùng với đó, ông Son cho đào 10 hồ lót bạt để nuôi ốc bươu đen với hệ thống cung cấp – xả thải nước, cân bằng mực nước chống tràn vào mùa mưa.
Khuôn viên gia trại của ông Son.Ảnh: D.B.S
Năm 2020, tại vụ đầu tiên, ông Son thả 100 kg ốc bươu đen, 100 nghìn con cá trê giống trên 9 hồ nuôi. Đến đầu tháng 1.2022, được cơ quan thẩm quyền cấp phép, ông tiếp tục đầu tư 190 triệu đồng mua 10 cá thể chồn hương trưởng thành (2 con đực, 8 con cái) từ cơ sở gây nuôi hợp pháp ở huyện An Lão về nuôi. Nhờ nắm chắc kỹ thuật chăm sóc, nhân giống và thiết kế chuồng nuôi phù hợp nên chỉ sau 3 tháng nuôi, ông đã có thêm 37 chồn con. Ngay trong năm 2022, ông Son xuất bán 26 con chồn giống thu hơn 150 triệu đồng, đàn chồn hương của gia đình ông hiện có 42 con. Cũng trong thời gian này, ông còn bán được 3 tấn ốc bươu đen, 300 kg cá trê thu về khoảng 80 triệu đồng.
Nói về kinh nghiệm nuôi chồn hương, ông Son vui vẻ chia sẻ, ngoài nắm vững quy trình nuôi chăm sóc, khâu lựa chọn con giống rất quan trọng. Con giống khỏe mạnh thường có đôi mắt sáng mở to, tròn. Giống đực nên chọn con đầu to, mặt to, các chi vạm vỡ, bộ phận sinh dục rõ ràng. Con cái thân hình thon dài, bộ phận sinh dục và hai hàng vú phải đều, không bị lép. Dù chồn hương là con vật dễ nuôi, nhưng để có những con giống phát triển tốt người nuôi cần phải lập sổ theo dõi, sắp xếp theo từng thế hệ sinh sản để phối giống thì mới thành công, hơn nữa phải bổ sung dinh dưỡng và phòng bệnh thật chu đáo.
Nuôi chồn hương, cá trê và ốc bươu đen có một điểm thuận lợi lớn là chi phí thức ăn không đáng kể, dễ tìm, dễ mua. Hơn nữa, nhờ nuôi ốc với số lượng lớn, ông Son còn có nguồn thu đều đặn hàng ngày từ 500 nghìn – 1 triệu đồng tiền bán ốc bươu thịt cho các nhà hàng, quán ăn trên địa bàn và bán được cả trứng ốc bươu giống cho một số gia trại chăn nuôi trong thị xã và một số địa phương lân cận.
Nhận xét về gia trại chăn nuôi của ông Son, ông Ngô Văn Trung, Chủ tịch Hội Nông dân phường Bồng Sơn, khẳng định: Có thể nói, mô hình chăn nuôi kết hợp 3 loại vật nuôi của ông Son khá thú vị. Điểm độc đáo, đó gần như là một vòng tròn khép kín tương hỗ nhau, sử dụng triệt để các loại thức ăn không để lãng phí và gần như không phát thải, gây ô nhiễm môi trường. Từ việc xây dựng chuồng trại bài bản, liên hoàn, môi trường nuôi thông thoáng, thuận lợi kết hợp phương pháp nuôi cộng sinh giúp cho các vật nuôi cùng phát triển tốt! Đây là mô hình tốt và chúng tôi có kế hoạch giới thiệu, nhân rộng trong thời gian tới.
DIỆP BẢO SƯƠNG
Nguồn: Báo Bình Định
- chăn nuôi tổng hợp li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất