[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo Cục Thú y, hàng năm, Cục đã xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình giám sát ATTP đối với thịt gia súc, gia cầm tiêu dùng trong nước. Nhìn chung, thịt gia súc, gia cầm giết mổ trong nước có tỷ lệ ô nhiễm vi sinh vật khá cao tại CSGM và cơ sở kinh doanh thịt. Nguyên nhân do nhiễm chéo trong khi giết mổ, thịt bị nhiễm bẩn từ chính bản thân động vật; điều kiện vệ sinh thú y của các cơ sở giết mổ không đảm bảo yêu cầu, mặt bằng của cơ sở chật chội, việc giết mổ thực hiện trên sàn; người tham gia giết mổ không được trang bị bảo hộ lao động; trang thiết bị, dụng cụ giết mổ, phương tiện vận chuyển không đảm bảo vệ sinh thú y.
Trong năm 2022, Cục Thú y lấy mẫu nước sử dụng trong giết mổ để kiểm tra các chỉ tiêu VSV, phát hiện 09/20 cơ sở (chiếm tỷ lệ 45%) sử dụng nước để giết mổ không đạt yêu cầu, đây cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng thịt gia súc, gia cầm bị ô nhiễm vi sinh vật.
Đối với chỉ tiêu tồn dư kháng sinh và chất cấm, trong 02 năm 2020 và 2022 đều không phát hiện tồn dư hoặc có phát hiện nhưng dưới mức giới hạn cho phép.
Về giám sát chuỗi thịt gà xuất khẩu của Công ty TNHH Koyu & Unitek và Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam cho thấy, kết quả xét nghiệm ô nhiễm VSV: 710 mẫu (mẫu nước: 70, mẫu lau bề mặt tiếp xúc: 100, da cổ gà: 500, thịt gà: 40) với 960 lượt mẫu phân tích đạt yêu cầu đối với các chỉ tiêu ô nhiễm vi sinh vật. Kết quả xét nghiệm tồn dư kháng sinh, hóa chất: 484 mẫu thịt gà với 2.036 lượt mẫu phân tích đạt yêu cầu đối với các chỉ tiêu tồn dư hóa chất, kháng sinh.
Năm 2022, các cơ quan thú y địa phương tổ chức lấy 4.054 mẫu thịt gia súc, gia cầm (thịt tươi: 3.630 mẫu, thịt chế biến: 424 mẫu) tại các cơ sở giết mổ động vật, sơ chế, chế biến sản phẩm động vật. Đối với mẫu thịt tươi: xét nghiệm các chỉ tiêu ô nhiễm vi sinh vật (VSV), tồn dư thuốc thú y, chất cấm nhóm Beta[1]agonist (Salbutamol, Clenbuterol). Đối với mẫu thịt chế biến: xét nghiệm chỉ tiêu tồn dư kháng sinh, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.
Đối với mẫu thịt tươi: 310/1.688 lượt mẫu phân tích ô nhiễm VSV vượt quá giới hạn cho phép; 06/1.339 lượt mẫu phân tích không đạt yêu cầu đối với chỉ tiêu tồn dư kháng sinh, phát hiện 04/30 mẫu dương tính với thuốc an thần Acepromazine, không phát hiện chất tạo nạc (Salbutamol) trong tổng số 1.410 lượt mẫu kiểm tra. Thịt chế biến: 27/424 lượt mẫu phân tích không đạt yêu cầu đối với chỉ tiêu chất hỗ trợ chế biến thực phẩm (hàn the). Không phát hiện mẫu thịt chế biến nào nhiễm VSV và tồn dư kháng sinh vượt quá giới hạn cho phép.
Trong 5 tháng đầu năm 2023 lấy 118 mẫu thịt tươi xét nghiệm các chỉ tiêu VSV, tồn dư thuốc thú y, chất cấm Salbutamol. Kết quả: 13/30 mẫu ô nhiễm VSV vượt quá giới hạn cho phép; 0/20 mẫu tồn dư kháng sinh vượt quá giới hạn cho phép, 58/58 mẫu âm tính với Salbutamol.
Năm 2022, các cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh triển khai lấy 7.757 mẫu nước tiểu gia súc kiểm tra tồn dư chất cấm nhóm Beta-agonist (Salbutamol, Ractopamine). Kết quả 100% mẫu âm tính với chất cấm.
Trong 5 tháng đầu năm 2023, 17 địa phương trên cả nước (bao gồm: Hà Nội, Nam Định, Thái Nguyên, Bắc Giang, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Trị, Long An, Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Bình Phước, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cần Thơ) triển khai lấy 3.581 mẫu nước tiểu gia súc (trâu bò: 838 mẫu, heo: 2743 mẫu) và 17 mẫu thức ăn chăn nuôi kiểm tra chất cấm Salbutamol. Kết quả không phát hiện chất cấm Sabutamol trong các mẫu kiểm tra.
T.N
- ô nhiễm vi sinh vật li>
- salbutamo li>
- thịt gia súc li>
- giá thịt gia súc li> ul>
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất