Được thực hiện tại Thái Bình từ tháng 3/2022 – 6/2023, đề tài “Ứng dụng công nghệ tia UV (Ultra Violet – tia cực tím) xử lý vi sinh vật gây bệnh có trong nguồn nước và dụng cụ bảo hộ tại các trang trại chăn nuôi lợn tại tỉnh Thái Bình” do Học viện Nông nghiệp Việt Nam chủ trì thực hiện đã bước đầu mang lại hiệu quả cho các hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh.
Sau khi ứng dụng công nghệ tia UV trong chăn nuôi, đàn lợn của gia đình anh Lê Minh Tiến, xã Quỳnh Hải (Quỳnh Phụ) phát triển khỏe mạnh, tỷ lệ lợn mắc bệnh tiêu chảy giảm nhiều.
Chia sẻ về mục đích thực hiện đề tài, Tiến sĩ Phạm Hồng Trang, giảng viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam, chủ nhiệm đề tài cho biết: Thực tế trong thời gian vừa qua bệnh dịch tả lợn châu Phi đã gây thiệt hại rất lớn trên đàn lợn không chỉ ở Thái Bình mà trong cả nước. Đối với các bệnh mới nổi như bệnh dịch tả lợn châu Phi và một số bệnh chưa có vắc-xin tiêm phòng cho đàn lợn thì việc vệ sinh phòng bệnh là khâu rất quan trọng để có thể bảo đảm được sức khỏe của đàn lợn và tính kinh tế trong sản xuất của người chăn nuôi. Bên cạnh các biện pháp sử dụng hóa chất vệ sinh phòng bệnh truyền thống, việc sử dụng tia UV là phương pháp đã và đang được khuyến cáo bởi ưu điểm của phương pháp này là không bị quá liều và không gây tồn dư. Do đó, nhằm đánh giá hiệu quả của tia UV trong diệt khuẩn môi trường nước, làm cơ sở khoa học cho việc triển khai, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học tiên tiến, hiện đại và nâng cao hiệu quả phòng bệnh trên đàn vật nuôi, chúng tôi đã thực hiện đề tài “Ứng dụng công nghệ tia UV xử lý vi sinh vật gây bệnh có trong nguồn nước và dụng cụ bảo hộ tại các trang trại chăn nuôi lợn tại tỉnh Thái Bình”.
Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu của Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã khảo sát, thu thập mẫu nước và mẫu dụng cụ bảo hộ tại các trang trại chăn nuôi lợn vừa và nhỏ tại 3 huyện: Quỳnh Phụ, Hưng Hà, Vũ Thư; tiến hành lắp đặt 2 hệ thống đèn UV khử khuẩn nước và 2 tủ UV khử trùng dụng cụ bảo hộ tại 2 trang trại quy mô vừa và nhỏ.
Trang trại nuôi lợn của gia đình anh Lê Minh Tiến, thôn An Phú 2, xã Quỳnh Hải (Quỳnh Phụ) là 1 trong 2 trang trại được chọn để thực hiện đề tài. Sau thời gian ứng dụng công nghệ tia UV để xử lý vi sinh vật gây bệnh có trong nguồn nước và dụng cụ bảo hộ, tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy trên đàn lợn đã giảm nhiều.
Anh Tiến cho biết: Hiện tại trang trại của gia đình tôi có 500 con lợn thịt và 50 con lợn nái. Trước đây, khi chưa áp dụng công nghệ tia UV xử lý vi sinh vật gây bệnh trong nguồn nước, gia đình tôi chủ yếu dùng nước giếng khoan đã được xử lý bằng hệ thống lọc thô để vệ sinh phòng bệnh cho lợn, song tình trạng lợn bị tiêu chảy vẫn còn nhiều. Sau khi sử dụng hệ thống đèn UV khử khuẩn nước và tủ UV khử trùng dụng cụ bảo hộ, tỷ lệ lợn tiêu chảy giảm từ 50% xuống chỉ còn khoảng 1%, đàn lợn khỏe mạnh, phát triển tốt. Hơn nữa, hệ thống đèn UV, tủ UV rất dễ sử dụng. Tôi mong muốn việc ứng dụng công nghệ tia UV sẽ tiếp tục được nhân rộng tại nhiều trang trại chăn nuôi lợn của địa phương để mang lại hiệu quả kinh tế tốt hơn cho các hộ chăn nuôi.
Theo báo cáo của Học viện Nông nghiệp Việt Nam, đề tài “Ứng dụng công nghệ tia UV xử lý vi sinh vật gây bệnh có trong nguồn nước và dụng cụ bảo hộ tại các trang trại chăn nuôi lợn tại tỉnh Thái Bình” qua thời gian thử nghiệm đã đạt được những kết quả bước đầu đáng ghi nhận. Tất cả các mẫu nước sau khi xử lý bằng đèn UV đều không phát hiện ra các vi khuẩn gây bệnh về đường tiêu hóa trên đàn lợn. Các mẫu dụng cụ bảo hộ được xử lý qua tủ UV trong 5 phút cũng không phát hiện các vi khuẩn gây bệnh.
Căn cứ trên dữ liệu tính toán về lượng nước tiêu thụ, khấu hao bóng đèn, tiêu tốn điện năng và chi phí cho hóa chất (Cloramin B), kết quả so sánh hiệu quả kinh tế cho thấy, sử dụng đèn UV khử khuẩn nước tiêu tốn ít hơn khoảng 39.300 đồng/tháng tại trang trại quy mô vừa và khoảng 26.700 đồng/tháng tại trang trại quy mô nhỏ so với phương pháp khử trùng bằng Cloramin B. Tỷ lệ lợn mắc bệnh tiêu chảy giảm từ khoảng 50% xuống còn khoảng 0,99 – 1,65%.
Tiến sĩ Phạm Hồng Trang, chủ nhiệm đề tài thông tin thêm: Để đèn UV hoạt động với hiệu suất tối ưu, các hộ chăn nuôi cần lắp bộ lọc thô trước đèn UV để bảo đảm nước trong, không bị đục vì đèn UV không phải là máy lọc nước, không thể loại bỏ mùi vị hoặc mùi hôi, hóa chất, huyền phù, kim loại nặng và các tạp chất khác. Các hạt cặn gây ra độ đục của nước ảnh hưởng lớn đến hiệu quả diệt khuẩn của đèn UV. Bên cạnh đó, ngoài việc lắp đặt đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất, các hộ chăn nuôi cần lưu ý không được tiếp xúc mắt trực tiếp với đèn UV, cần thay bóng đèn theo định kỳ để bảo đảm hiệu quả của tia UV.
Ông Đỗ Thanh Giang, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ cho biết: Ứng dụng công nghệ tia UV để diệt khuẩn từ lâu đã được sử dụng trong lĩnh vực y học như dùng tia UV tiêu diệt vi khuẩn trên bề mặt, dụng cụ cũng như trang thiết bị bảo hộ tại các bệnh viện… Tia UV được sử dụng sau khi áp dụng các biện pháp khử trùng hóa học nhằm bảo đảm hiệu quả toàn diện trong việc phòng ngừa sự lây nhiễm chéo các vi khuẩn gây bệnh trong môi trường. Sở Khoa học và Công nghệ đã và đang nỗ lực áp dụng các biện pháp khoa học tiên tiến để phòng, chống dịch bệnh trong chăn nuôi, phù hợp với tiến trình phát triển rất nhanh của ngành chăn nuôi tại Thái Bình hiện nay. Chính vì thế, kết quả nghiên cứu bước đầu của đề tài đã cung cấp những dữ liệu rất quan trọng, là cơ sở để chúng tôi tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật trong phòng bệnh cho đàn vật nuôi, phục vụ phát triển chăn nuôi an toàn sinh học và bền vững.
Thu Trang
Nguồn: Báo Thái Bình
- công nghệ tia UV li> ul>
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất