Tổng hợp tình hình xuất – nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi và nguyên liệu TACN giai đoạn 2021 - T6.2023 - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 58.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đắk Lắk 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 59.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 61.000 đ/kg
    •  
  • Tổng hợp tình hình xuất – nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi và nguyên liệu TACN giai đoạn 2021 – T6.2023

    I. Đối với nhập khẩu lĩnh vực chăn nuôi

     

    1.Tình hình nhập khẩu năm 2021-2022

     

    a) Nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi

     

    Theo số liệu tổng cục Thống kê, tổng giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi năm 2022 đạt 3,32 tỷ USD tăng 0,2% so với năm 2021. Trong đó, giá trị nhập khẩu sữa và các sản phẩm từ sữa ước đạt 1,27 tỷ USD tăng 7,7%; giá trị nhập khẩu thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật ước đạt 1,54 tỷ USD tăng 10,7%.

     

    Năm 2022, tổng lượng thịt xẻ nhập khẩu về Việt Nam khoảng 570 nghìn tấn chiếm tỷ trọng thịt nhập khẩu so với tổng thịt xẻ sản xuất trong nước đạt  khoảng 11,3%.

     

    Bảng 1. Nhập khẩu thịt và phụ phẩm các loại vật nuôi giai đoạn 2021-2022

    Đối tượng 2021 2022 So sánh 2022/2021 (%)
    Lợn Thịt (tấn) 167366 114123 68.2
    Phụ phẩm(tấn) 123452 69316 56.1
    Gia cầm Thịt (tấn) 225069 246575 109.6
    Gia cầm sống (tấn) 53341 20588 38.6
    Trâu Thịt (tấn) 92124 133338 144.7
    Phụ phẩm (tấn) 4363 8770 201.0
    Thịt (tấn) 38108 39994 104.9
    Phụ phẩm (tấn) 18377 17130 93.2
    Trâu, bò sống nhập về giết mổ (con) 394358 195066 49,5

     

    b) Nhập khẩu giống vật nuôi

     

    Nhìn chung, những năm gần đây việc nhập khẩu giống vật nuôi có chiều hướng tăng, nhưng chưa nhiều. Đối với giống lợn nhập khẩu chủ yếu để làm tươi máu đàn lợn GGP và GP trong nước; đối với giống gia cầm nhập khẩu chủ yếu thay thế đàn giống ông bà và bố mẹ phục vụ chăn nuôi theo hướng công nghiệp.

     

    – Giống lợn: một số giống có năng suất, chất lượng bằng và cao hơn mức trung bình của thế giới, như Landrace, Yorkshire, Duroc có năng suất cao (chủ yếu là cấp giống cụ kỵ) được nhập vào Việt Nam hàng năm để làm mới nguồn gen di truyền đàn nái ngoại trong nước, nâng cao năng suất, chất lượng con giống trong nước. Cũng giống như nhiều nước, Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào nguồn giống cụ kỵ, ông bà của các tập đoàn giống lợn đa quốc gia để sản xuất cấp giống bố mẹ để sản xuất; hiện chưa có giống lợn ngoại nào do nước ta chọn tạo cạnh tranh được với các giống nhập ngoại.

     

    – Giống gia cầm: xét về cơ cấu giống, có 15 giống gia cầm nhập khẩu; phổ biến nhất là các giống gà chuyên thịt: Ross (chiếm 45,9%), Indian River Meat (13,4%), Hubbard (12,2%), Cobb (chiếm 8,1%)…

     

    – Giống gia súc lớn: các năm gần đây đã nhập khoảng 30 con bò đực giống sản xuất tinh theo chương trình giống gốc vật nuôi; hàng nghìn con bò cái sữa; khoảng 2 triệu liều tinh bò/năm.

     

    c) Nhập khẩu nguyên liệu TACN giai đoạn 2020-2022

     

    Bảng 2. Nhập khẩu các loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi giai đoạn 2020-2022

     

    TT Nguyên liệu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
    Khối lượng (nghìn tấn) Giá trị (triệu USD) Khối lượng (nghìn tấn) Giá trị (triệu USD) Khối lượng (nghìn tấn) Giá trị (triệu USD)
    1 Ngô 9,921 1,944 9,692 2,660 7,354 2,506
    2 Khô dầu các loại 4,682 1,599 5,632 2,557 4,676 2,391
    3 Đạm động vật 1,340 751 1,337 1,053 1,769 1,400
    4 DDGS 1,091 256 1,339 421 1,002 375
    5 Lúa mì, lúa mạch 727 169 2,296 628 1,516 520
    6 Cám các loại 672 124 896 178 557 134
    7 TABS 660 875 588 917 538 799
    8 Loại khác 1,103 334 1,017 513 1,238 689
      Tổng số 20,199 6,056 22,801 8,929 18,654 8,816
      Tăng/ giảm (%)     12.9 47.4 -18.2 -1.3

     

    Nhu cầu nguyên liệu sử dụng cho sản xuất TACN là rất lớn. Tuy nhiên, do năng lực cung cấp nguyên liệu trong nước còn hạn chế nên lĩnh vực sản xuất TACN của nước ta vẫn phụ thuộc chính vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Trong giai đoạn 2020-2022, nước ta nhập khẩu từ 18,6 đến 22,8 triệu tấn nguyên liệu TACN; giá trị nhập khẩu đã tăng từ 6 tỷ USD (năm 2020) lên thành 8,9 tỷ USD (các năm 2021, 2022) do giá nguyên liệu TACN tăng cao. Các nguyên liệu nhập khẩu chính gồm: ngô, khô dầu các loại, lúa mì, đạm động vật, DDGS…

     

    2. Nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2023

     

    Trong 6 tháng đầu năm 2023, giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi vào Việt Nam ước đạt 1.672 triệu USD, giảm 9,7% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, sữa và các sản phẩm từ sữa đạt 618 triệu USD giảm 12,3%; thịt và phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ ước đạt 626 triệu USD giảm 3,8%.

     

    Bảng 3. Nhập khẩu thịt và phụ phẩm vật nuôi giai đoạn 2021- T6/2023

    Đối tượng 2021 2022 2023 So sánh 2022/2021 (%) So sánh 6 tháng 2023/2022 (%)
    Cả năm 6 tháng Cả năm 6 tháng 6 tháng
    Lợn Thịt (tấn) 167366 85080 114123 45071,5 41482,9 68.2 92.04
    Phụ phẩm(tấn) 123452 66650 69316 25879,3 46070,6 56.1 178.02
    Gia cầm Thịt (tấn) 225069 106273 246575 93263 108987 109.6 116.9
    Gia cầm sống (tấn) 3320 1133 6588 2147 1668 38.6 77.69
    Trâu Thịt (tấn) 92124 60788 133338 68825 59824 144.7 86.92
    Phụ phẩm (tấn) 4363 2512 8770 4319 4920 201.0 113.92
    Thịt (tấn) 38108 21049 39994 17951 16751 104.9 93.32
    Phụ phẩm (tấn) 18377 10888 17130 6880 8987 93.2 130.63
    Trâu, bò sống nhập về giết mổ (con) 394358   195066   28642 49,5  

     

    Đối với TACN: Tổng khối lượng nhập khẩu 8,2 triệu tấn (giảm 3,4% về khối lượng so với cùng kỳ năm 2022), tương đương 3,4 tỷ USD (giảm 7,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022). Trong đó, nguyên liệu giàu năng lượng 4,9 triệu tấn (tương đương 1,62 tỷ USD); nguyên liệu giàu đạm 3,1 triệu tấn (tương đương 1,5 tỷ USD); TABS gần 170 nghìn tấn (tương đương 252 triệu USD).

     

    II. Đối với xuất khẩu

     

    1. Tình hình xuất khẩu năm 2022

     

    Tổng giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi năm 2022 ước đạt 409 triệu USD giảm 7,1% so với năm 2021. Cán cân thương mại sản phẩm chăn nuôi thâm hụt 2,92 tỷ USD tăng 1,3%. Trong đó:

     

    – Năm 2022, Việt Nam xuất khẩu 18,87 nghìn tấn thịt và sản phẩm từ thịt, trị giá 84,6 triệu USD giảm 3,3% về lượng nhưng tăng 3,62% về giá trị so với năm 2021. Trong đó:

     

    + Lợn: xuất 10,49 tấn thịt lợn, tổng kim ngạch xuất khẩu thịt heo của Việt Nam đạt trên 50,78 triệu USD tăng 16% so với 2021 và cao nhất kể từ năm 2020. Ngoài heo thịt đã giết mổ, Việt Nam còn xuất khẩu hơn 536,7 nghìn con heo sữa đã qua giết mổ.

     

    + Bò thịt: tổng xuất khẩu thịt trâu/bò sang các thị trường thu về gần 1.64 triệu USD, cao gấp 1.9 lần so với năm trước nhưng thấp hơn 20% so với mức bình quân 5 năm (2017-2022).

     

    + Gia cầm giá trị xuất khẩu thịt gia cầm đã qua giết mổ của Việt Nam sang các thị trường khác đạt gần 3.77 triệu USD- giảm mạnh so với mức 20.7 triệu USD của năm 2021. Năm 2022, xuất khẩu gà giống hướng trứng của Việt Nam sang các thị trường khác là 793.193 con; gà trắng giống là 4.970.889 con.

     

    Năm 2022, cán cân thương mại thức ăn gia súc và nguyên liệu thâm hụt 4,38 tỷ USD tăng 15,2%.

     

    2. Tình hình xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2023

     

    Bảng 4. Xuất khẩu lợn giống và gà giống giai đoạn 2021- T6/2023

    Đối tượng 2022 6T/2022 6T/2023
    Lợn sống (con) Lợn cái 5076   539
    Lợn đực 106   64
    Lợn con 15400   5700
    Lợn thịt 978   530
    Gia cầm sống (con) Gà giống hướng trứng 793193 338113 341860
    Gà trắng giống 4970899 2332659 2301120

     

    Giá trị xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi trong 6 tháng đạt 232 triệu USD, tăng 26,5% so với cùng kỳ (trong đó xuất khẩu sữa và sản phẩm từ sữa đạt 65 triệu USD, tăng 9,9%; thịt và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ đạt 68 triệu USD, tăng 38,7% (số liệu do TT. Chuyển đổi số và Thống kê NN tổng hợp và tính toán).

     

    Nguyễn Trọng Tuyển – Cục Chăn nuôi

    Nguồn: Cục Chăn nuôi

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

  • Nguyễn Mạnh
  • Bài viết đã cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích! Nếu bạn đang tìm kiếm thêm nguồn cung cấp bột đá, đá hạt, vôi bột và bột dolomite chất lượng cao cho các ngành sản xuất, hãy ghé thăm bột đá đá hạt dolomite vôi bột . Chúng tôi tự hào mang đến sản phẩm với tiêu chuẩn nghiêm ngặt, giá cả cạnh tranh và giao hàng nhanh chóng. Rất hân hạnh được hợp tác cùng bạn!

  • Đỗ Đại Trùng Dương
  • Tôi muốn liên kết.

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.