Ngày 4/9 tại Sóc Sơn, Hà Nội, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến đã kiểm tra tiến độ khảo nghiệm vacxin dịch tả lợn Châu Phi DACOVAC-ASF2.
Dự kiến đầu tháng 11 sẽ hoàn thành các bước kiểm tra thực địa
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đã làm việc với lãnh đạo Cục Thú y, Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc thú ý Trung ương I, Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung ương và Tập đoàn Dabaco.
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến nói: “Vacxin DACOVAC-ASF2 của Dabaco đi sau nên phải toàn diện hơn, bám sát thực tiễn hơn”. Ảnh: Hồng Thắm
Công ty TNHH Dược và Thú y Dacovet thuộc Tập đoàn Dabaco đã nghiên cứu, sản xuất vacxin dịch tả lợn Châu Phi nhược độc đông khô, đã thử nghiệm vacxin trên đàn lợn của Tập đoàn và đã được kiểm nghiệm tại Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc thú y Trung ương I.
Kết quả kiểm nghiệm cho thấy vacxin đạt tiêu chuẩn về vô trùng, an toàn và hiệu lực bảo hộ từ 80 – 100% trên đàn lợn thí nghiệm. Hiện nay vacxin DACOVAC-ASF2 đang được khảo nghiệm để đăng ký lưu hành theo quy định.
Ông Tạ Hoàng Long, Giám đốc Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc thú ý Trung ương I báo cáo khảo nghiệm đang được triển khai, với 2 lô lợn thí nghiệm 4 tuần tuổi tiêm và 8 tuần tuổi.
Ông Long cho hay, việc khảo nghiệm được tiến hành ở 2 cơ sở. Cơ sở 1 là Trại chăn nuôi lợn Cao Minh (Công ty TNHH MTV Sản xuất và Thương mại Phát Đạt, xã Cao Minh, Phúc Yên, Vĩnh Phúc). Cơ sở 2 là Trại chăn nuôi lợn Bùi Văn Toán (Xí nghiệp Tam Thiên Mẫu, xã Nghĩa Đạo, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh, với số lượng lợn 100 con (50 con 4 tuần tuổi, 50 con 8 tuần tuổi) tại mỗi cơ sở.
Buổi làm việc giữa Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cùng các đơn vị liên quan về vacxin DACOVAC-ASF2 tại Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung ương ở Sóc Sơn, Hà Nội. Ảnh: Hồng Thắm
“Kết quả đánh giá sơ bộ bước đầu cho thấy, tại các trại lợn sử dụng vacxin DACOVAC-ASF2 an toàn, sống khỏe, tăng trọng và phát triển bình thường. Sau 28 ngày gây miễn dịch, lợn sản sinh được kháng thể kháng virus dịch tả lợn Châu Phi. Quá trình thử thách cường độc đang được thực hiện, dự kiến đầu tháng 11 sẽ hoàn thành các bước kiểm tra thực địa”, ông Long nói thêm.
Dabaco đi sau nên phải toàn diện hơn, bám sát thực tiễn hơn
Báo cáo về kết quả đánh giá mở rộng đối với vacxin DACOVAC-ASF2 tại Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung ương, ông Nguyễn Hoàng Đăng, Phó trưởng phòng Virus, cho biết, thí nghiệm đang được triển khai với mục đích đánh giá an toàn, hiệu lực, khả năng bài thải virus và mức độ ảnh hưởng của vacxin DACOVAC-ASF2 chủng ASFV-G-∆I177L/∆LVR. Cung cấp, bổ sung thêm các kết quả khoa học được đánh giá tại các mô hình trại chăn nuôi lợn khác nhau.
Đối tượng đánh giá là 3 lô vacxin dịch tả lợn Châu Phi nhược độc đông khô DACOVAC-ASF2, gồm lô 2202, 2203 và 2301. Việc đánh giá được tiến hành trên 3 nhóm là lợn 4 tuần tuổi, 8 tuần tuổi và 12 tuần tuổi.
Các trang trại được đánh giá là: Trại lợn của ông Lê Văn Cương (Thuận Thành, Bắc Ninh), đối tượng lựa chọn là lợn 4 tuần tuổi; trại lợn của ông Nguyễn Khắc Bảy (Thuận Thành, Bắc Ninh), đối tượng lựa chọn là lợn 8 tuần tuổi; và trại lợn của ông Nguyễn Đình Chất (Lương Tài, Bắc Ninh), đối tượng lựa chọn là lợn 12 tuần tuổi. Mỗi trại 66 lợn.
Kết quả theo dõi nhiệt độ sau tiêm vacxin: Lợn sau tiêm vacxin không có hiện tượng sốt, phản ứng cục bộ hoặc toàn thân. Thân nhiệt sau tiêm vacxin không có sự khác biệt so với lợn trước tiêm và so với lô đối chứng.
Kết quả theo dõi an toàn sau tiêm vacxin: Tất cả lợn thí nghiệm an toàn sau khi tiêm 10 liều vacxin không làm ảnh hưởng đến khả năng tăng trọng của đàn lợn so với lô lợn đối chứng. Đàn lợn tiêm vacxin sinh trưởng phát triển bình thường.
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến kiểm tra lợn được tiêm vacxin dịch tả lợn Châu Phi DACOVAC-ASF2. Ảnh: Hồng Thắm
Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nói: “Chúng ta đã đi được 2/3 quãng đường, tuy vất vả nhưng gần đến đích rồi. Tuy nhiên vẫn có những vấn đề đặt ra, thứ nhất là xử lý thế nào khi dịch xảy ra, đối tượng lợn 4 tuần tuổi, 8 tuần tuổi, 12 tuần tuổi, lợn đực, lợn con theo mẹ, lợn nái… Thứ hai là tiêm vào ổ dịch thì tiêm như thế nào, tiêm trong tình huống nào, trại nhỏ lẻ tiêm thế nào, trại dịch bệnh tiêm thế nào. Thứ ba cần quan tâm thêm một yếu tố nữa là tại sao vacxin ra rồi nhưng tỷ lệ tiêm rất thấp, cần nghiên cứu lại điều kiện tiêm đơn giản hơn, dễ sử dụng hơn. Dabaco đi sau nên mình phải toàn diện hơn, bám sát thực tiễn hơn”.
Hồng Thắm
Nguồn: nongnghiep.vn
- vacxin dịch tả lợn Châu Phi li>
- DACOVAC-ASF2 li>
- bệnh Dịch tả lợn Châu Phi li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất