Hội nghị Chăn nuôi – Thú toàn quốc lần thứ 5 (AVS 2023) với chủ đề: “Chăn nuôi tuần hoàn trong kỷ nguyên số” đã diễn ra thành công tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, từ ngày 5-7/2023. AVS 2023 được đánh giá là một trong những sự kiện tiêu biểu nhất của ngành chăn nuôi Việt Nam trong năm 2023, nơi tinh hoa của ngành chăn nuôi thú y hội tụ vào toả sáng.
AVS 2023 có hơn 1000 đại biểu là các nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nhân, cơ quan thông tấn báo chí tham dự…
AVS 2023 được tổ chức với chủ đề “Chăn nuôi thú y tuần hoàn trong kỷ nguyên số” không chỉ nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất mà còn tập trung vào mục tiêu phát triển bền vững, hội nhập quốc tế. Hội nghị có tổng số 179 công trình khoa học, trong đó có 124 công trình khoa học được đăng tải trên Kỷ yếu toàn văn và 55 bài báo đăng trên các Tạp chí KHKT chăn nuôi (25 bài), Tạp chí KHKT Thú y (15 bài), Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (15 bài).
GS TS Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Trưởng Ban tổ chức AVS 2023
Tại phiên toàn thể của sự kiện, diễn ra ngày 6/10/2023, GS TS Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Trưởng Ban tổ chức cho biết, ngành chăn nuôi như góp phần quan trọng vào an ninh dinh dưỡng quốc gia, tạo sinh kế gần 10 triệu hộ gia đình trên cả nước, với đóng góp hơn 25% vào GDP nông nghiệp. Năm 2022 giá trị toàn ngành chăn nuôi ước tính đạt 23,7 tỷ USD (tăng 5,93%).
Ngành Thú y đã có những đóng góp vô cùng quan trọng bảo vệ sức khỏe động vật, đảm bảo an toàn sinh học trong chăn nuôi thông quan các chương trình một sức khoẻ, phòng chống dịch bệnh, chẩn đoán, điều trị, kiểm tra an toàn thực phẩm… Những thành tựu nổi bật của ngành đó là làm chủ công nghệ chỉnh sửa gen, công nghệ sản xuất văc-xin, kit chẩn đoán, công tác phòng bệnh cúm giam cầm, bệnh Viêm da nổi cục, bệnh dịch tả lợn Châu Phi, tạo chế phẩm phòng hốngg bệnh gia súc gia cầm…
Để có được những thành tựu trên, chúng ta ghi nhận sự đóng góp to lớn của các nhà khoa học của Trường/Học viện/Viện/Trung tâm nghiên cứu/các phòng thí nghiệm. Các nhà khoa học của các viện nghiên cứu, các trường đại học, công ty đoanh nghiệp đã triển khai nhiều nhiệm vụ khoa học công nghệ, biến kết quả nghiên cứu thành các sản phẩm KHCN phục vụ tốt công thú y trong cả nước. Những thành tựu này đã được thế giới ghi nhận và đánh giá cao.
Tuy nhiên ngành chăn nuôi Việt Nam đang gặp nhiều vấn đề trong việc xử lý chất thải trong chăn nuôi. Mỗi năm ngành chăn nuôi Việt Nam tạo ra khoảng 386 triệu tấn chất thải (trong đó, 62,2 triệu tấn chất thải rắn, 323,5 triệu tấn chất thải lỏng) nhưng các công nghệ, kỹ thuật chăn nuôi hiện nay phần lớn chỉ chú trọng vào nâng cao lợi nhuận, chưa hướng tới bảo vệ môi trường và phát triển chăn nuôi bền vững.
Vì vậy, phát triển chăn nuôi theo mô hình kinh tế tuần hoàn là việc triển khai các loại hình, phương thức, công nghệ chăn nuôi gắn với giảm tiêu hao nguyên liệu đầu vào, hạn chế phát thải đầu ra, xử lý tối ưu chất thải chăn nuôi làm đầu vào cho trồng trọt, thủy sản và lâm nghiệp. Đây là hướng đi chủ đạo để ngành chăn nuôi nước nhà phát triển bền vững thời gian tới, nhất là trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét, nguồn tài nguyên dần hạn hẹp và nguy cơ ô nhiễm môi trường chăn nuôi vẫn hiện hữu. Thực tế đã chứng minh rằng nhiều địa phương đã thành công trong việc áp dụng mô hình chăn nuôi tuần hoàn 4F (Feed, Farm, Food, Fertilizer).
Ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT
Theo ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, chăn nuôi là cực tăng trưởng quan trọng của ngành Nông nghiệp. Để tái cơ cấu ngành chăn nuôi, khoa học công nghệ là yêu cầu, đòi hỏi quan trọng. Nếu các doanh nghiệp đầu tư chăn nuôi vào Việt Nam, thì phải hướng đến chăn nuôi công nghệ cao, theo chuỗi giá trị, tuần hoàn, chuyển đổi số, để hướng đến xuất khẩu, chứ đừng đừng nghĩ ở “ao làng” – thị trường nội địa mà thôi.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cũng khẳng định những bước tiến của ngành chăn nuôi, thú y. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi Việt Nam đang gặp nhiều vấn đề trong việc xử lý chất thải trong chăn nuôi. Do vậy, chăn nuôi theo hướng khép kín, hữu cơ, tuần hoàn là một đòi hỏi tất yếu. Tuần hoàn từ giống, thức ăn dinh dưỡng, quy trình nuôi dưỡng, thú y phòng bệnh, cho đến vận chuyển sơ chế, chế biến giết mổ, bày bán đều phải được triển khai một cách chặt chẽ.
Bộ NNPTNT là một thành viên trong Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26. Bộ cũng đã và đang làm việc với các tổ chức quốc tế để tiếp tục triển khai những mô hình giảm phát thải.
Thứ trưởng cũng đánh giá cao AVS 2023 với chủ đề về tuần hoàn và chuyển đổi số. Tin tưởng với sự có mặt của các nhà quản lý, chuyên gia đầu ngành, các doanh nghiệp, nhà chăn nuôi sẽ thảo luận, đề xuất những hướng đi bền vững, để sẵn sàng đổi mặt với khó khăn thách thức…
PGS.TS Sử Thanh Long, Giảng viên cao cấp Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Trong bài trình bày với chủ đề “Chăn nuôi với nông nghiệp tuần hoàn thời kỳ kỷ nguyên số”, PGS.TS Sử Thanh Long, Giảng viên cao cấp Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã nhấn mạnh, để thực hiện hiệu quả chăn nuôi tuần hoàn đòi hỏi một cách tiếp cận toàn diện bao gồm hỗ trợ chính sách, đổi mới công nghệ và phát triển nhân lực. Các nhà làm chính sách đóng một vai trò chính yếu trong việc tạo ra một môi trường thích ứng với chăn nuôi tuần hoàn. Các ưu đãi, quy định và cơ chế hỗ trợ có thể khuyến khích người chăn nuôi chuyển đổi sang chăn nuôi tuần hoàn và đầu tư vào các công nghệ năng lượng tái tạo. Hơn nữa, nâng cao trao đổi kiến thức và hợp tác giữa các nhà khoa học, các nhà chăn nuôi và nhà làm chính sách có thể thúc đẩy sự hình thành của các giải pháp đặc thù cho ngành nông nghiệp Việt Nam. Việc tích hợp các thành tựu của Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư vào thực hành chăn nuôi tuần hoàn giúp hướng tới mục tiêu bền vững, hiệu quả và đổi mới trong ngành Nông nghiệp. Công nghiệp 4.0 đặc trưng bởi công nghệ điện tử, các quy trình hoạt động dựa trên dữ liệu và tự động hoá, giúp đem lại những lợi ích chiến lược phù hợp với các mục tiêu của chăn nuôi tuần hoàn.
ThS Lê Hải Yến, Phó Tổng giám đốc công nghệ thông tin Công ty Cổ phần GREENFEED Việt Nam
Còn ThS Lê Hải Yến, Phó Tổng giám đốc công nghệ thông tin Công ty Cổ phần GREENFEED Việt Nam trong bài trình bày “Chuyển đổi số trong chăn nuôi- xu hướng tất yếu”, thì đưa ra thông điệp: Chuyển đổi số đang mở ra một cơ hội nâng tầm ngành chăn Việt Nam theo hướng hiệu quả, bền vững và phúc lợi động vật. Thông qua công nghệ chăn nuôi chính xác, quy trình đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu và cải thiện quản lý dinh dưỡng, người chăn nuôi có thể nâng cao năng suất và giảm tác động môi trường. Hơn nữa, khả năng truy suất nguồn gốc sản phẩm và cải thiện phúc lợi động vật nâng cao tính an toàn và đạo đức trong thực hành quy trình chăn nuôi. Việt Nam đang nỗ lực để đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng về các sản phẩm chăn nuôi, đồng thời, đối phó với những thách thức như giới hạn nguồn tài nguyên và biến đổi khí hậu, chuyển đổi số có tiềm năng trở thành một trụ cột trong chiến lược phát triển của ngành chăn nuôi quốc gia trong tương lai.
GS Rag Sak Lee, Khoa tài nguyên động vật trường đại học Konkuk , Seoul, Hàn Quốc.
“Tái sử dụng phụ phẩm nông nghiệp và chất thải sinh học làm thức ăn chăn nuôi và tạo năng lượng sinh học” là bài trình bày của GS Rag Sak Lee, Khoa tài nguyên động vật trường đại học Konkuk , Seoul, Hàn Quốc.
GS Lee dẫn tư liệu của tổ chức phi chính phủ Global Footprint Network, tính đến ngày 2 tháng 8 vừa qua, nhân loại đã sử dụng hết lượng tài nguyên mà Trái đất có thể tái tạo trong 1 năm. Như vậy, từ nay cho đến 31/12, người dân trên hành tinh sẽ phải “lạm quỹ” thiên nhiên để đáp ứng các nhu cầu sống của mình. Điều này dẫn đến việc Tài nguyên thiên nhiên đang nhanh chóng cạn kiệt, nguyên do đến từ việc dân số thế giới và nhu cầu sử dụng tài nguyên đang ngày càng tăng lên. Cũng trong điều kiện này, có khoảng 700 triệu người đang phải chịu cảnh thiếu lương thực, và 17 quốc gia đang trong tình trạng đói kém.
Từ thực trạng nói trên, tái sử dụng phụ phẩm nông nghiệp và chất thải sinh học có thể góp phần giải quyết tình trạng thiếu lương thực bằng cách thúc đẩy quản lý tài nguyên bền vững và giảm dấu chân carbon, phục hồi hệ thống nông nghiệp. Phụ phẩm nông nghiệp được tạo ra trong đa dạng các quá trình hoạt động nông nghiệp như canh tác, chăn nuôi, lâm nghiệp, đánh bắt cá, chế biến thực phẩm. Dữ liệu thống kê về sản lượng phụ phẩm này tuy không nhiều, nhưng ước tính hàng năm ở châu Á sẽ rơi vào khoảng 1 tỷ tấn. Và trên toàn thế giới, có khoảng 1,6 tỷ tấn rác thải thực phẩm mỗi năm, và nó lên tới 3,3 tỷ tấn nếu tính theo dấu chân carbon.
Việc tái sử dụng chất thải sinh học và sản phẩm phụ nông nghiệp đòi hỏi phải có kỹ thuật quản lý hiệu quả hơn. Nếu chúng ta áp dụng big data, công nghệ ICT, trí tuệ nhân tạo đang phát triển ra nhanh chóng gần đây thì hệ thống tái chế có thể được trang bị tiến bộ hơn.
“Xây dựng hệ thống tuần hoàn trong nông nghiệp có thể coi là một thách thức toàn cầu. Cá nhân tôi cho rằng việc tạo ra một môi trường sạch hơn, một hệ sinh thái lành mạnh hơn là một sứ mệnh mang tính thời đại. Tôi cũng cho rằng, việc chia sẻ kinh nghiệm thông qua những chương trình hội nghị, hội thảo như thế này cũng là một điều vô cùng quan trọng và ý nghĩ’, GS Rang Sak Lee khẳng định.
PGS.TS Nguyễn Tất Toàn, Phó hiệu trưởng trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
PGS.TS Nguyễn Tất Toàn, Phó hiệu trưởng trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh trong bài trình bày chủ đề: “Quản lý thú y hướng tới sức khỏe và vệ sinh an toàn thực phẩm” khẳng định, chăn nuôi và thú y có vai trò quan trọng với sức khỏe con người thông qua việc cung cấp thực phẩm dinh dưỡng. Tuy nhiên thực phẩm từ động vật cũng có nhiều mối nguy cho con người, do đó quản lý thú y cần thực thi tốt để bảo đảm an toàn thực phẩm. Vấn đề quản lý này mặc dù đã được thực hiện từ trước đến nay, tuy nhiên trong bối cảnh ngày nay, việc quản lý cần phải đặt trong sự phát triển công nghệ để tận dụng những ưu thế công nghệ nhằm mục tiêu quản lý an toàn thực phẩm ngày càng nhanh, tiện ích và hiệu quả.
Các diễn giả nhận chứng nhận của ban tổ chức
Đóng góp để làm nên sự kiện AVS 2023 là sự đồng hành của 49 doanh nghiệp tài trợ. Trong đó có 2 nhà tài trợ kim cương, 1 nhà tài trợ vàng, 2 nhà tài trợ bạc, 8 nhà tài trợ đồng và 36 nhà tài trợ khác.
Trong khuôn khổ của AVS 2023, còn có nhiều hội thảo chuyên đề được các nhà khoa học, doanh nghiệp trình bày, thu hút sự quan tâm của các đại biểu tham dự hội thảo.
“Chăn nuôi trong kỷ nguyên tuần hoàn số và đâu là cơ hội cho các bạn trẻ” chủ đề hội thảo do Công ty Cổ phần GREENFEED Việt Nam chủ trì thu hút nhiều sinh viên quan tâm.
Hai diễn giả của Công ty Elanco giới thiệu HTSi – công cụ đánh giá năng suất gia cầm bằng nền tảng big data trong khuôn khổ hội thảo bên lề của AVS 2023
Diễn đàn ý tưởng khoa học và công nghệ nằm trong khuôn khổ AVS 2023
Ngoài các phiên hội thảo, thì phần gian hàng giới thiệu thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, sản phẩm chăn nuôi, thiết bị… phục vụ cho ngành chăn nuôi – thú y cũng thu hút đông đảo khách tham quan.
Gian hàng của Công ty TNHH Dược Hanvet tại AVS 2023 (Ảnh: Hanvet)
Gian hàng giới thiệu các sản phẩm, công nghệ mới nhất cho ngành chăn nuôi, thú y của Công ty Boehringer Ingelheim Việt Nam, trong đó, đáng chú ý là vắc xin Enterisol ® Salmonella T/C và công cụ quản lý sức khỏe vật nuôi Sound Talk
Công ty Cổ phần Thức ăn HanoPhavico giới thiệu các sản phẩm thức ăn chăn nuôi
Đội ngũ của Công ty Cổ phần AVAC giới thiệu sản phẩm vắc xin AVAC ASF LIVE tại AVS 2023
Tập đoàn INVET giới thiệu nhiều sản phẩm thuốc thú y và đặc biệt cho ra mắt sản phẩm trứng gà thảo dược
Gian hàng của Công ty Hospivet
Công ty BIG BOSS giới thiệu các sản phẩm thuốc thú y, chế phẩm thảo dược dùng trong chăn nuôi, thủy sản
Gian hàng của Công ty CEVA thu hút sự quan tâm của nhiều bạn sinh viên
AVS cũng là nơi giao lưu, thắt chặt sự đoàn kết giữa các nhà khoa học, các Viện, Trường, doanh nghiệp trong khối chăn nuôi, thú y. Trong ảnh, các thầy cô giảng viên Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh và Đại học Nông Lâm Thái Nguyên chụp ảnh lưu niệm.
HÀ NGÂN
GIỚI THIỆU PHÒNG THÍ NGHIỆM TRUNG TÂM KHOA CHĂN NUÔI
Phòng Thí nghiệm Trung tâm Khoa Chăn nuôi được thành lập theo quyết định số 937/ QĐ-NNH ngày 09/06/2010 của Học viện, với định hướng chiến lược là đào tạo theo nhu cầu xã hội, đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao khoa học – công nghệ vào thực tiễn sản xuất.
Phòng đang thực hiện ba nhiệm vụ chính đó là đào tạo, nghiên cứu khoa học và dịch vụ kiểm nghiệm. Cụ thể là:
(1) Đào tạo: Phòng là nơi thực hành một số học phần, thực tập tốt nghiệp của sinh viên, thực hiện các đề tài luận văn cao học, luận án của nghiên cứu sinh, đào tạo ngắn hạn và cấp chứng chỉ “Đánh giá và phân tích thức ăn chăn nuôi” đối với các cá nhân và tổ chức.
(2) Nghiên cứu khoa học: Phòng là nơi thực hiện các đề tài nghiên cứu, các dự án của cán bộ, giảng viên trong Khoa và các đơn vị khác thuộc Học viện.
(3) Dịch vụ kiểm nghiệm: Phòng thực hiện đánh cảm quan, phân tích kiểm định chất lượng nguyên liệu, thức ăn hỗn hợp chăn nuôi; sản phẩm chăn nuôi (thịt, trứng, sữa…) và môi trường chăn nuôi.
Ngày 03/07/2019, Phòng đã được Văn phòng Công nhận Chất lượng thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam công nhận phù hợp theo ISO/IEC 17025 :2017. VILAS 1223 với 14 phép thử theo Quyết định số 421.2019/QĐ – VPCNCL.
Ngày 07/01/2020, Phòng đã được Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cấp Giấy chứng nhận số 01/GCN – CN – TĂCN về việc đăng ký Hoạt động thử nghiệm với 12 phép thử thuộc lĩnh vực thức ăn chăn nuôi.
Ngày 20/01/2020, Phòng được Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) ký quyết định số 11/QĐ – CN – TĂCN về việc Chỉ định phòng thử nghiệm lĩnh vực thức ăn chăn nuôi với 12 phép thử thuộc lĩnh vực thức ăn chăn nuôi.
Ngày 31/03/2021, Phòng thí nghiệm Trung tâm khoa Chăn nuôi đã được Văn phòng Công nhận chất lượng thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam quyết định số 185.2020/QĐ – VPCNCL về việc công nhận phù hợp theo ISO/IEC 17025 :2017, VILAS 1223 với 10 phép thử mở rộng trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thịt và sản phẩm thịt.
- AVS 2023 li>
- Chăn nuôi tuần hoàn trong kỷ nguyên số li> ul>
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất