[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Kế hoạch xây dựng vùng an toàn dịch bệnh đã gần chạm đích và lô hàng của doanh nghiệp đầu tiên đã sẵn sàng sang Nhật. Những nỗ lực tiên phong của tỉnh Đồng Nai đang mở ra hướng đi tích cực cho thị trường chăn nuôi gà trong nước.
Ngành chăn nuôi gia cầm đang có cơ hội để bay xa
Tích cực xây dựng vùng an toàn dịch bệnh
Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, chăn nuôi Đồng Nai có điều kiện tự nhiên, xã hội phù hợp để phát triển nông nghiệp hàng hóa. Nhưng lâu nay, trang trại, doanh nghiệp chăn nuôi heo, gà mới chỉ tập trung làm sao đủ sức cạnh tranh với hàng nhập khẩu, vẫn còn rất ít doanh nghiệp nghĩ đến việc sẽ xuất khẩu.
Rào cản lớn nhất với thịt gà của Đồng Nai là dịch bệnh và an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhiều thời điểm, gà nội địa chịu áp lực rất lớn trong việc cạnh tranh với gà nhập khẩu giá rẻ. Có giai đoạn người chăn nuôi phải gồng mình chịu lỗ vì gà nhập khẩu tràn sang.
Ông Nguyễn Văn Quyền, Trưởng ban đề án xuất khẩu sản phẩm gia cầm chế biến của Công ty Koyu & Unitek đánh giá thị trường trong nước cũng chứa đựng nhiều bất ổn. Thị trường không của riêng ai, nhưng đó là nơi nhiều đối tượng có thể lợi dụng để trục lợi. Giá cả gà tươi và gà chế biến trong nước trồi sụt thất thường và kéo dài trong khi kế hoạch sản xuất có khi phải vạch ra cho cả năm.
“Nhưng vấn đề này có thể cải thiện được nếu các trang trại, doanh nghiệp liên kết tạo thành chuỗi khép kín và áp dụng các chương trình an toàn dịch bệnh sẽ nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường”, ông Quyền nói.
Và Koyu & Unitek cũng là doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam ký kết được hợp đồng và đang hoàn thành thủ tục để xuất khẩu ức gà ra nước ngoài. Thuận lợi là Hội đồng quản trị có thành viên đến từ Nhật Bản nên rút ngắn được quá trình tìm kiếm thị trường. Nhưng những yêu cầu khắt khe của tiêu chuẩn thú y Nhật Bản cũng đặt ra nhiều khó khăn và bộn bề những công việc phải làm.
Theo đó, sản phẩm phải đáp ứng được các tiêu chí cúm, newcatle và không tồn dư kháng sinh theo quy định của thú y, Nhật và Tổ chức Thú y Thế giới (OIE). Quy trình chăn nuôi, giết mổ, chế biến cũng phải kiểm soát chặt chẽ từng con giống. Cơ sở hạ tầng chăn nuôi chương trình giám sát dịch bệnh phải đảm bảo các yêu cầu nghiêm ngặt.
Chuỗi trại gà thương phẩm cho công ty cũng phải chăn nuôi khép kín theo công nghệ hiện đại, cam kết chặt chẽ đảm bảo chất lượng gà. Cuối tháng 3, nhà máy được xây dựng mới hoàn toàn 100% theo công nghệ Nhật Bản, có phòng xét nghiệm bên trong.
Nhưng để sản phẩm chế biến đủ điều kiện xuất khẩu sang Nhật, gà còn phải được chăn nuôi ở vùng đệm an toàn trong và ngoài trang trại. Việc xây dựng vùng an toàn dịch bệnh (ATDB) trên địa bàn các xã quanh trại nuôi xuất khẩu cũng nhằm đảm bảo tiêu chí này.
Ông Âu Dương Long, chủ trại gà ở xã Cây Gáo, huyện Trảng Bom: Để đạt được chứng nhận đã khó vì vốn đầu tư lớn, công sức nhiều; nhưng duy trì được được chứng nhận còn khó hơn, vì tính chu chuyển của đàn gà rất nhanh. Mấu chốt là tầm soát được dịch bệnh. Đây mới là mục tiêu chính yếu và cũng là cái khó chung của hai huyện Trảng Bom và Thống Nhất. Đây cũng là hai huyện đầu tiên trong cả nước thực hiện thí điểm xây dựng vùng an toàn dịch bệnh, tiến tới hình thành chuỗi sản xuất thịt gà chế biến xuất khẩu.
Tiến tới xuất khẩu
Tại xã Gia Tân 2, huyện Thống Nhất, nông dân Trần Hữu Trung cho biết, qua đợt “bão giá” vừa qua khiến không ít hộ chăn nuôi như ông gặp cảnh lao đao. Gà được chăn nuôi trong và ngoài vùng an toàn dịch bệnh không có khác biệt về giá. Cái lợi trước mắt về kinh tế đối với các hộ nhỏ lẻ thì chưa nhiều nhưng ý nghĩa của chương trình thì rất lớn để đảm bảo sản phẩm an toàn.
Theo đó, các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ được phát thuốc vắcxin phòng bệnh miễn phí, cán bộ thú y đến từng hộ thực hiện, 2 đợt/1 năm. Phòng dịch hiệu quả đỡ tốn hơn chống dịch vì chi phí vắcxin phát cho bà con vẫn tiết kiệm hơn chi phí để dập tắt nếu chẳng may bùng phát dịch. Với các trang trại lớn, việc tuân thủ phòng bệnh cần nghiêm ngặt vì thiệt hại kinh tế thấy rõ nếu để xảy ra dịch.
Ông Lã Văn Hùng, Phó Chủ tịch xã Gia Tân 2, Thống Nhất cho biết: Địa phương còn nhiều cơ sở chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ nhưng đi đầu trong 10 xã. Chúng tôi đã được xác nhận xã an toàn dịch từ 2016. Xã thực hiện quy hoạch ở hai vùng: Tây Bạch Lâm chuyên nuôi gà với 108 ha và 70 trại nuôi gia công cho doanh nghiệp, còn Đông Đức Long thì chuyên nuôi heo.
“Tự thân các trang trại đã tuân thủ nghiêm ngặt phòng bệnh vì thiệt hại kinh tế sẽ rất lớn nếu dịch lây lan. Với nông hộ, chi phí vắcxin phát cho bà con phòng dịch vẫn tiết kiệm hơn khi chẳng may dịch bùng phát. Chương trình vì thế được nhiều người ủng hộ”, ông Trung phân tích.
Số lượng gà biến động thường xuyên nên xã cùng 5 ấp trưởng thường xuyên cập nhật tình hình và số liệu. Với các hộ nhỏ lẻ trong khu dân cư, tăng cường kiểm tra nhờ mạng lưới sát sườn và đa phần đã hợp tác 100%. 10/10 xã tại huyện Thống Nhất đã được xác nhận vùng an toàn dịch.
Anh Nguyễn Trung Thành – Trưởng trạm thú y huyện Trảng Bom cho biết, trên địa bàn huyện có 123 trang trại chăn nuôi gà, 17/17 xã tại huyện cơ bản đủ điều kiện cấp chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh cấp xã. Từ giữa tháng 3, cơ quan thú y vùng IV đã bắt đầu tiến hành thẩm định và hướng dẫn 2 huyện Thống Nhất, Trảng Bom. Đây là giai đoạn các địa phương tập trung xây dựng báo cáo và bảo vệ minh chứng để được cấp chứng nhận vùng an toàn cấp huyện. Dự kiến trong 1 tháng nữa sẽ hoàn tất.
Xuất khẩu gà: Hướng đi bền vững cho chăn nuôi
Bà Lương Thị Lan, Phó Chủ tịch huyện Trảng Bom đánh giá: Theo kế hoạch 2 huyện thí điểm sẽ được nhân rộng ra toàn tỉnh và không chỉ dừng lại ở gà mà gia cầm và heo nói chung. Đồng Nai là địa phương đi đầu cả nước thực hiện thí điểm nên chắc chắn sẽ nhiều khó khăn nhưng những mục tiêu cơ bản đã hoàn thành.
Việc tạo ra một khu vực an toàn dịch bệnh để bảo vệ vật nuôi là nhằm tạo ra sản phẩm an toàn, tạo thuận lợi khi ký kết tiêu thụ và tiến tới xuất khẩu. Trong đó ý nghĩa lớn lao trước hết là sản phẩm an toàn cho người dùng.
Một đại diện nữa của công ty Koyu & Unitek cho rằng: Định hướng xuất khẩu là để mang lại hiệu quả kinh tế ổn định và lâu dài cho doanh nghiệp do mình chủ động được khâu thỏa thuận với nhà nhập khẩu. “Khó khăn không phải ở chính sách mà là ở khả năng vận động và thích ứng của doanh nghiệp đảm bảo hòa nhập tất cả các tiêu chí của các nước phát triển”.
Chưa thể tự tin nói rằng đây đã là thành công. Nhưng thực tế cho thấy đây là chủ trương đúng của Chính phủ, sự quan tâm của chính quyền địa phương, cơ quan chuyên môn và công ty có sự hợp tác chặc chẽ cùng hướng tới mục tiêu nâng tầm sản phẩm Việt Nam trên trường thế giới.
Ông Phan Minh Báu, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Đồng Nai cho biết tỉnh đã tích cực thực hiện kiểm soát dịch bệnh từ 2015. Đến nay, hai huyện đang được Cục Thú y xem xét thẩm định vùng an toàn dịch và các trại chăn nuôi đối với 2 bệnh cúm (H5N1) và bệnh Newcatle (tả)… Đồng thời Sở cũng đã hỗ trợ công ty Koyu & Unitek nhằm tạo điều kiện đầu ra, làm tiền đề ứng dụng cho các doanh nghiệp khác.
Đây là nhiệm vụ khó khăn nhưng khi thực hiện thành công sẽ mở ra nhiều cơ hội, hướng đi bền vững cho cả ngành chăn nuôi trong bối cảnh gia cầm trong nước đang dư thừa, giá giảm sâu, tiêu thụ khó khăn…
Quá trình hội nhập đòi hỏi sự chung tay vào cuộc từ Bộ, ngành, địa phương đến doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, nỗ lực của Đồng Nai cùng 4 tỉnh Đông Nam bộ khác đang là hướng đi đúng để đảm bảo sự phát triển của cả ngành chăn nuôi.
Khánh Chương
Theo ông Trần Văn Quang, Chi cục trưởng Chi cục Thú y (Sở NN&PTNT Đồng Nai), khi chăn nuôi theo quy trình an toàn và liên kết, ức gà chế biến được khách hàng nước ngoài ưa chuộng sẽ mang lại giá trị kinh tế cao. Phần còn lại trở thành phụ phẩm, có thể giảm thành trong nước, giúp doanh nghiệp cạnh tranh tốt hơn với các mặt hàng nhập khẩu. Sản lượng kinh doanh của doanh nghiệp cũng sẽ đảm bảo tốt hơn.
- thực phẩm sạch li>
- nhà chăn nuôi li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- cách chăn nuôi li>
- xuất khẩu gà li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất