3. CÁC NGUY CƠ KHI SỬ DỤNG KHÁNG SINH KHÔNG HỢP LÝ
Kháng sinh đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong phòng chống nhiễm khuẩn cho con người và vật nuôi. Tuy nhiên, nếu sử dụng kháng sinh không hợp lý, lạm dụng kháng sinh cả trong nhân y và chăn nuôi, thú y thì sẽ gây nhiều thiệt hại cho con người, động vật và môi trường.
Thống kê của Liên minh Châu Âu (EU) cho biết, trong năm 2014, lĩnh vực chăn nuôi đã sử dụng 12,720 tấn kháng sinh (chiếm 70.2% tổng kháng sinh sử dụng), với trung bình 144 mg hoạt chất kháng sinh cho mỗi kg khối lượng cơ thể động vật. Nghiên cứu mới đây cho thấy lượng kháng sinh dùng cho người (261,7 mg/kg) và động vật (247,3 mg/kg) ở Việt nam cao hơn nhiều so với con số này ở châu Âu (lần lượt là 122 mg/kg và 151,5 mg/kg) (Carrique-Mas và ctv, 2020).
Kháng kháng sinh là một trong những vấn đề quan ngại hàng đầu trên toàn thế giới. Nghiên cứu của O’Neill (2014) đã ước lượng tử số do đề kháng kháng sinh hàng năm là khoảng 700,000 người trên toàn cầu (cao hơn ½ tử số gây bởi tai nạn giao thông). Nghiên cứu này cũng ước tính rằng đến năm 2050, nếu không có những can thiệp nhằm giảm đề kháng kháng sinh thì sẽ có khoảng 10 triệu người sẽ chết hàng năm do đề kháng kháng sinh, cao hơn cả tử số do ung thư gây ra. Nhiều nghiên cứu trong khu vực và quốc tế trên vi khuẩn gây bệnh và vi khuẩn từ môi trường cũng cho thấy Việt nam là một trong những nước có nhiều vi khuẩn đề kháng kháng sinh ở mức cao, đáng báo động.
Sử dụng kháng sinh không đúng còn để lại hậu quả về tồn dư kháng sinh trong sản phẩm có nguồn gốc động vật. Nếu thời gian ngừng sử dụng sản phẩm kháng sinh không được áp dụng theo đúng quy định, tồn dư kháng sinh sẽ vượt mức giới hạn tối đa cho phép. Tồn dư kháng sinh có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người như suy thận, dị ứng, kém phát triển xương…. Nếu mức độ tồn dư cao có thể góp phần phát triển các dòng vi khuẩn kháng thuốc. Kết quả khảo sát công bố năm 2015 của Yamaguchi và ctv cho biết, trong 395 mẫu thịt gà, thịt lợn và thịt bò của Việt Nam được thu thập đã phát hiện 21 chất kháng khuẩn (6 loại) với tỷ lệ nhiễm lần lượt là 17.3%, 8.8% và 7.4% trong các mẫu thịt gà, thịt lợn và thịt bò.
Tiêu chuẩn về giới hạn tồn dư tối đa (Maximum Residue Limit, MRL) kháng sinh của từng quốc gia có thể khác nhau và được cập nhật thường xuyên. Các giới hạn này cũng có thể được tham khảo theo Quy định của Codex. Thông tin về MRL của Việt nam có trong thông tư của Bộ y tế (24/2013/TT-BYT) với Quy định mức giới hạn tối đa dư lượng thuốc thú y trong thực phẩm.
Phun vắc xin cho gà tại một trang trại ở Chương Mỹ, Hà Nội.
4. CÁC NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG KHÁNG SINH HIỆU QUẢ
Trước khi sử dụng kháng sinh, cần hiểu rõ Tam giác liệu pháp kháng sinh. Biểu đồ 1 cho thấy mối liên hệ giữa mầm bệnh (vi khuẩn), vật nuôi (lợn, gà, vịt, bò, chó mèo…) và kháng sinh. Biểu đồ cho thấy nếu mầm bệnh không có hoặc không quá nhiềuhoặc vật nuôi có sức đề kháng tốt thì không thể có nhiễm khuẩn gây thành bệnh cho con vật được. Như vậy, nếu mục tiêu của trang trại hay chủ nuôi là ngăn chặn mầm bệnh xâm nhập hoặc lan tràn trong trang trại bằng an toàn sinh học hoặc nuôi con vật khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt để tự bảo vệ thông qua thức ăn, môi trường nuôi dưỡng, giống tốt… thì sẽ không cần dùng hoặc dùng kháng sinh ít hơn.
Biểu đồ 1. Tam giác liệu pháp kháng sinh cho vật nuôi
Khi quyết định dùng kháng sinh, cần hiểu rõ kháng sinh được dùng đúng sẽ đem lại hiệu quả chống nhiễm khuẩn nhưng nếu chọn kháng sinh không đúng, dùng quá thường xuyên, dùng dưới liều ức chế vi khuẩn thì sẽ có thể xảy ra trường hợp vi khuẩn đề kháng lại kháng sinh. Một khi kháng sinh đã được cung cấp cho vật nuôi bằng những đường cấp cụ thể nào đó thì kháng sinh sẽ được cơ thể con vật hấp thu, phân bố, chuyển hóa và bài thải. Tiến trình này được gọi là dược động học của kháng sinh. Cần hiểu biết về dược động học của từng kháng sinh cho từng loài vật nuôi hoặc thậm chí là cụ thể từng cá thể (như với chó, mèo…) thì mới đem lại hiệu quả trong điều trị mà không gây độc tính cho bản thân con vật hoặc gây những ảnh hưởng cho nhân viên thú y, chủ nuôi hoặc người tiêu dùng do tồn dư kháng sinh từ các sản phẩm từ chăn nuôi.
1.1. Mục tiêu của việc sử dụng kháng sinh
Đưa kháng sinh vào cơ thể con vật bằng đường dùng phù hợp để kháng sinh đạt đủ nồng độ tại mô bệnh, từ đó tiêu diệt được vi khuẩn gây bệnh hoặc ức chế vi khuẩn, cùng với hệ phòng vệ của cơ thể vật nuôi loại bỏ mầm bệnh mà không gây hại cho con vật là cách sử dụng kháng sinh hiệu quả nhất. Cần dùng kháng sinh theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất và đơn thuốc do bác sĩ thú y hoặc người có chứng chỉ hành nghề thú y kê đơn để đảm bảo hiệu quả phòng, trị bệnh.
1.2. Nguyên tắc chọn lựa kháng sinh
Việc chọn kháng sinh cần được cân nhắc dựa vào các yếu tố sau:
- Mầm bệnh là vi khuẩn gì, gây bệnh ở cơ quan nào?
Phân loại vi khuẩn có thể phân chia nhóm vi khuẩn thành Gram dương, Gram âm, Mycoplasma. Nếu xét về vị trí kí sinh thì phân chia vi khuẩn kí sinh ngoài tế bào vật chủ (ngoại bào, đa số) và vi khuẩn kí sinh bên trong tế bào vật chủ, còn gọi là vi khuẩn nội bào (Mycoplasma spp, Lawsonia intracellularis). Vị trí của ổ bệnh cũng rất quan trọng khi chọn kháng Do đó, bệnh nhiễm khuẩn trên động vật thường được phân chia ra bệnh trên các cơ quan: hô hấp (viêm đường hô hấp trên, viêm phổi), tiêu hóa (viêm ruột, viêm hồi tràng…), sinh dục (viêm tử cung…), tiết niệu (viêm bàng quang, viêm đường dẫn tiểu…).
- Kháng sinh nào ức chế/ tiêu diệt được vi khuẩn gây bệnh?
Phổ kháng khuẩn của kháng sinh cho biết khả năng (về lý thuyết) ức chế các vi khuẩn, nhóm vi khuẩn của kháng sinh đó. Cần hiểu rằng, phổ kháng khuẩn của từng kháng sinh với cụ thể từng loại vi khuẩn gây bệnh cho từng loài vật nuôi ở từng khu vực có thể thay đổi và khác nhau. Ví dụ, tetracycline là kháng sinh phổ rộng, có thể ức chế vi khuẩn Gram dương, Gram âm và Mycoplasma. Tuy nhiên, sử dụng kháng sinh này quá nhiều trong những năm cuối của thế kỷ trước dẫn đến việc có đến 62% vi khuẩn Salmonella phân lập từ lợn đề kháng với kháng sinh này (An Vo và ctv, 2010). Để cập nhật tình hình vi khuẩn mẫn cảm hay đề kháng với kháng sinh, nhiều nước thường xuyên kiểm tra mức độ mẫn cảm kháng sinh và công bố để các bác sỹ thú y thực hành có thể sử dụng trong các quyết định chọn lựa kháng Các công bố trên các Tạp chí quốc tế, website của OIE, WHO, FAO, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, các tạp chí của các Trường Đại học ngành Nông nghiệp có thể cung cấp thông tin về tình hình mẫn cảm/ đề kháng kháng sinh của từng loài vi khuẩn gây bệnh trên từng cơ quan của từng loài vật nuôi tại địa phương, trang trại cụ thể ở Việt nam.
- Kháng sinh được chọn có khả năng đến cơ quan nhiễm khuẩn đủ nồng độ điều trị hay không?
Đặc điểm dược động học của kháng sinh là một trong các căn cứ để chọn kháng sinh. Việc sử dụng kháng sinh tùy tiện (không đúng liều dùng, đường cấp, nhịp cấp thuốc mà nhà sản xuất công bố) có thể dẫn đến việc kháng sinh không đến được vị trí nhiễm khuẩn hoặc đến được với nồng độ thấp, không có hiệu quả ức chế hoặc tiêu diệt vi khuẩn. Ví dụ, các kháng sinh nhóm aminoglycoside như streptomycin, gentamicin nếu dùng đường miệng (ăn hoặc uống) thì kháng sinh không thể đến đường hô hấp để điều trị các nhiễm khuẩn tại cơ quan này.
- Kháng sinh được chọn có gây độc tính nghiêm trọng cho vật nuôi hay tác dụng phụ nào không?
Mặc dù kháng sinh có tác động chuyên biệt trên vi khuẩn, kháng sinh vẫn có thể gây ra độc tính hoặc tác dụng phụ cho con vật. Ví dụ, kháng sinh nhóm floroquinolone chống chỉ định ở chó dưới 12 tháng tuổi để ngăn ngừa nguy cơ gây rối loạn phát triển sụn. Hoặc trường hợp dùng kháng sinh bài thải qua thận sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh ở đàn gà có những triệu chứng hay bệnh tích suy yếu thận.
- Dạng bào chế của kháng sinh được chọn trên thị trường có dễ cấp, thuận tiện cho con vật, đàn vật nuôi hay không?
Tùy từng loài vật nuôi và mục đích sản xuất mà việc chọn lựa đường cấp cần được cân nhắc. Nếu đường tiêm cá thể là phổ biến trong điều trị bệnh cho thú cưng (chó, mèo) thì đường miệng (ăn, uống) lại tiện lợi cho chăn nuôi tập trung, quy mô lớn (lợn, gà, vịt…). Cần lưu ý khi vật nuôi bệnh thì chúng thường kém ăn. Vì vậy, đưa thuốc và nước uống trong chăn nuôi gia cầm thường được ưa chuộng. Do đó, việc chọn kháng sinh cho từng trường hợp, từng đàn phải xem xét dạng bào chế cho phù hợp.
- Kháng sinh được chọn có nằm trong danh mục cho phép sử dụng không? Và thời gian ngưng thuốc là bao lâu?
Mỗi một quốc gia sẽ có danh mục các kháng sinh được phép lưu hành, sử dụng. Bác sĩ thú y hoặc phụ trách kỹ thuật của trang trại, phòng mạch cần thường xuyên cập nhật thông tin này từ website của Cục thú Với chăn nuôi cung cấp thực phẩm (trứng, thịt, sữa…), người kê toa phải chọn lựa kháng sinh để không chỉ đem lại hiệu quả trong điều trị mà còn đảm bảo thời gian ngưng thuốc ngắn nhất để giảm tổn thất về kinh tế trong thời gian chờ kháng sinh thải ra khỏi cơ thể vật nuôi đảm bảo tồn dư ở mức cho phép. Lưu ý rằng thời gian ngưng thuốc phụ thuộc vào kháng sinh, nhóm kháng sinh, dạng bào chế, đường cấp, liều lượng, nhịp cấp và loài vật được dùng kháng sinh. Ví dụ, gentamicin sulfate dùng đường tiêm bắp cần thời gian ngưng thuốc 40 ngày trên lợn. Do đó, một số nước như Úc không cho dùng kháng sinh này trên động vật cung cấp thực phẩm như lợn, bò.
Kháng sinh được chọn nằm trong danh sách ưu tiên nào?
Như đã trình bày ở trên, chọn lựa kháng sinh theo thứ tự ưu tiên 1. Nếu sau 1 ngày không hiệu quả và/ hoặc có thêm dữ liệu về mẫn cảm kháng sinh thì dùng kháng sinh ưu tiên 2. Nhóm kháng sinh dùng trong giải pháp cuối hoặc nhóm cực kỳ quan trọng cho nhân y và nên hạn chế, chỉ cho những trường hợp khẩn cấp.
Lưu ý rằng danh sách kháng sinh ưu tiên (1, 2, giải pháp cuối) khác nhau giữa các loài vật nuôi nhất là dựa trên việc loài vật đó có dùng làm thực phẩm cho con người hay không. Ví dụ, kháng sinh ưu tiên dùng cho chó mèo (được xem là thú cưng, không dùng làm thực phẩm cho người) sẽ khác với kháng sinh ưu tiên dùng cho lợn (cung cấp thịt cho người).
Nguồn: Cục Thú y
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
Tin mới nhất
T7,21/12/2024
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất