[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Canada là nước sản xuất và xuất khẩu đậu hạt dùng cho thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới. Do nhu cầu mạnh mẽ về nguồn protein chất lượng cao và bền vững, sản lượng đậu hạt của Canada không ngừng tăng; được xuất khẩu đi nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đậu hạt Canada là nguồn liệu tiềm năng, chất lượng giúp ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam đa dạng nguồn cung, giảm giá thành sản xuất và thân thiện hơn với môi trường.
Đó là thông điệp được chia sẻ tại hội thảo giá trị dinh dưỡng và ứng dụng của đậu Canada trong ngành Chăn nuôi Việt Nam, do chính quyền tỉnh Bang Saskatchewan Canada và Hiệp hội Đậu Canada đã tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh vào tháng 10/2023.
Mỗi năm Canada sản xuất 6-7 triệu tấn đậu hạt
Ông Denis Tresmorin, Giám đốc Hiệp hội Đậu Canada (Pulse Canada)
Theo ông Denis Tresmorin, Giám đốc Hiệp hội Đậu Canada (Pulse Canada) cho biết, hiệp hội đại diện cho người trồng, thương nhân và nhà chế biến hạt đậu.
Các loại đậu hạt được trồng ở Canada đó là: đậu hạt (pea), đậu gà (chickpea); đậu lăng (lentil pea); đậu (beans); đậu tằm (faba beans). Sản lượng đậu hạt ở Canada khoảng từ 6-7 triệu tấn/năm .
Đậu hạt Canada năm 2023 có 3 loại chính là (1) đậu vàng (Yellow pea) chiếm 85% có thể làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và các dạng protein; (2) đậu xanh (green peas) 14% ứng dụng trong thực phẩm và bánh kẹo, nhiều xơ; (3) đậu khác chiếm 1%. Diện tích trồng các loại đậu năm 2023 là khoảng 1,2 triệu ha.
Đậu vàng Canada
Canada đã cải thiện khả năng xuất khẩu đậu bằng cách tăng công suất tại các bến cảng Bờ Tây truyền thống để vận chuyển hàng rời. Cụ thể có 8 bến giúp tăng công suất. Thêm 2 bến cảng mới từ năm 2020 như: Cảng G3 (6 triệu tấn hàng năm); cảng P&H (khoảng 3 triệu tấn hàng năm). Vì vậy, thời gian dừng ít hơn, tải tàu số lượng lớn nhanh hơn.
Thị trường xuất khẩu chính của đậu Canada đó là sang Trung Quốc. Năm 2020 khoảng trên 2 triệu tấn, năm 2021 là gần 2 triệu tấn. Tại đây thì Trung Quốc sử dụng 51% cho thực phẩm; 49% cho thức ăn chăn nuôi (13% TATS- 60% cho tôm, 23% cá, 17% cua); 83% cho gia súc, gia cầm (75% cho heo, 20% gia cầm, 5% cho gia súc nhai lại).
Đậu hạt: Nguồn nguyên liệu thay thế giúp giảm sự phụ thuộc vào bột bắp và khô dầu đậu nành
Ông Lesley Nernberg, Cố vấn cấp cao và Giám đốc điều hành tại Lighthouse Agri-Solutions
Theo ông Lesley Nernberg, Cố vấn cấp cao và Giám đốc điều hành tại Lighthouse Agri-Solutions cho biết, thành phần dinh dưỡng của đậu hạt gồm protein thô 22,2% và axit amin; tinh bột 43,5%, béo thô 1,2%, năng lượng 2570kcalo, khoáng 2,9% và vitamin. Đậu hạt (peas) là nguồn cung cấp cả protein và năng lượng vừa phải, khiến nó trở thành nguyên liệu thích hợp trong hầu hết các chương trình chăn nuôi và thủy sản.
Các dạng sử dụng của đậu hạt bao gồm: (1) Dạng cô đặc gồm phần tinh bột, protein hoặc chất xơ (vỏ) nhưng chủ yếu được sử dụng trong thực phẩm cho con người. (2) Đối với thức ăn chăn nuôi, cung cấp giá trị dinh dưỡng, đặc tính kết dính trong thức ăn viên hoặc lợi ích chức năng (prebiotic.
Cùng với đó, đậu hạt là chất kết dính tuyệt vời trong thức ăn viên; chất mang hoặc thành phần trong hỗn hợp (ép đùn) chứa hạt có đầy đủ chất béo. Đậu hạt Canada là loại đậu không biến đổi gen.
Ông Lesley Nernberg cho rằng, để chăn nuôi bền vững, cần nâng cao hơn nữa hiệu quả và giảm chi phí chăn nuôi vì thức ăn chăn nuôi chiếm tới 70% chi phí sản xuất. Nhà chăn nuôi cân nhắc sử dụng các nguyên liệu thay thế để giảm sự phụ thuộc vào bột bắp và khô dầu đậu nành.
Trong những năm qua, việc nghiên cứu các nguyên liệu TACN có năng suất cao và tiết kiệm chi phí ngày càng trở nên quan trọng hơn. Đậu hạt là nguồn cung cấp protein và tinh bột tốt và cần được đánh giá trong công thức khẩu phần gia cầm như một phương pháp để giảm sự phụ thuộc vào bột bắp và khô dầu đậu nành.
.
Giá trị của đậu Canada có thể được tính theo công thức sau: Giá đậu = (giá ngô × 80%) + (giá khô đậu tương × 27%).
Tiềm năng sử dụng đậu Canada trong Chăn nuôi – Thủy sản tại Việt Nam
Theo PGS.TS Lã Văn Kính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam cho biết, đậu hạt có thể thay thế hoàn toàn đậu nành cho heo thịt mà không ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng tăng trưởng, đặc điểm thịt hay độ pH của thịt. Vào thời điểm khi chi phí chăn nuôi gia tăng, khả năng sản xuất ổn định và chất lượng thực phẩm đậu hạt đùng dể chăn nuôi của Canada là sự thay thế đáng tin cậy cho nguồn chất đạm chính trong chế độ thực phẩm nuôi lợn.
Còn TS Nguyễn Văn Nguyện, Viện nuôi trồng thủy sản cho biết, đậu vàng Canada có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều protein, ít béo; chứa đầy đủ các axit amin thiết yếu cho vật nuôi thủy sản. Sử dụng đậu Canada không làm ảnh hưởng đến chất lượng cơ thịt tôm; tôm thẻ sử dụng đậu Canada, ở mức khẩu phần 15% không ảnh hưởng đến tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn thủy sản; đậu Canada là nguồn nguyên liệu phù hợp dùng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi bằng tôm thẻ chân trắng.
Ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cho rằng, cần có thêm nhiều nghiên cứu về cách thức sử dụng của đậu hạt Canada tại Việt Nam. Giá các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi cũng thay đổi liên tục, thì đậu Canada có giá thành rẻ hơn, nhưng vẫn đáp ứng được về năng suất, thành tích, chất lượng sản phẩm chăn nuôi, sẽ là gợi ý thích hợp cho nhà chăn nuôi. Mục tiêu là nhà chăn nuôi sản xuất ra các sản phẩm thịt có giá thành cạnh tranh hơn, trong bối cảnh chăn nuôi bấp bênh như hiện nay.
Chính quyền tỉnh Bang Saskatchewan, Canada và Hiệp hội Đậu Canada cùng các khách mời chụp ảnh lưu niệm nhân dịp tổ chức hội thảo giới thiệu về đậu Canada.
HÀ NGÂN
Đậu hạt Canada giúp giảm “dấu chân” carbon
Theo Hiệp hội Đậu Canada, đậu hạt được ghi nhận có những lợi ích về môi trường và nông học trong các hệ thống trồng trọt. Lợi ích nông học của đậu hạt được thúc đẩy nhờ khả năng cố định nitơ của cây đậu hạt (có thể giảm bớt nhu cầu về phân bón nitơ (MacWilliam và cộng sự 2018, Gan và cộng sự 2011), cũng như các lợi ích về “sức khỏe” của nước và đất khi sử dụng đậu hạt trong hệ thống luân canh. Những lợi ích nông học này đã được ghi chép đầy đủ trong các hệ thống sản xuất cây trồng ở Tây Canada (Luce và cộng sự 2015, Miller và cộng sự 2003).
Do hoạt động sản xuất thức ăn chăn nuôi đóng góp đáng kể vào dấu chân môi trường của ngành chăn nuôi, tác động môi trường thấp của đậu hạt góp phần làm giảm tác động của ngành chăn nuôi. Lợi ích môi trường khi sử dụng đậu hạt trong thức ăn chăn nuôi đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu ở Bắc Mỹ và châu Âu (Alberta Agriculture, 2009). Việc bổ sung đậu hạt vào khẩu phần ăn của gia súc chính là cơ hội để giảm dấu chân môi trường của các hệ thống sản xuất thịt lợn và trứng. Đây cũng là tiềm năng phát triển và tiếp thị các sản phẩm chăn nuôi có dấu chân môi trường thấp (ví dụ: thịt lợn xả thải carbon thấp).
Các kết quả về dấu chân carbon cho thấy việc thay đổi khẩu phần ăn của gà đẻ trứng sang khẩu phần ăn có đậu Hà Lan làm giảm 0,05 kg CO2 tương đương trên mỗi tá trứng, tức là giảm 13% lượng phát thải khí nhà kính liên quan đến chính hoạt động sản xuất thức ăn chăn nuôi, dẫn đến giảm 6% chu kỳ vòng đời sản xuất trứng tổng thể. Trong trường hợp này, chênh lệch nhỏ hơn 10% vẫn được coi là mức đáng kể.
Mặt khác, việc thay đổi khẩu phần ăn của lợn sang khẩu phần ăn có đậu Hà Lan làm giảm 0,36 kg CO2 tương đương trên mỗi kilogram thịt lợn, tức là giảm 28% lượng phát thải KNK liên quan đến chính hoạt động sản xuất thức ăn chăn nuôi, dẫn đến giảm 18% chu kỳ vòng đời sản xuất thịt lợn tổng thể.
- Đậu hạt Canada li>
- Đậu hạt li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất