Việc giết mổ và nuôi chó để lấy thịt sẽ trở thành bất hợp pháp ở Hàn Quốc sau khi các nghị sĩ ủng hộ luật mới.
Đạo luật này sẽ có hiệu lực vào năm 2027, nhằm mục đích chấm dứt tập quán ăn thịt chó lâu đời ở nước này. Thịt chó hầm, được gọi là “boshintang”, được coi là món ngon đối với một số người lớn tuổi ở Hàn Quốc, nhưng món thịt này đã không còn được giới trẻ ưa chuộng nữa.
Theo một cuộc thăm dò của Gallup năm ngoái, chỉ 8% người được hỏi cho biết họ đã ăn thịt chó trong 12 tháng qua, giảm từ mức 27% vào năm 2015. Chưa đến 1/5 số người được thăm dò cho biết họ ủng hộ việc tiêu thụ thịt chó.
Lee Chae-yeon, sinh viên 22 tuổi, cho biết lệnh cấm là cần thiết để thúc đẩy quyền động vật. “Ngày nay nhiều người nuôi thú cưng hơn” – cô nói với BBC ở Seoul. “Bây giờ chó giống như gia đình và ăn thịt thành viên gia đình chúng ta là điều không hay chút nào” – người này chia sẻ.
Luật mới nhắm vào những người buôn bán thịt chó – những người giết chó lấy thịt phải đối mặt với án tù ba năm, trong khi những người bị kết tội nuôi chó để lấy thịt hoặc bán thịt chó có thể phải ngồi tù tối đa hai năm.
Nông dân và chủ nhà hàng có ba năm để tìm nguồn việc làm và thu nhập thay thế trước khi luật có hiệu lực.
Theo thống kê của chính phủ, Hàn Quốc có khoảng 1.600 nhà hàng thịt chó và 1.150 trang trại chó vào năm 2023, tất cả đều phải đệ trình kế hoạch ngừng kinh doanh lên chính quyền địa phương trước khi luật có hiệu lực.
Một con chó trong trang trại ở Hàn Quốc – Ảnh: Reuters
Chính phủ đã hứa sẽ hỗ trợ đầy đủ cho những người chăn nuôi, bán thịt chó và chủ nhà hàng, những người mà doanh nghiệp của họ sẽ buộc phải đóng cửa, mặc dù chi tiết về mức bồi thường vẫn chưa được tiết lộ.
Tổng thống đương nhiệm Yoon Suk Yeol và vợ sở hữu 6 con chó và kêu gọi cấm ăn thịt chó.
Các chính phủ trước đây từ những năm 1980 đã cam kết cấm thịt chó nhưng không đạt được tiến bộ nào. Tổng thống đương nhiệm Yoon Suk Yeol và đệ nhất phu nhân Kim Keon Hee nổi tiếng là những người yêu động vật – họ có 6 con chó và bà Kim đã kêu gọi chấm dứt tục lệ ăn thịt chó.
Các nhóm bảo vệ quyền động vật, từ lâu đã thúc đẩy lệnh cấm, đã ca ngợi kết quả của cuộc bỏ phiếu hôm 9-1.
Jung Ah Chae – giám đốc điều hành của Hiệp hội nhân đạo ở Hàn Quốc, cho biết cô rất vui vì lệnh cấm. Cô chia sẻ với BBC: “Trong khi trái tim tôi tan nát vì hàng triệu con chó đã phải chịu sự thay đổi quá muộn, tôi vui mừng khi Hàn Quốc giờ đây có thể khép lại chương này trong lịch sử và đón nhận một tương lai thân thiện với chó”.
Những người chăn nuôi thịt chó đã vận động chống lại lệnh cấm. Họ lập luận rằng, do sự phổ biến ngày càng giảm trong giới trẻ, món này nên được để cho nó biến mất một cách tự nhiên theo thời gian. Nhiều nông dân và chủ nhà hàng là người lớn tuổi và cho biết họ sẽ khó chuyển đổi sinh kế khi đã ở độ tuổi muộn như vậy.
Một người chăn nuôi chó, Joo Yeong-bong, nói với BBC rằng ngành này đang tuyệt vọng.
“Trong 10 năm nữa, ngành công nghiệp này sẽ biến mất. Chúng tôi đã ở độ tuổi 60 và 70 và giờ chúng tôi không còn lựa chọn nào khác khi mất kế sinh nhai”, ông nói và cho biết thêm rằng đây là “sự xâm phạm quyền tự do của người dân được ăn những gì họ thích”.
Bà Kim, một chủ nhà hàng thịt chó ở độ tuổi 60, nói với BBC rằng bà thất vọng vì lệnh cấm và đổ lỗi cho việc ngày càng có nhiều người ở Hàn Quốc nuôi thú cưng.
“Giới trẻ ngày nay không kết hôn nên coi thú cưng như gia đình, nhưng thức ăn là thức ăn. Chúng ta nên chấp nhận thịt chó nhưng nuôi và giết mổ chúng trong môi trường hợp vệ sinh” – bà nói.
Anh Duy
Nguồn: Báo Công An
- thịt chó li>
- kinh doanh thịt chó li> ul>
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Thịt nuôi cấy có thể trở thành thực phẩm sử dụng rộng rãi trên thế giới
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
Tin mới nhất
T6,15/11/2024
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Thịt nuôi cấy có thể trở thành thực phẩm sử dụng rộng rãi trên thế giới
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất