Các nhà khoa học tại trường Đại học Yonsei ở Seoul (Hàn Quốc) đã phát triển một loại thực phẩm lai mới – đó là gạo bổ sung đạm từ thịt nuôi cấy, có thể giúp giải quyết khủng hoảng lương thực và biến đổi khí hậu.
Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Theo báo cáo nghiên cứu đăng trên tạp chí Matter, loại ngũ cốc mới này được trồng trong phòng thí nghiệm. Các nhà khoa học mô tả đây là loại gạo màu hồng có hàm lượng thịt, gồm cơ và tế bào mỡ của thịt bò. Giống gạo mới có thể được sử dụng để thay thế thịt với giá thành rẻ hơn và bền vững hơn đối với môi trường do phát thải carbon thấp.
Bà Park So-hyeon – một thành viên của nhóm nghiên cứu – cho biết: “Hãy tưởng tượng, chúng ta có thể có được tất cả các dưỡng chất cần thiết từ gạo chứa protein nuôi cấy tế bào. Gạo vốn đã có hàm lượng dinh dưỡng cao, nhưng việc bổ sung tế bào từ vật nuôi có thể tăng hàm lượng dinh dưỡng này”.
Các nhà khoa học cho biết hạt gạo được phủ gelatine cá để giúp tế bào thịt bò bám vào gạo và sản phẩm này sau đó được nuôi cấy trong đĩa Petri (loại đĩa được làm bằng thủy tinh hoặc chất dẻo có dạng hình trụ, chuyên được sử dụng để nuôi cấy tế bào) trong tối đa 11 ngày.
Gạo thành phẩm chứa lượng protein nhiều hơn 8% và lượng chất béo nhiều hơn 7% so với gạo thông thường. Hạt gạo cũng cứng và giòn hơn so với gạo tự nhiên.
Theo bà Park So-hyeon, quá trình sản xuất gạo này thải ra lượng khí carbon thấp hơn đáng kể so với phương pháp thông thường do đã loại bỏ nhu cầu chăn nuôi, đặc biệt là đối với những loài động vật tiêu thụ nhiều tài nguyên, nước và thải ra nhiều khí nhà kính.
Giới chuyên gia cho biết việc nuôi trồng loại gạo mới này thải ra chưa tới 6,27kg CO2/100g protein. Trong khi đó, tỷ lệ khí thải đối với quá trình sản xuất thịt bò cao hơn tới 8 lần.
Nếu được thương mại hóa, loại gạo mới sẽ cung cấp sự lựa chọn có giá phải chăng hơn nhiều cho người tiêu dùng ở Hàn Quốc. Cụ thể, loại gạo lai này được ước tính có giá khoảng 2,23 USD/kg, trong khi thịt bò có giá khoảng 15 USD.
- thịt nuôi cấy li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất