Ngành chăn nuôi Việt Nam trải qua một năm đầy biến động
Theo số liệu ước tính của Cục Chăn nuôi, tổng đàn lợn ước đạt 30,3 triệu con, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm ngoái; đàn trâu 2,2 triệu con, giảm 1%; đàn bò 6,4 triệu con tăng 1%; đàn gia cầm 558,6 triệu con, tăng 2,6%. Ước tính cả năm nay, tổng sản lượng thịt hơi các loại sẽ đạt trên 7,6 triệu tấn, tăng 3,5% (trong đó thịt lợn hơi 4,68 triệu tấn; thịt gia cầm 2,24 triệu tấn; thịt trâu, bò 0,63 triệu tấn và khoảng 50.000 tấn thịt dê, cừu các loại). Sản lượng trứng ước đạt 18,98 tỷ quả, tăng 3,9% và sản lượng sữa tươi ước đạt trên 1,2 triệu tấn, tăng 7,2% so với năm ngoái.
Hiện tổng đàn lợn của cả nước tính đến thời điểm cuối 2023 vừa qua, tăng khoảng 4%; đàn gia cầm tăng khoảng 3%; đàn bò tăng khoảng 0,6%; riêng đàn trâu giảm 1% so với cùng thời điểm năm ngoái.
Trong năm 2023, ngành chăn nuôi phải chịu nhiều áp lực về giá nguyên liệu, giá thức ăn chăn nuôi, giá thuốc thú y….thiếu tính ổn định và có nhiều đợt tăng giá, làm cho nhiều hộ chăn nuôi không có lợi nhuận cao, thậm chí đã làm nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ thua lỗ nặng. Bên cạnh đó, ngành chăn nuôi cũng còn chịu nhiều áp lực cạnh tranh từ các sản phẩm đã qua giết mổ, chế biến (thịt, trứng, sữa…), động vật sống nhập khẩu chính ngạch hay nhập lậu vào nước ta. Điều đó đã cạnh tranh trực tiếp về giá, chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng tiêu cực đối với các hộ chăn nuôi nói riêng và ngành chăn nuôi của Việt Nam nói chung.
Nhu cầu tiêu thụ thực phẩm giảm do các nguyên nhân chính sau:
- Các công ty, doanh nghiệp cắt giảm nhân sự;
- Sức tiêu thụ thực phẩm giảm do ảnh hưởng của lạm phát;
- Người dân hạn chế tiêu thụ thực phẩm do ảnh hưởng của Mức phạt vi phạm nồng độ cồn khi lái xe được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
Theo ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam nhận định, ngành chăn nuôi năm 2023 có 4 “điểm sáng” đó là:
+ Duy trì tăng trưởng, nhiều ngành hàng tăng trưởng dương.
+ Xu thế chăn nuôi quy mô lớn và công nghệ cao ngày càng phát triển.
+ Tỷ lệ xuất khẩu tăng trưởng cao ở một số ngành.
+ Kiểm soát khá tốt một số dịch bệnh, đặc biệt là gia cầm.
Tuy nhiên, vẫn có 3 “điểm tối” còn tồn tại:
+ Giá thịt hơi biến động nhiều.
+ Có xu hướng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp lớn với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ.
+ Mặc dù tăng trưởng đầu con nhưng giá trị sản xuất, giá trị gia tăng của một số ngành hàng khá thấp, thậm chí nuôi nhiều động vật lúc bán còn thua lỗ.
Ngành chăn nuôi đặt mục tiêu giá trị sản xuất tăng khoảng 4-5%, tỷ trọng chăn nuôi trong tổng thể ngành nông nghiệp ước đạt 28-30% trong năm 2024
Ngành chăn nuôi đặt mục tiêu năm 2024, tổng sản lượng thịt hơi các loại đạt trên 7,89 triệu tấn, tăng 3,8%; sản lượng thịt lợn hơi đạt trên 4,87 triệu tấn, tăng 4,0%; sản lượng thịt gia cầm đạt trên 2,31 triệu tấn, tăng 3,1%; sản lượng trứng các loại khoảng 19,68 tỷ quả, tăng 3,7%; sản lượng sữa đạt trên 1,28 triệu tấn, tăng 6,7%; sản lượng mật ong là 25,8 ngàn tấn, tăng 9,8%; sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp quy đổi đạt trên 20,5 triệu tấn, tăng 2,5% so với năm nay.
Ðể đạt được mục tiêu trên, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến yêu cầu các đơn vị trong khối chăn nuôi căn cứ chức năng, nhiệm vụ cần đẩy mạnh việc phối hợp với các đơn vị liên quan và địa phương thực hiện đồng bộ, tích cực, trách nhiệm và hiệu quả một số nhiệm vụ cụ thể như: tiếp tục triển khai tái cơ cấu ngành chăn nuôi (theo kế hoạch hành động của Bộ NN&PTNT); quyết tâm thực hiện mục tiêu Chiến lược Phát triển Chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 phù hợp với bối cảnh mới, tiến trình hội nhập ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng; phát triển chăn nuôi theo định hướng thị trường; phát huy thế mạnh của từng vùng, từng vật nuôi chủ lực; nâng cao hiệu quả sản xuất và phát triển bền vững.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến yêu cầu khối chăn nuôi khẩn trương triển khai các giải pháp ổn định phát triển chăn nuôi gia cầm, chăn nuôi gia súc ăn cỏ nhằm đáp ứng cơ bản các loại thực phẩm thiết yếu (thịt, trứng, sữa) cho tiêu dùng xã hội, tập trung nguồn lực thiết yếu để xây dựng các điều kiện tiếp cận thị trường, tăng cường xuất khẩu một số sản phẩm chăn nuôi tiềm năng. Rà soát các nội dung thuộc Chương trình giống, giống gốc vật nuôi đạt chất lượng cao, trình Bộ phê duyệt và phối hợp tổ chức thực hiện trên tinh thần khẩn trương, quyết liệt và tuân thủ quy định của Nhà nước.
Achaupharm và ước vọng 2024
Trước tình hình chăn nuôi trong nước nói riêng và toàn cầu nói chung đều gặp nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh và sự ảnh hưởng từ chuyển đổi công nghiệp hóa- hiện đại hóa. Suy thoái kinh tế tác động mạnh mẽ vào tất cả các doanh nghiệp trong và ngoài nước, trong đó cũng có Công ty TNHH Thuốc Thú y Á Châu. Nhưng với sự đồng lòng vượt khó, trong nguy cơ, thử thách nhìn ra cơ hội. Đội ngũ lãnh đạo và nhân viên Achaupharm đã và luôn không ngừng nỗ lực để giữ vững sứ mệnh của mình với ngành chăn nuôi.
Trong năm 2023, Achaupharm đã từng bước đặt tên mình lên những lục địa mới, chinh phục những thị trường khó tính nhất bằng chất lượng và niềm tin vào thương hiệu Việt. Bên cạnh đó, nắm bắt được sự chuyển đổi của mô hình kinh doanh nội địa dựa theo nhu cầu thực tế. Ban Lãnh đạo Achaupharm đã có những chiến lược kinh doanh phù hợp và linh động. Achaupharm đã từng bước kết nối, mở rộng mạng lưới hợp tác cùng các đơn vị đối tác, nhà phân phối và tập đoàn chăn nuôi trong nước.
Với bức tranh 2024 mở ra nhiều cơ hội mới cho ngành chăn nuôi, dẫu có khó khăn và thử thách. Nhưng đội ngũ Achaupharm vẫn luôn mang ước vọng vượt khó, cùng nhau mang tới cho tất cả khách hàng, đối tác của Achaupharm không chỉ là chất lượng sản phẩm, mà còn là dịch vụ và niềm tin vào thương hiệu nội địa. Hơn 20 năm trong ngành chăn nuôi, Achaupharm hiểu rõ sứ mệnh của mình là cùng đồng hành với người chăn nuôi, duy trì những giá trị cốt lõi bền vững. Cùng nhìn lại hành trình đã đi qua, Achaupharm thực sự cảm thấy tự hào và gửi lời tri ân đến Quý Khách hàng, Quý Đối tác đã luôn ủng hộ, tin dùng sản phẩm của Achaupharm để “Dùng Thuốc Á Châu, Nuôi Đâu Thắng Đó”.
Trước thềm 2024, Công Ty TNHH Thuốc Thú y Á Châu xin kính chúc Quý Đối tác, Quý Khách hàng, Quý Bà con Chăn Nuôi và Quý Độc giả sẽ có một năm mới an lành, hạnh phúc, đầy tài lộc và kinh doanh thắng lợi!.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH THUỐC THÚ Y Á CHÂU
Địa chỉ:130 Quốc lộ 1A, phường Ba Láng, quận Cái Răng, TP. Cần Thơ
Số điện thoại: (+84).292.3913347- Fax: (+84).292.3913349
Hotline: 1900 986 834 ; [email protected]; apc-health.vn
- achaupharm li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
[…] 6 sản phẩm tuyệt vời đã được đề cập trên, Công ty TNHH Thuốc thú y Á Châu luôn được đánh giá cao khi trở thành đơn vị cung cấp các sản phẩm thuốc thú […]