[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Phát triển bền vững luôn là một yếu tố cốt lõi trong mục đích của Cargill là nuôi dưỡng thế giới theo một phương thức an toàn, có trách nhiệm và bền vững. Cargill tham vọng xây dựng nên những chuỗi cung ứng thực phẩm bền vững nhất thế giới. Góp phần vào việc bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên chính là một phần của cam kết hành động có trách nhiệm.
Theo đúng định hướng chiến lược phát triển bền vững của công ty, bộ phận Mua hàng Chiến lược của Cargill (CSSP) đã phối hợp chặt chẽ cùng doanh nghiệp Dinh dưỡng & Sức khỏe Vật nuôi Cargill (ANH) tại Việt Nam nhằm đưa ra một sáng kiến toàn diện về phát triển giải pháp bao bì bền vững kể từ năm 2019. Mong muốn của đội ngũ dự án là giúp cho khách hàng và toàn ngành giảm lượng phát thải carbon, cải thiện giá trị kinh tế và môi trường cho người chăn nuôi và các cộng đồng dân cư nông thôn, góp phần hiện thực hóa các mục tiêu lớn của Cargill: (1) Tới 2025, giảm 10% lượng phát thải khí nhà kính từ các hoạt động sản xuất của chúng tôi, (2) Tới 2030, giảm 30% lượng phát thải khí nhà kính từ các chuỗi cung ứng của chúng tôi.
Ông Sekhar Pal, Giám đốc Giải pháp bao bì nhựa toàn cầu, kiêm Mua hàng Bao bì khu vực APAC của bộ phận CSSP, cho biết: “Theo mô hình nền kinh tế tuần hoàn, chúng tôi cố gắng giảm mức độ phụ thuộc của tăng trưởng kinh tế vào các nguồn nguyên liệu đầu vào nguyên sinh, khuyến khích nghiên cứu đổi mới về nguyên vật liệu và thúc đẩy tăng trưởng bền vững. Các cộng đồng toàn cầu đang nhắm mục tiêu loại bỏ – giảm thiểu việc tạo ra rác thải, và tăng cường bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Suy cho cùng thì chúng ta chỉ có một hành tinh duy nhất để bảo vệ. Cargill, với vị thế là một công ty có trách nhiệm với môi trường, cảm thấy mình có trách nhiệm trong việc thúc đẩy sự thay đổi bằng cách đổi mới sáng tạo. Bộ phận Bao bì thuộc CSSP có cam kết rất mạnh mẽ trong lĩnh vực này và đã xây dựng nguồn nhà cung cấp được kiểm toán chặt chẽ về ESG nhằm cùng tạo giải pháp tổng thể và toàn diện cho tính tuần hoàn. Với khởi điểm tại Việt Nam và nhân rộng ra các nước khác, hành trình này của chúng tôi tạo tác động to lớn đến thị trường nội địa và khu vực.”
Rethink (Suy nghĩ lại): Phát triển Bền vững 1.0 với bao bì giảm nhựa
Đây là dự án do bộ phận CSSP đề xướng và đưa vào thí điểm cho ngành ANH tại Việt Nam vào năm 2019. Đội dự án đã hợp tác với các nhà cung cấp để tìm kiếm một công nghệ mới nhằm tạo ra loại bao bì thức ăn thân thiện hơn mới môi trường – vừa để bảo vệ môi trường vừa giúp doanh nghiệp thực hiện tốt hơn cả về mặt phát triển bền vững và hiệu quả kinh doanh. Mục tiêu thí điểm khiêm tốn mà đội ngũ đặt ra là giảm (Reduce) được 250 tấn nhựa trong các bao bì thức ăn chăn nuôi trong năm tài chính 2020, tức năm đầu tiên thực hiện dự án.
Để làm được điều đó, họ đã đề xuất đưa vào sử dụng loại nguyên liệu mới được điều chỉnh giảm lượng nhựa trên từng loại bao bì, trên từng lớp của bao bì. Loại bao bì mới này với trọng lượng chỉ bằng 75% bao bì truyền thống, chịu được sức chứa tiêu chuẩn là 25 kg thức ăn. Đây không chỉ là việc làm giúp giảm lượng rác thải nhựa mà còn tạo một xu hướng bền vững mới trong ngành bao bì thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam. Thông qua dự án, đội ngũ đặt mục tiêu cắt 15% lượng nhựa nguyên sinh sử dụng, nhờ đó giảm được lượng phát thải khí nhà kính (GHG) tương đương 2.500 tấn.
Tính đến cuối năm tài chính 2023, đội ngũ dự án tại Việt Nam đã hoàn tất giai đoạn 3 của dự án với những dấu mốc kết quả rất khả quan: giảm 700 tấn nhựa/năm, lượng giảm cộng dồn ở mức 1.200 tấn phát thải GHG/năm. Những nỗ lực này đã góp phần giúp cho Cargill Việt Nam được tạp chí Nhịp cầu Đầu tư xét chọn là một trong Top 50 Doanh nghiệp Phát triển Bền vững trong hai năm liên tiếp 2022 và 2023.
Phát triển Bền vững 2.0: Reduce và Reuse (Giảm và Tái sử dụng)
Từ thành công của dự án Phát triển Bền vững 1.0 như một khởi đầu tốt đẹp cho hành trình phát triển bền vững, đội ngũ dự án đã đề xuất tiếp cận thêm một bước trên hành trình 4 chữ R gồm Rethink – Reduce – Reuse – Recycle của Nguyên liệu Phát triển Bền vững, tạo một sự khác biệt từ cách tiếp cận về phát triển bền vững một cách hiệu quả, và khẳng định vị thế của Cargill như một trong những thương hiệu thức ăn chăn nuôi bền vững nhất tại châu Á. Đây chính là Phát triển Bền vững phiên bản 2.0 và là một bước tiến hướng tới mục tiêu giảm phát thải GHG một cách có hệ thống cho doanh nghiệp ANH trong khi không ngừng đổi mới để hòa mình vào xu thế của ngành kinh tế tuần hoàn.
Vậy… cụ thể nguyên liệu tái chế nào được sử dụng cho ngành dinh dưỡng vật nuôi và hướng tới mục tiêu sử dụng nguyên liệu tái tạo?
Yếu cố cốt lõi chính là bao bì giảm nhựa phiên bản 2 với trọng tâm đổi mới là sử dụng nguyên liệu tái chế. Loại bao bì mới này, cũng được thí điểm tại thị trường Việt Nam từ tháng 6/2023, được sản xuất với hỗn hợp nguyên liệu mang tính tiên phong (có thành phần Vistamaxx): giảm lượng nhựa PP nguyên sinh, kết hợp với nguyên liệu tái chế và một số chất phụ gia phù hợp để tăng độ dai cho bao bì. Công thức nguyên liệu mới sẽ giúp cho ngành ANH Việt Nam mỗi năm ngăn ngừa khoảng 125 tấn nhựa nguyên sinh bị thải vào đất và đại dương, giảm tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên, mở ra triển vọng tái sử dụng 100% nhựa trong việc sản xuất bao bì mới và giúp cho bao bì ngày càng “Xanh” hơn trong tương lai.
Cargill Việt Nam luôn hoan nghênh nỗ lực của chính phủ và các tổ chức xã hội trong các hoạt động bảo vệ môi trường, giảm thiểu rác thải nhựa. Chúng tôi cam kết luôn tuân thủ các quy định của Luật Bảo vệ môi trường nói chung và trách nhiệm mở rộng nhà sản xuất (EPR) nói riêng, cụ thể là trách nhiệm tái chế bao bì sản phẩm. Đội ngũ kỹ thuật của Cargill luôn không ngừng cố gắng cải thiện chất lượng bao bì, giảm thiểu lượng nhựa sử dụng. Hiện tại, bao bì các sản phẩm mang thương hiệu Cargill, Provimi, Ewos có nguyên liệu chính là nhựa PP và PE, phù hợp cho việc tái sử dụng và có thể tái chế bằng công nghệ thích hợp. Để giúp cho khách hàng có thể dễ dàng nhận diện được loại nguyên liệu bao bì này, kể từ ngày 1/1/2024 Cargill bắt đầu triển khai in biểu tượng nguyên liệu tái chế lên bao bì các sản phẩm thức ăn chăn nuôi và thủy sản được sản xuất tại Việt Nam.
Một mặt khác, tập thể dự án cũng phối hợp với các nhà máy để đưa vào sử dụng nhiều lần các bao hàng cỡ lớn (sức chứa 1 tấn) cho các sản phẩm thức ăn xá, sản phẩm trung gian và nguyên liệu thô. Mỗi bao chứa cỡ lớn này có vòng đời dài hơn hẳn bao truyền thống, mỗi bao có thể sử dụng tốt được tối đa 5 lần trước khi được chuyển tới các cơ sở tái chế rác thải.
Đồng thời, bộ phận CSSP cùng với SQM (Quản lý Chất lượng Nhà Cung cấp) cũng đưa ra một nghiên cứu đối với các nhà cung cấp bao bì, nhằm đánh giá về tư duy phát triển bền vững cũng như công nghệ mà họ có để sản xuất các sản phẩm bao bì thân thiện với môi trường và sẵn sàng cho tái chế hơn.
Tất cả những cách thức này sẽ giúp cho ngành thức ăn chăn nuôi của Cargill đáp ứng quy định về Trách nhiệm Mở rộng của Nhà Sản xuất (EPR – Extended Producers responsibility), hưởng ứng nền kinh tế tuần hoàn và gia tăng tính thân thiện với môi trường. Nhờ phối hợp xuyên suốt giữa các đơn vị kinh doanh của ANH và các bộ phận chức năng, chúng tôi tiếp tục hướng đến các mục tiêu bảo vệ môi trường và nâng cao hiệu quả kinh doanh từ việc tiến tới đạt mức giảm tiêu thụ nhựa 40%, tương đương giảm khoảng 1.500 tấn nhựa/năm, giảm phát thải GHG 2.500 tấn/năm. Việc triển khai thành công dự án cũng góp phần to lớn trong việc thay đổi nhận thức và hành vi về phát triển bền vững cho các đối tượng cả ở trong và ngoài Cargill.
Anh Nguyễn Văn Sinh, Giám đốc Kinh doanh Khu vực của ngành Dinh dưỡng Vật nuôi Cargill Việt Nam, nhận định: “Ngoài việc tiết giảm chi phí, việc sử dụng bao bì giảm nhựa rất tiến bộ về mặt môi trường. Đứng từ góc độ thương mại, đây cũng là việc rất có ý nghĩa khi giúp khách hàng nhìn nhận Cargill như một công ty có trách nhiệm với môi trường. Đối với khách hàng, một công ty sẽ đáng tin cậy hơn nếu biết chủ động tìm giải pháp giảm ô nhiễm môi trường, do đó tôi cho rằng các khách hàng sẽ tiếp tục ủng hộ sáng kiến này của Cargill.”
Dự án cũng đã giúp hình thành một nền tảng cộng tác hiệu quả giữa Cargill, các nhà cung cấp và khách hàng, củng cố các mối quan hệ hợp tác tốt đẹp nhằm cùng nhau hướng đến phát triển bền vững một cách lâu dài.
C.G
- Cargill Việt Nam li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất