1. Chăn nuôi tăng trưởng nhưng giá cả bấp bênh
Năm 2023, tuy gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh, thị trường, nhưng sản xuất chăn nuôi cơ bản vẫn ổn định và tăng trưởng tốt; đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thực phẩm trong nước và một phần dành cho xuất khẩu; bảo đảm an toàn thực phẩm. Giá trị tăng trưởng của ngành chăn nuôi ước đạt 5,72%; đóng góp 26% vào GDP nông nghiệp. Sản lượng thịt hơi các loại đạt 7,79 triệu tấn, tăng 6,38% so với năm 2022; trong đó thịt lợn hơi 4,87 triệu tấn, tăng 7,2%; thịt gia cầm hơi đạt 2,31 triệu tấn, tăng 6,0%; thịt trâu 120,4 nghìn tấn, tăng 0,2%; thịt bò 493,2 nghìn tấn, tăng 2,5% . Sản lượng sữa tươi 1,17 triệu tấn, tăng 3,6%; trứng 19,2 tỷ quả, tăng 5,2%. Sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp quy đổi 20 triệu tấn, giảm 2,4%.
Tuy nhiên, trong năm 2023, có nhiều thời điểm, giá các loại sản phẩm chăn nuôi thấp hơn giá thành đã khiến cho ngành chăn nuôi, không chỉ ở khu vực chăn nuôi nhỏ lẻ mà các doanh nghiệp lớn cũng chịu thua lỗ. Cụ thể, giá lợn thịt hơi xuất chuồng trung bình năm 2023 gần 53.800 đồng/kg thấp hơn 5,6% so với trung bình năm 2022. Giá gà thịt hơi lông màu nuôi công nghiệp trung bình 44.400 đồng/kg, cao hơn 2,3% so với trung bình năm 2022. Giá gà thịt hơi lông trắng xuất chuồng trung bình 28.000 đồng/kg, thấp hơn 11,9% so với trung bình năm 2022. Giá bò thịt hơi xuất chuồng năm 2023 duy trì ở mức thấp, trung bình 65.000-82.000 đồng/kg tùy theo giống bò và vùng miền.
2. Nhập khẩu thịt và gia súc, gia cầm nhập lậu đè nặng ngành chăn nuôi
Năm 2023, Việt Nam ước nhập khoảng 114.000 tấn thịt lợn (chiếm gần 3% tổng tiêu thụ thịt lợn trong nước); 245.600 tấn thịt gia cầm (chiếm 12%); 179.700 tấn thịt trâu, bò (chiếm 36% tổng tiêu thụ thịt trâu, bò trong nước).
Tổng giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi năm 2023 đạt 3,53 tỷ USD, giảm 4,4% so với năm 2022. Cùng với đó, tình trạng nhập lậu gia súc, gia cầm qua biên giới vào nước ta trong thời gian vừa qua vẫn diễn ra phức tạp, ảnh hưởng đến hoạt động điều tiết, quản trị sản xuất kinh doanh và tác động đến thu nhập của người chăn nuôi, lợi nhuận của doanh nghiệp và công tác quản lý nhà nước.
3. Những tín hiệu tích cực về xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi
Tổng giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi năm 2023 đạt 515 triệu USD. Tháng 11/2023, lô sản phẩm tổ yến đầu tiên của Việt Nam xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc. Đến nay đã có ít nhất 7 doanh nghiệp với hơn 700kg tổ yến được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường này.
Tổng kim ngạch xuất khẩu thịt lợn của Việt Nam ước đạt gần 63,3 triệu USD (tương ứng 12,3 nghìn tấn), tăng 28%; xuất khẩu thịt gia cầm đạt hơn 4,6 nghìn tấn, tăng 115% so với năm 2022. Xuất khẩu trứng gia cầm 11 tháng đầu năm đạt 31,4 triệu quả (95,4% là trứng gà) tăng hơn 3,1 lần so với cùng kỳ năm 2022.
Tháng 5/2023, Việt Nam xuất khẩu lô trứng lỏng (loại trứng gà đã tách vỏ thanh trùng) đầu tiên sang Hàn Quốc (Công ty Thực phẩm Vĩnh Thành Đạt), mở ra cơ hội mới cho thị trường chăn nuôi trứng gia cầm trong nước.
Tháng 11/2023, Việt Nam đàm phán xong việc xuất khẩu thịt gia cầm, trứng gia cầm sang thị trường Mông Cổ.
Tháng 11/2023, sau 4 năm bị cấm, trứng gia cầm và sản phẩm trứng gia cầm của Việt Nam lại được xuất khẩu sang thị trường Hồng Kông. Thị trường này chiếm khoảng 70% lượng trứng xuất khẩu của Việt Nam.
Kim ngạch xuất khẩu thịt trâu/bò của Việt Nam trong năm 2023 đạt gần 1,9 triệu USD, tăng 15% so với năm trước.
Xuất khẩu thịt trâu năm 2023 đạt 316.360 kg gấp 2,5 lần so với năm 2022.
Xuất khẩu sữa tươi trong 11 tháng đầu năm 2023 cao gấp 1,7 lần so với năm 2022, đặc biệt là xuất khẩu sữa tươi tăng vọt vào thị trường Trung Quốc trong những tháng cuối năm 2023 là tín hiệu tích cực cho việc xuất khẩu dòng sản phẩm này vào quốc gia hơn 1,4 tỷ dân.
4. Xuất khẩu vắc xin Dịch tả lợn châu Phi
Ngày 19/10/2023, tại TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam (AVAC) và các đối tác quốc tế chính thức ký kết hợp đồng phân phối sản phẩm vắc xin phòng bệnh Dịch tả lợn châu Phi AVAC ASF LIVE. Theo đó, AVAC đã ký kết hợp tác xuất khẩu vắc xin Dịch tả lợn châu Phi AVAC ASF LIVE với 5 đối tác, gồm: Kpp Power Commodities Inc (Philippines), PT Putra Perkasa Genetika (Indonesia), Yenher Agro-Products Snd Bhd (Malaysia), Indian Immunologicals Ltd (Ấn Độ), Earlybirds Delivery service limited (Myanmar).
Hiện, đã có 2 sản phẩm vắc xin Dịch tả lợn châu Phi là NAVET-ASFVAC của Công ty Cổ phần Thuốc thú y Trung ương NAVETCO và AVAC ASF LIVE của Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam nghiên cứu, sản xuất và được cấp Giấy chứng nhận lưu hành. Đây là những vắc xin phòng bệnh Dịch tả lợn châu Phi thương mại đầu tiên trên thế giới được cấp phép lưu hành, đặc biệt trong bối cảnh sau hơn 100 năm qua chưa có vắc xin thương mại trong phòng bệnh Dịch tả lợn châu Phi được cấp phép trên thế giới.
5. Chăn nuôi nông hộ giảm mạnh
Theo Cục Chăn nuôi, năm 2018, cả nước có khoảng 2,5 triệu cơ sở chăn nuôi lợn; năm 2019 giảm mạnh còn 1,82 triệu cơ sở (do ảnh hưởng bởi dịch ASF). Giai đoạn 2020-2022, cơ sở chăn nuôi nhỏ quy mô nông hộ giảm 15-20%. Hiện nay, sản lượng lợn sản xuất trong nông hộ nhỏ lẻ giảm còn 35-40%; sản lượng lợn sản xuất trong cơ sở chăn nuôi quy mô trang trại chiếm 60-65%. Cơ cấu nguồn cung thịt lợn năm 2022 cho thấy, doanh nghiệp nội chỉ chiếm 19%, hộ chăn nuôi chiếm 38%, doanh nghiệp FDI chiếm 43%. Năm 2021, tổng số hộ chăn nuôi gà, vịt là 9,9 triệu hộ (trong đó khoảng 87% số hộ chăn nuôi gà); đến năm 2022, tổng số hộ chăn nuôi gà, vịt khoảng 10,266 triệu hộ, trong đó số hộ nuôi gà chiếm 88%.
6. Dịch tả lợn châu Phi (ASF) diễn biến rất phức tạp
Theo Cục Thú y, năm 2023, cả nước đã xảy ra 714 ổ dịch tại 45 tỉnh, thành phố, buộc tiêu hủy 34.551 con lợn. So với cùng kỳ năm trước, số ổ dịch giảm hơn 49%, số lợn phải tiêu hủy tại các ổ dịch giảm 48%. Hiện nay, có 110 xã thuộc 25 tỉnh chưa qua 21 ngày. Giám sát vi rút ASF thực hiện theo Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh ASF trong năm 2023 đã thực hiện tại 16 tỉnh với tổng số mẫu là 930 mẫu và có 107 mẫu dương tính chiếm 11,51%. Trong đó, tỷ lệ cao nhất tại tỉnh Lào Cai (32,38%), Đồng Nai (25%) và Thừa Thiên Huế (20,83%).
ASF có chiều hướng gia tăng, nhất là tại các địa phương có tổng đàn lớn, ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi, làm tăng chi phí, giá thành sản xuất, tổn thất về kinh tế cho người chăn nuôi, gây nguy cơ mất an toàn thực phẩm và giảm nguồn cung trong thời gian tới.
6. Xu thế chăn nuôi tại Việt Nam theo quy mô lớn và công nghệ cao ngày càng phát triển
Năm 2023, cả nước có 12.349 trang trại chăn nuôi, chiếm 62,8% (trong tổng số 19.660 trang trại nông nghiệp – theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP); các địa phương đã phê duyệt 489 dự án chăn nuôi liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm. Cả nước có 17 tỉnh, thành phố có mô hình chăn nuôi lợn hữu cơ với trên 75.000 con; sản lượng thịt hơi gần 7.000 tấn. Năm 2023, cả nước có 4.882 trang trại và hộ chăn nuôi được chứng nhận VietGAP (tăng 1.034 trang trại và hộ chăn nuôi).
Ngành chăn nuôi tiếp tục thu hút đầu tư phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, hàng hóa, công nghiệp hóa và hiện đại hóa ngành chăn nuôi. Cụ thể, nhiều doanh nghiệp lớn ở trong nước và nước ngoài đã và đang quan tâm, quyết định mở rộng đầu tư và khép kín chuỗi sản xuất như Dabaco, Masan, BAF, C.P, De Heus, Japfa Comfeed, Thiên Thuận Tường, Trường Hải, New Hope, CJ, Emivest, Mavin, GREENFEED….
8. Ngành chăn nuôi tiếp tục chuyển đổi số mạnh mẽ
Thập kỷ này, chăn nuôi Việt Nam mới thực sự bắt đầu trong cuộc đua chuyên nghiệp ở quy mô lớn có ứng dụng công nghệ cao mang tầm quốc tế, hướng đến thị trường quốc tế một cách rõ nét hơn bao giờ hết. Chuyển đổi số dấy lên cuộc cách mạng trong tất cả các mặt của đời sống xã hội ở Việt Nam, trong đó có chăn nuôi. Nó là nhân tố mang tính quyết định cho sự phát triển của chăn nuôi nói riêng trong thời đại 4.0. Chuyển đổi số trong chăn nuôi đã dần hình thành trong thập kỷ qua sẽ là đòn bẩy cho sự tăng trưởng ngoạn mục của các doanh nghiệp trong thời gian tới. Trong bối cảnh vừa tiếp cận công nghệ mới, xây dựng con người mới thích ứng, việc đẩy mạnh chuyển đổi số đã và đang đặt ra nhiều thách thức cho ngành chăn nuôi.
9. Giá thức ăn chăn nuôi giảm 6 lần
Trong năm 2023, giá các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi chính đều giảm so với năm 2022, cụ thể: ngô hạt 7.760 đồng/kg (giảm 12,5%); khô dầu đậu tương 14.100 đồng/kg (giảm 3,1%); DDGS 9.240 đồng/kg (giảm 7,6%); cám mì 6.870 đồng/kg (giảm 1,9%); cám gạo chiết ly 6.190 đồng/kg (giảm 1,7%). Tuy nhiên, so với năm 2022 giá các nguyên liệu chính trong năm 2023 vẫn cao hơn từ 32,4- 45,6% so với giai đoạn trước dịch Covid-19 (năm 2020).
Do giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi giảm nên giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm đã giảm 6 lần. Tuy nhiên, giá thức ăn chăn nuôi hỗn hợp hoàn chỉnh cho lợn và gia cầm trung bình cả năm 2023 vẫn cao hơn 0,7-3,5% so với năm 2022 và cao hơn 44,8% so với giai đoạn trước dịch Covid-19 (năm 2020).
10. Chính phủ ban hành 4 đề án quan trọng của ngành chăn nuôi
Trong tháng 12/2023, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt 04 đề án quan trọng, rường cột của ngành chăn nuôi đó là: Đề án phát triển công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi đến năm 2030; Đề án đẩy mạnh hoạt động Khoa học và Công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030; Đề án phát triển công nghiệp sản xuất giống vật nuôi đến năm 2030; Đề án phát triển công nghiệp giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi đến năm 2030. Các đề án sẽ góp phần thúc đẩy phát triển chăn nuôi trở thành ngành sản xuất hàng hoá, theo định hướng thị trường, đáp ứng đủ nhu cầu các loại thực phẩm thiết yếu cho tiêu dùng trong nước và phục vụ xuất khẩu những sản phẩm có tiềm năng, lợi thế như: mật ong, tổ yến, lợn sữa, các sản phẩm chế biến từ thịt lợn, thịt gia cầm, trứng, các sản phẩm sữa hoặc thức ăn chăn nuôi…
Tâm An (tổng hợp)
- ngành chăn nuôi việt nam li>
- chăn nuôi trong nội thành li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất