[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – 6 tháng đầu năm 2024, các loại dịch bệnh gia súc, gia cầm cơ bản được kiểm soát tốt trên phạm vi toàn quốc, tạo điều kiện cho đàn vật nuôi phát triển ổn định, đàn lợn tăng 2,9%, đàn gia cầm tăng 2,3%. Sản phẩm chăn nuôi đạt 240 triệu USD, tăng 3,8%.
6 tháng cuối năm 2024, Cục Thú y sẽ tập trung hướng dẫn các doanh nghiệp hoàn thiện, nhất là việc khảo kiểm nghiệm vắc xin, trong đó có vắc xin ASF
Dịch bệnh trên đàn vật nuôi gia tăng
Tại hội nghị “Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024” của Cục Thú y, Cục trưởng Nguyễn Văn Long cho biết, 6 tháng đầu năm 2024, một số loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi có chiều hướng gia tăng mạnh.
Cụ thể, từ đầu năm đến ngày 10/7/2024, cả nước xảy ra 8 ổ dịch Cúm gia cầm (CGC) A/H5N1 tại 8 huyện của 7 tỉnh. Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy là 13.658 con. So với cùng kỳ năm 2023, số ổ dịch giảm 33,3%, số gia cầm chết, tiêu hủy giảm hơn 27,8%.
Với bệnh Dại trên người, theo báo cáo của Bộ Y tế, cả nước ghi nhận 53 người tử vong do bệnh Dại (tăng 25% so với cùng kỳ năm 2023) tại 29 tỉnh, thành phố. Cả nước có 153 ổ dịch bệnh dại trên động vật, tăng 13,3% lần so với cùng kỳ năm 2023 tại 34 tỉnh, thành phố, tổng số chó, mèo tiêu hủy là 404 con. Hiện nay, có 12 ổ dịch bệnh Dại trên động vật tại 9 tỉnh, thành phố chưa qua 21 ngày.
Cả nước đã xảy ra 645 ổ Dịch tả lợn châu Phi (ASF) tại 44 tỉnh, thành phố, buộc tiêu hủy 41.742 con lợn, tăng 3,4 lần so với cùng kỳ năm 2023. ASF xảy ra trầm trọng, đang diễn biến phức tạp và nặng nề nhất ở hai tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn, tiếp đến là các tỉnh Quảng Ninh, Hòa Bình, Sơn La, Quảng Nam và Long An. Tuy nhiên, vẫn có một số địa phương đã làm tốt công tác tiêm phòng vắc xin ASF nên đã kiểm soát được dịch bệnh như Cao Bằng, Bắc Giang, Sơn La, Bến Tre, Trà Vinh… Hiện nay, cả nước có 318 xã thuộc 76 huyện của 22 tỉnh có bệnh ASF chưa qua 21 ngày.
Đến nay, các doanh nghiệp đã sản xuất và cung ứng ra thị trường 5,7 triệu liều vắc xin phòng bệnh ASF:
- Công ty Navetco đã sản xuất 2,2 triệu liều vắc xin ASF, trong đó cung ứng trong nước hơn 600.000 liều và xuất khẩu là 7.000 liều. Hiện nay, còn trongkho hơn 1 triệu liều.
- Công ty AVAC đã sản xuất 3,5 triệu liều vắc xin ASF, trong đó cungứng trong nước hơn 1,7 triệu liều và xuất khẩu là 300.000 liều. Hiện nay, còntrong kho hơn 1,5 triệu liều.
Bệnh Lở mồm long móng (LMLM) phát sinh 44 ổ dịch trên cả nước (tăng 2,1 lần so với cùng kỳ năm 2023) tại 25 huyện của 13 tỉnh; số gia súc mắc bệnh là 1.423 con (tăng 2,2 lần so với cùng kỳ năm 2023), số gia súc tiêu hủy là 125 con. Hiện nay, có 1 ôt dịch tại tỉnh Yên Bái chưa qua 21 ngày.
Cả nước có 75 ổ dịch bệnh Viêm da nổi cục (VDNC) trên trâu, bò (tăng 13,6% so với cùng kỳ năm 2023) tại 12 tỉnh; số gia súc mắc bệnh là 445 con, số gia súc buộc tiêu hủy 96 con trâu, bò. Hiện nay, cả nước có 4 ổ dịch VDNC tại 4 tỉnh Bắc Kạn, Hải Phòng, Gia Lai và Tiền Giang chưa qua 21 ngày.
Các dịch bệnh khác trên gia súc, gia cầm như bệnh Tai xanh và bệnh Nhiệt thán không xảy ra dịch, các dịch bệnh thông thường khác như: Dịch tả lợn cổ điển, Tụ huyết trùng, Phó thương hàn, Đóng dấu lợn, Niu-cát-xơn, Gumboro,… được phát hiện và kiểm soát tốt, không gây thành dịch lớn. Hiện nay, đã có các loại vắc xin để phòng những bệnh này có hiệu quả; nhiều loại vắc xin được sản xuất trong nước.
“Vượt khó” đảm bảo chăn nuôi phát triển ổn định
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, 6 tháng đầu năm 2024 dù còn nhiều khó khăn, thách thức, tuy nhiên ngành nông nghiệp vẫn đóng vai trò là trụ đỡ của nền kinh tế. Sản lượng thịt các loại đạt trên 4,1 triệu tấn, trứng trên 10 tỷ quả, sữa vẫn tăng trưởng tốt. Dự kiến sản lượng thịt các loại năm nay sẽ đạt 8 triệu tấn, đàn lợn vẫn tăng 3,8%, đàn gia cầm tăng 3,3%… Đối với thủy sản, sản lượng đạt 4,52 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 4,3 tỷ USD, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
“Chăn nuôi và thủy sản đóng góp rất lớn vào sự tăng trưởng của ngành nông nghiệp với mức 3,34%. Từ bây giờ đến cuối năm chắc chắn còn có nhiều chuyển biến tích cực nữa cùng nền kinh tế đang tăng trưởng 6,93%. Đóng góp của Cục Thú y cho hai lĩnh vực này rất quan trọng. Tuy nhiên, các công việc phía trước rất nặng nề. Những tháng cuối năm, cần hoàn thiện nghị định về hỗ trợ phòng chống dịch bệnh động vật. Tập trung công tác phòng chống dịch bệnh động vật theo quy định. An toàn thực phẩm cũng là vấn đề nghiêm trọng, vẫn còn hình ảnh xe máy chở vài thân thịt chạy khắp nơi trên phố ở Hà Nội; hơn 24.858 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, không đủ điều kiện, cần phải siết chặt lại. Số vụ ngộ độc thực phẩm không tăng nhưng số người ngộ độc lại tăng, chủ yếu là do nhiễm khuẩn E.coli và Salmonella”, Thứ trưởng nhấn mạnh.
Các địa phương phải nắm chắc địa bàn, tỷ lệ tiêm vắc xin đối với các bệnh như Cúm gia cầm, ASF, Viêm da nổi cục, Lở mồm long móng…, rà soát lại các bệnh trên thủy sản. Bộ NN&PTNT sẽ có một Chỉ thị riêng biệt về phòng chống ASF.
Bên cạnh đó, cần quan tâm vấn đề xúc tiến thương mại, “một năm nhập khẩu 515.000 tấn thịt, 300.000 tấn sữa”, nhất định phải rà soát lại, phải đứng về người chăn nuôi và doanh nghiệp trong nước. Chú trọng đến tăng cường công tác truyền thông, hợp tác quốc tế, khoa học – công nghệ, bộ máy tổ chức, cơ sở vật chất, trang thiết bị…
Đẩy mạnh phòng, chống dịch bệnh động vật
Theo Cục trưởng Nguyễn Văn Long, trong 6 tháng cuối năm 2024, Cục Thú y sẽ tập trung triển khai phòng chống dịch bệnh, nhất là bệnh ASF, trong đó, việc quan trọng nhất là tập trung tiêm phòng vắc xin cũng như xử lý công bố dịch theo đúng quy định, kể cả động vật trên cạn cũng như dưới nước.
Về công tác giám sát chủ động, cảnh báo dịch bệnh đối với vi rút CGC: Cục Thú y đã phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành thú y của 12 tỉnh, thành phố tổ chức giám sát chủ động. Kết quả đã lấy và xét nghiệm 904 mẫu gộp (tương đương 4.520 mẫu con gia cầm đơn) tại trên 36 điểm chợ/điểm thu gom; trong đó, có 249 mẫu gộp dương tính với vi rút Cúm A (chiếm 27,5%), 19 mẫu dương tính CGC A/H5N1 (chiếm 7,6%) và 1 mẫu dương tính với CGC A/H5N6 (chiếm 0,4%). Đến nay, Việt Nam chưa phát hiện vi rút CGC A/H7N9 (chủng vi rút CGC gây bệnh ở người ở Trung Quốc). Triển khai giám sát Cúm lợn tại 8 tỉnh, thành phố. Tổng số mẫu đã thực hiện 570 mẫu; trong đó, có 6 mẫu dương tính với vi rút Cúm A (chiếm 1,01%).
Cục Thú y đã thực hiện trên 700 cuộc điều tra trên những trường hợp chó, mèo hoang bị bệnh hoặc nghi Dại tại 6 tỉnh (bao gồm: Lào Cai, Phú Thọ, Quảng Trị, Đồng Tháp, Gia Lai và Bến Tre); trong đó, có 54 trường hợp chó nghi mắc bệnh Dại được lấy mẫu xét nghiệm và đã kịp thời phát hiện ra 28 mẫu dương tính (chiếm 51,85%).
Về công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, tiếp tục đẩy mạnh phối hợp với các đơn vị để ngăn chặn nhập lậu cũng như siết chặt nhập khẩu. Về kiểm soát giết mổ động vật, hoàn thiện việc xây dựng và trình ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung các Thông tư số 09 và 10 về kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y. Về công tác quản lý thuốc thú y, tập trung hướng dẫn các doanh nghiệp hoàn thiện, nhất là việc khảo kiểm nghiệm vắc xin, trong đó có vắc xin ASF…
Chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật sát thực tiễn, khả thi
Bộ NN&PTNT cho biết, quy định về hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật hiện được quy định tại Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp và các văn bản có liên quan.
Sau 6 năm thực hiện Nghị định số 02, việc áp dụng Nghị định gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do: Đối tượng hỗ trợ chưa bao gồm các cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, các đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ; mức hỗ trợ chưa phù hợp với chi phí thực tế trong sản xuất, chưa phù hợp với từng nhóm đối tượng động vật.
Điều kiện hỗ trợ chưa khả thi, nhất là đối với dịch bệnh có tính chất nguy hiểm, lây lan nhanh, ở phạm vi rộng trong thời gian rất ngắn, dịch bệnh lây sang người nên yêu cầu phải phát hiện, xử lý triệt để ngay từ khi dịch bệnh mới phát hiện, ở phạm vi nhỏ, hẹp; trình tự, thủ tục hỗ trợ phức tạp, không phù hợp thực tế nên sau khi dịch bệnh động vật xảy ra nhiều tháng, nhiều năm vẫn không thực hiện được, gây bức xúc cho người dân và dẫn tới việc không hợp tác trong phòng, chống dịch bệnh; không có quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ lực lượng tham gia phòng, chống dịch bệnh động vật.
Hiện nay, công tác phòng, chống dịch bệnh đòi hỏi có sự tham gia của nhiều thành phần, trong đó có lực lượng thú y cơ sở, lực lượng lao động phổ thông để tổ chức thực hiện khử trùng, tiêu độc, vận chuyển, tiêu hủy động vật bệnh, chết, xử lý môi trường, tiêm vắc xin bao vây ổ dịch. Những công việc này đòi hỏi nhiều công sức, có nguy cơ tổn hại sức khỏe, thậm chí có thể bị tai nạn, nhiễm các bệnh lây truyền từ động vật sang người. Do đó, cần nhanh chóng hoàn thiện chính sách hỗ trợ cho chủ vật nuôi và lực lượng tham gia thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh phù hợp, bám sát thực tiễn.
Quỳnh Chi
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan: Công tác thú y có sứ mệnh đặc thù
Ngành Thú y đảm nhận những sứ mệnh cao cả, bảo vệ sức khỏe con người, môi trường và cả nền kinh tế trước những rủi ro về dịch bệnh, an toàn sinh học, an toàn thực phẩm… Đảm nhận vai trò là tấm lá chắn dịch bệnh, bảo vệ thành quả chăn nuôi của người nông dân. Ngành Thú y luôn không ngừng trau dồi những nghiên cứu khoa học – công nghệ trên thế giới để xây dựng một nền thú y mạnh mẽ, sánh vai với thế giới.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến: Chung tay nỗ lực vì mục tiêu phát triển chung của toàn ngành
6 tháng đầu năm 2024, khối lượng công việc rất lớn, các loại dịch bệnh lây lan và có diễn biến phức tạp, ngành thú y phải đương dầu với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với sự chỉ đạo của Bộ NN&PTNT, sự cố gắng toàn lực lượng, ngành thú y đã hoàn thành tốt công việc, thể hiện sự nỗ lực lớn của mình. Đóng góp của Cục Thú y cho lĩnh vực chăn nuôi và thủy sản là rất quan trọng, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của ngành nông nghiệp.
Q.C (ghi)
- phòng chống dịch bệnh động vật li> ul>
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất