[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Bệnh Dịch tả lợn châu Phi (ASF) là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus ASF (ASFv) gây ra, với triệu chứng giống bệnh Dịch tả lợn cổ điển (CSF) như sốt cao, xuất huyết tràn lan… xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi loại lợn, tỷ lệ chết đến 100%.
Không như các bệnh truyền nhiễm do virus khác đã có vắc xin phòng bệnh. Gần 100 năm qua, nhiều nước đã nghiên cứu chế tạo vắc xin, nhưng đến nay ASF vẫn chưa có vắc xin nào được thương mại hóa. Nhiều loại vắc xin sống, vắc xin chết, vắc xin tái tổ hợp, vắc xin DNA/RNA, vắc xin tiểu phần… đã được phát triển, song vấn đề an toàn và hiệu lực vẫn chưa được giải quyết. Đây là vấn đề cả thế giới vẫn đang phải đối mặt và chăn nuôi lợn đứng trước khó khăn không thể phát triển. Từ các nghiên cứu trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã khẳng định, chỉ vắc xin sống nhược độc mới kích thích sinh miễn dịch, còn vắc xin vô hoạt thì không.
Tại Việt Nam, một số đơn vị đã nghiên cứu phát triển vắc xin này bằng những công nghệ khác nhau, thậm chí đã có 2 vắc xin ASF (của Naveco và Avac) đã được Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cấp số đăng ký, được phép sản xuất lưu hành.
Đứng trước dịch ASF, với nguồn lực sẵn có, từ năm 2018, HANVET đã tự đầu tư nghiên cứu kết hợp tìm hiểu, học hỏi, hợp tác với nhiều nước trên thế giới để phát triển vắc xin ASF. Qua nhiều thất bại, đến nay đã có những kết quả bước đầu đáng ghi nhận:
- Phân lập được chủng ASFv cường độc thực địa (HV-ASF/19) có tính độc cao, ổn định để làm thử thách công cường độc vắc xin.
- Phát triển và tạo được chủng giống ASFv cải tiến (ASF-HV21) nhược độc hoàn toàn, có tính kháng nguyên ổn định, sinh miễn dịch tốt, khó có thể trở lại tái độc lực và đã giải trình tự gen.
- Tạo được dòng tế bào riêng để nhân nuôi ASFv (HPC) quy mô công nghiệp.
- Với công nghệ nuôi cấy tế bào, đã sản xuất 3 lô vắc xin ASF nhược độc, đông khô.
Vắc xin được nghiên cứu kỹ lưỡng, tối ưu hóa công thức phù hợp cho từng đối tượng lợn, từ đó tạo ra 2 loại vắc xin dùng cho lợn thịt và lợn nái riêng biệt.
Đánh giá vắc xin trong phòng thí nghiệm và trại lợn thực nghiệm của HANVET
3 lô vắc xin được kiểm tra, đánh giá các chỉ tiêu trong phòng thí nghiệm về: Độ thuần khiết; Tính ổn định hóa-lý; Đường tiêm, liều dùng; Độ an toàn; Khả năng sinh miễn dịch; Hiệu lực bảo hộ (qua công cường độc); Độ dài miễn dịch; Virus máu và sự bài thải virus sau tiêm; Ảnh hưởng của vắc xin tới tăng trưởng. Kiểm tra độ an toàn với liều x10 lần liều chỉ định. Lợn kiểm tra an toàn đều khỏe mạnh và phát triển bình thường (Bảng 1).
Bảng 1. Kết quả kiểm tra độ an toàn trên 10 lợn thí nghiệm
Số lợn tiêm (con) |
Đường tiêm |
Liều tiêm |
Số lợn chết |
Số lợn có phản ứng |
Kết quả |
10 |
Bắp |
x10 liều |
0/10 |
0/10 |
Đạt |
Tương tự một thí nghiệm khác, tiêm 3 lô vắc xin cho 3 nhóm lợn thịt với liều x10 lần liều chỉ định cùng 1 nhóm đối chứng (không tiêm), mỗi nhóm 40 lợn. Kết quả, tất cả lợn đều an toàn, sống 100%, không hề có biểu hiện sốt, ủ rũ hay giảm/bỏ ăn, sung/xuất huyết da, khó thở, tiêu chảy…
Sau 28 ngày tiêm vắc xin cho 5 lợn thịt rồi công cường độc với chủng HV-ASF/19. Tất cả 5/5 lợn ở nhóm miễn dịch được bảo hộ, sống 100%, trong khi đó 5/5 lợn ở nhóm đối chứng (không tiêm) tỷ lệ chết là 100% (Bảng 2). Kết quả tương tự cả với lợn nái sinh sản (hậu bị, chửa, nuôi con) (Biểu đồ 1).
Sau tiêm vắc xin 28 ngày, lợn có đáp ứng miễn dịch kháng bệnh ASF, thời gian miễn dịch kéo dài trên 4 tháng, đặc biệt là sử dụng an toàn cho lợn nái.
Bảng 2. Kết quả kiểm tra hiệu lực bằng thử thách công cường độc
Nhóm thí nghiệm |
Số lợn |
Tỷ lệ sống |
Tỷ lệ chết |
Tỷ lệ bảo hộ |
Nhóm miễn dịch |
05 |
5/5 |
0/5 |
100% |
Nhóm đối chứng |
05 |
0/5 |
5/5 |
0% |
Biểu đồ 1. Tỷ lệ bảo hộ với virus cường độc của các nhóm lợn thí nghiệm
Đánh giá vắc xin trên thực địa
Từ những kết quả khả quan ban đầu trong phòng thí nghiệm, vắc xin được mở rộng thử nghiệm thực địa ở một số trang trại với nhiều đối tượng: lợn thịt, nái hậu bị, nái chửa, nái nuôi con, đực giống… để khẳng định và củng cố các số liệu. Gần 2 năm qua, vắc xin HANVET ASF đã được thử nghiệm trên gần 30.000 lợn thịt và hơn 2.000 nái sinh sản tại trại lợn thí nghiệm của HANVET và các tỉnh Hưng Yên, Nghệ An, Thái Bình, Hòa Bình, Hà Nội… kết quả cũng rất khả quan.
An toàn
Vắc xin an toàn 100% với tất cả các đối tượng lợn từ 4 tuần tuổi trở lên với liều cao gấp 10-30 lần (Bảng 3).
Bảng 3. Kết quả kiểm tra an toàn trên một số nhóm lợn thực địa
Đối tượng |
Tình trạng |
Số lợn |
Liều tiêm |
Số phản ứng |
Số khỏe mạnh |
An toàn |
Lợn con |
10-15 kg |
50 |
30 |
0 |
50 |
100 |
Lợn choai |
40-50 kg |
50 |
30 |
0 |
50 |
100 |
Lợn hậu bị |
100-110 kg |
50 |
10 |
0 |
50 |
100 |
Nái chửa |
10-13 tuần |
10 |
10 |
0 |
10 |
100 |
Nái nuôi con |
10 ngày |
10 |
10 |
0 |
10 |
100 |
Đực giống |
Khai thác |
2 |
10 |
0 |
2 |
100 |
Vắc xin không gây tác dụng phụ sau tiêm và không ảnh hưởng tới chức năng miễn dịch với các bệnh khác, tăng trưởng, sinh sản của nái hay đực giống, đặc biệt không gây hại cho bào thai và tinh trùng. Sau tiêm 14 ngày, không phát hiện virus huyết hay bài thải virus ở các nhóm lợn thí nghiệm cho đến 28 ngày.
Hiệu lực
Từ cuối năm 2023, đã tiêm 14.924 lợn thịt tại 7 trại lợn thịt nuôi gia công ở Nghệ An trong tình trạng lợn (+) là chính. Tỷ lệ sống chỉ đạt 73,90% (Bảng 4).
Bảng 4. Kết quả tiêm lợn thịt tại Nghệ An
STT |
Tên trại |
Đợt tiêm |
Tình trạng |
Số lợn tiêm |
30 ngày sau tiêm |
|||
Số lượng |
Loại |
Sống |
% sống |
|||||
1 |
Ô. Trường |
3 |
+/- |
2.258 |
2.258 |
547 |
1.710 |
75,73 |
2 |
Ô. Huấn |
3 |
+ |
2.413 |
2.308 |
616 |
1.692 |
73,31 |
3 |
Đức Nghĩa |
3 |
+ |
2.683 |
2.683 |
663 |
1.020 |
75,29 |
4 |
Diễn Thọ |
4 |
+ |
3.763 |
3.169 |
813 |
2.356 |
74,35 |
5 |
Văn Thành |
1 |
+ |
990 |
990 |
540 |
450 |
45,45 |
6 |
Đông Sương |
2 |
+ |
1.377 |
830 |
151 |
679 |
81,80 |
7 |
Ô. Hùng |
2 |
– |
1.540 |
547 |
5 |
542 |
99,08 |
|
|
|
|
14.924 |
12.785 |
3.336 |
9.449 |
73,90 |
Tiêm 935 nái và 19 đực giống tại trại Hòa Bình, tỷ lệ lợn sống khá cao (93,16%). 19 đực giống cho tỷ lệ bảo hộ 100%, chất lượng tinh dịch tốt và không có sự lưu hành virus trong tinh (Bảng 5).
Bảng 5. Kết quả tiêm cho lợn nái và đực giống
STT |
Đối tượng |
Số con tiêm |
Sau tiêm |
Ghi chú |
|||
Chết |
Loại |
Sống |
Tỷ lệ |
||||
1 |
Đực giống |
19 |
0 |
0 |
19 |
100 |
|
2 |
Nái nuôi con |
159 |
0 |
39 |
120 |
75,47 |
Loại kỹ thuật |
3 |
Nái hậu bị |
173 |
0 |
5 |
168 |
87,10 |
|
4 |
Nái chửa |
584 |
2 |
18 |
564 |
96,57 |
Loại kỹ thuật |
Tổng |
935 |
2 |
62 |
871 |
93,16 |
|
Kiểm tra kháng thể sau tiêm 28 ngày với 30 lợn hậu bị lớn có tỷ lệ bảo hộ đạt 93,33%, động dục và phối đạt 100%. Với 55 hậu bị nhỏ (6-7 tháng tuổi), hiệu giá kháng thể là 88% tại D28, lợn phát triển bình thường, đạt trọng lượng bình quân 120kg (Bảng 6).
Bảng 6. Kiểm tra kháng thể kháng ASF sau tiêm trên lợn hậu bị bằng ELISA
Đối tượng |
Số |
Kháng thể kháng ASFV bằng ELISA (Mean±SD) |
|||
D0 |
D28 |
Ghi chú |
|||
Hậu bị lớn |
30 |
0,11±0,05 |
1,15±0,19 |
Dương tính 93,33% tại D28 |
|
Hậu bị nhỏ |
Tiêm |
55 |
0,08±0,05 |
1,06±0,16 |
Dương tính 88% tại D28 |
Không tiêm |
15 |
0,08±0,05 |
0.15±0,05 |
Âm tính 100% tại D28 |
13 nái rạ được bảo hộ và động dục đạt 100%, phối đạt 92.86 %. Số con trong ổ trung bình 16,3 con, tỷ lệ lợn sơ sinh sống đạt 78,3% (Bảng 7). Đến ngày thứ 8, kháng thể mẹ truyền cho con vẫn đạt ở mức cao (92.3%).
Bảng 7. Kết quả thử nghiệm trên 13 nái sinh sản
Số nái |
Số lợn con sơ sinh |
|||||
Phối đạt |
Đẻ bình thường |
Đẻ hỏng |
Tổng |
Trung bình Số con/ổ |
Trung bình Sống |
Tỷ lệ sống |
13 |
11 |
2 |
212 |
16,3 |
12,7 |
78,3 |
Nhóm lợn thịt (-) tính đến xuất chuồng tại trại Ô. Trường ở Nghệ An: Tỷ lệ sống đạt 82,48%; trọng lượng trung bình 113,8 kg; chỉ số FCR là 2,59. Nhóm lợn thịt nghi ngờ (+/-) khi xuất bán: Tỷ lệ sống đạt 80,24%; trọng lượng trung bình 107,56 kg; chỉ số FCR đạt 2,60 (Bảng 8).
Bảng 8. Kết quả theo dõi 1170 lợn (+/-) đến khi xuất chuồng
Dãy chuồng |
Tình trạng |
Số lợn tiêm |
Khi xuất chuồng |
|||||||
Chết |
% |
Loại |
% |
Sống |
% |
P |
FCR |
|||
C1 |
+ |
582 |
74 |
12,7 |
41 |
7,0 |
467 |
80,2 |
107,6 |
2,60 |
C2 |
– |
588 |
43 |
7,3 |
40 |
6,8 |
505 |
85,8 |
113,8 |
2,59 |
Thử nghiệm ở trại nái dương tính ASF: Nái hậu bị và nái nuôi con, tỷ lệ bảo hộ đạt tương ứng 97,11% và 75,47%. Tỷ lệ động dục và phối chửa đạt 100% (Bảng 9).
Bảng 9. Ảnh hưởng của vắc xin với nái hậu bị và nái nuôi con ở trại (+) tính
Đối tượng |
Số nái |
Số nái |
||||||
Tiêm |
Loại |
Sống |
% |
Chưa động dục |
Động dục |
Phối đạt |
% sống |
|
Nái nuôi con |
159 |
39 |
120 |
75,47 |
0 |
120 |
120 |
100 |
Hậu bị |
173 |
5 |
168 |
97,11 |
64 |
104 |
104 |
100 |
Tổng cộng |
332 |
44 |
288 |
|
64 |
224 |
224 |
100 |
Chú ý: Sau tiêm vắc xin HANVET ASF tính đến 10/6/2024.
Tiêm cho 584 nái ở các giai đoạn khác nhau, tỷ lệ bảo hộ 96%. Trong số 454 nái chửa đã đẻ được 4882 lợn con. Trong số này, lợn sơ sinh sống là 94,48%, lợn cai sữa đạt 95,5% (Bảng 10).
Bảng 10. Kết quả tiêm vắc xin HANVET ASF cho các nhóm nái chửa đẻ (+)
Nái chửa |
Số nái |
Số con |
|||||||||
Tiêm |
Loại |
Chết |
Còn |
Đẻ |
Đẻ ra |
Chết |
Sống |
% sống |
Cai sữa |
% cai sữa |
|
4-8 tuần |
110 |
03 |
– |
107 |
– |
|
|
|
|
|
|
8-13 tuần |
333 |
18 |
2 |
313 |
274 |
3.191 |
177 |
3.014 |
94,45 |
1.820* |
95,03 |
Trên 13 tuần |
141 |
0 |
0 |
141 |
141 |
1.691 |
92 |
1.599 |
94,56 |
1.536 |
96,06 |
Tổng |
584 |
21 |
2 |
561 |
415 |
4.882 |
269 |
4.613 |
94,48 |
3.356 |
95,50 |
Ghi chú: * Số lợn con cai sữa tính đến ngày lấy số liệu (18/6/2024).
Kháng thể mẹ truyền cho con qua sữa đầu ở D8 đạt 83,33-100% (tùy tiêm 1 hay 2 mũi), cho thấy, cần thiết tiêm vắc xin HANVET ASF cho nái trước phối giống 4 tuần và nhắc lại (mũi 2) cho nái chửa 4-5 tuần trước đẻ, để con sơ sinh được bú sữa đầu có kháng thể chống bệnh.
Vắc xin ASF của HANVET đã có những thành công bước đầu và triển vọng, đặc biệt là sử dụng tốt cho lợn nái sinh sản. Vắc xin ASF của HANVET được đặt tên là Vắc xin HANVET ASF. Là vắc xin nhược độc, đông khô có độ an toàn cao và khả năng tạo miễn dịch tốt, chống lại ASFv cường độc lưu hành tại nước ta. Vắc xin được chế tạo từ chủng ASFv yếu, phân lập tại thực địa Việt Nam, cải biến khuyết 12 gen, nhược độc hoàn toàn và khó có thể tái độc lực, được đặt tên là ASF-HV21.
Vắc xin được sản xuất bằng công nghệ nuôi cấy trên dòng tế bào HPC. Toàn bộ quá trình sản xuất được thực hiện trên hệ thống thiết bị hiện đại tại nhà máy đạt chuẩn GMP-WHO và kiểm soát chặt chẽ từ con giống đến vắc xin thành phẩm.
Vắc xin HANVET ASF được nghiên cứu bài bản, tối ưu hóa công thức, phù hợp cho từng đối tượng lợn để tạo ra 2 loại: dùng cho lợn thịt và nái sinh sản riêng biệt. Sau tiêm 4 tuần với một liều đơn, lợn sẽ có miễn dịch đáp ứng chống bệnh ASF. Độ dài miễn dịch hơn 4 tháng. Vắc xin có thể tiêm thẳng vào vùng dịch để hạn chế lây lan, giảm thiệt hại.
Mỗi liều Vắc xin HANVET ASF dùng cho lợn thịt chứa 104.5 HAD50 và cho lợn nái chứa 104.0 HAD50 ASFv nhược độc chủng ASF-VH21, trong chất bổ trợ đặc biệt.
Chỉ dùng dung dịch pha kèm để pha vắc xin. Căn cứ số liều ghi trên lọ vắc xin để pha sao cho mỗi liều có thể tích 2ml. Đường tiêm bắp sau gốc tai, mỗi liều 2ml. Lợn thịt có thể dùng từ 4 tuần tuổi. Khi cần, tiêm nhắc lại sau 4 tháng. Lợn nái khuyến cáo tiêm trước phối giống 4 tuần và trước đẻ 4-5 tuần. Đóng gói: Lọ đông khô 1 liều, 5 liều, 10 liều hay 25 liều, kèm dung môi pha.
Ngày 14/6/2024, HANVET đã tổ chức hội thảo giới thiệu Vắc xin HANVET ASF. Những kết quả nghiên cứu, kiểm nghiệm đánh giá thực địa ban đầu là rất khả quan và được trình bày, thảo luận sôi nổi. Hy vọng, vắc xin HANVET ASF sẽ là một đột phá về sử dụng “An toàn và Hiệu quả” chống bệnh ASF.
TS. Nguyễn Đức Lưu – Công ty Hanvet
1 Comment
Để lại comment của bạn
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Tôi muốn mua ở Tây Ninh