Thị trường carbon chính thức vận hành năm 2029: Ảnh hưởng thế nào đến ngành thức ăn chăn nuôi? - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 67.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Trà Vinh 63.000 đ/kg
    •  
  • Thị trường carbon chính thức vận hành năm 2029: Ảnh hưởng thế nào đến ngành thức ăn chăn nuôi?

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Với những biến đổi khí hậu rõ rệt và các vấn đề môi trường ngày càng trở nên cấp bách, phát triển bền vững trong nông nghiệp và chăn nuôi đã và đang trở thành một ưu tiên hàng đầu. Theo dự kiến, năm 2029 sẽ là năm bắt đầu áp dụng các quy định về xử lý lượng chất thải CO₂ và bắt đầu vận hành thị trường tín chỉ carbon. Điều này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp trong ngành chăn nuôi sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức và cơ hội mới để đổi mới và cải thiện công nghệ sản xuất của mình.

     

    Theo chương trình nghiên cứu EDGAR của EU và các cam kết tại COP26, Việt Nam có tổng lượng phát thải CO2 năm 2022 là 327 triệu tấn, trong đó tỷ trọng ngành nông nghiệp là cao nhất, chiếm 30% tổng lượng phát thải. Đặc biệt, phần lớn lượng khí thải CO₂  trong ngành chăn nuôi đến từ sản xuất thức ăn chăn nuôi. Trong bối cảnh này, các doanh nghiệp tại Việt Nam đang có những cơ hội lớn để đầu tư và đổi mới nhằm hướng tới một mô hình sản xuất bền vững hơn.

     

    Quốc gia

    Lượng CO₂  phát thải năm 2022, triệu tấn

    Dân số, triệu người

    Cam kết Net zero vào năm

    Trung Quốc

    12.667

    1412

    2060

    Mỹ

    4.854

    336

    2050

    Ấn Độ

    2.693

    1425

    2070

    Nga

    1.909

    144

    2060

    Nhật Bản

    1.082

    123

    2050

    Việt Nam

    327

    100

    2050

    Nguồn: Chương trình nghiên cứu EDGAR của EU. Năm cam kết
    theo tuyên bố của các quốc gia tại COP26.

     

    Thị trường carbon và cơ hội cho doanh nghiệp

     

    Theo ông Hoàng Văn Tâm, Vụ Tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững (Bộ Công Thương), việc triển khai thị trường carbon tại Việt Nam sẽ mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp trong việc giảm phát thải khí nhà kính và tham gia vào nền kinh tế xanh. Dự kiến thị trường này sẽ chính thức vận hành từ năm 2029, mang lại đòn bẩy giúp các doanh nghiệp đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ giảm phát thải và tăng cường hiệu quả sản xuất.

     

    Tại cuộc tọa đàm “Giải pháp thúc đẩy tham gia thị trường carbon của doanh nghiệp ngành công thươngdo Tạp chí Công thương tổ chức ngày 04/09/2024, ông Nguyễn Võ Trường An, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Sàn giao dịch tín chỉ carbon ASEAN, chia sẻ rằng các cam kết quốc tế và áp lực từ biến đổi khí hậu là động lực lớn cho việc phát triển thị trường carbon. Công ty cổ phần Sàn giao dịch tín chỉ carbon ASEAN đang hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng và đăng ký các dự án tín chỉ carbon, đồng thời thúc đẩy chuyển đổi xanh và chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả hoạt động.

     

    Việc chuyển đổi xanh cần đi đôi với chuyển đổi số, giúp doanh nghiệp dễ dàng thực hiện và theo dõi các quy trình liên quan đến tín chỉ carbon. Điều này không chỉ giúp giảm thiểu lượng khí thải CO₂  mà còn tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế.

     

    Rủi ro khi chậm chân trong phát triển bền vững

     

    Việc chậm hoặc không có chiến lược phát triển bền vững sẽ khiến doanh nghiệp trong ngành sản xuất chăn nuôi đánh mất những lợi thế quan trọng sau:

     

    • Mất cơ hội tham gia thị trường carbon

     

    Khi thị trường carbon chính thức hoạt động vào năm 2029, doanh nghiệp không tham gia sẽ mất cơ hội kiếm lời từ việc bán tín chỉ carbon và giảm chi phí từ việc không phải mua tín chỉ bù đắp. Hơn nữa, doanh nghiệp còn có nguy cơ bị phạt do không tuân thủ các quy định về giảm phát thải khí nhà kính.

     

    • Gia tăng chi phí sản xuất

     

    Các quy định quốc tế và quốc gia về môi trường ngày càng khắt khe, đồng nghĩa sẽ kéo theo sự tăng giá của nhiều loại chi phí như là năng lượng, nguyên liệu, dịch vụ môi trường, …Nếu không chuẩn bị cho các công nghệ tiết kiệm sử dụng năng lượng, nguyên liệu, doanh nghiệp có khả năng khó kiểm soát được chi phí sản xuất.

     

    • Mất khả năng cạnh tranh và rủi ro về uy tín – thương hiệu

     

    Người tiêu dùng và các đối tác ngày càng quan tâm đến các sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường. Doanh nghiệp không phát triển bền vững sẽ khó giữ được lòng tin của khách hàng và khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

     

    Đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ

     

    Trong vòng 5 năm tới, dự kiến sẽ là giai đoạn đầu tư mạnh mẽ của các nhà máy về công nghệ giảm phát thải. Việc áp dụng các công nghệ tiên tiến sẽ giúp các doanh nghiệp không chỉ tuân thủ các quy định mới mà còn tăng cường hiệu quả sản xuất và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

     

    Bühler, một trong những Tập đoàn toàn cầu hàng đầu trong việc cung cấp giải pháp công nghệ cho ngành thực phẩm và chăn nuôi, đã đóng góp không nhỏ vào quá trình phát triển bền vững trong sản xuất thức ăn chăn nuôi. Điểm mạnh về giảm phát thải trong giải pháp của Bühler bao gồm:

     

    • Giảm năng lượng tiêu thụ

     

    Bühler luôn tìm kiếm và phát triển các công nghệ giúp giảm năng lượng tiêu thụ trong quá trình sản xuất. Điều này không chỉ giúp giảm chi phí sản xuất mà còn giảm lượng khí thải CO₂  ra môi trường.

     

    • Giảm hao hụt nguyên liệu

     

    Hao hụt nguyên liệu không chỉ gây lãng phí tài nguyên mà còn tăng chi phí và ảnh hưởng xấu đến môi trường. Bühler cung cấp các giải pháp giúp tối ưu hóa quá trình sản xuất, giảm thiểu hao hụt nguyên liệu và nâng cao hiệu suất.

     

    • Tạo ra sản phẩm cuối cùng với giá trị sử dụng cao nhất

     

    Bằng việc áp dụng các công nghệ tiên tiến, Bühler giúp tạo ra các sản phẩm thức ăn chăn nuôi có chất lượng cao, giàu dinh dưỡng và an toàn cho vật nuôi, góp phần thúc đẩy tính bền vững trong chuỗi giá trị thực phẩm.

    Giải pháp sản xuất từ Bühler luôn ưu tiên giảm điện năng ít nhất 10% so với thị trường, giảm hao hụt nguyên liệu và thành phẩm, dễ vệ sinh đảm bảo an toàn thực phẩm

     

    Giải pháp định lượng phát thải nhà máy của Bühler

     

    Một trong những đóng góp quan trọng của Bühler là cung cấp giải pháp đánh giá lượng phát thải của một nhà máy. Bằng việc sử dụng các công cụ đo lường và phân tích hiện đại, Bühler có thể đưa ra các bảng đánh giá chi tiết về lượng khí thải của từng khâu trong quá trình sản xuất, từ nguyên liệu đến sản xuất, vận hành, đến khâu cuối cùng như làvận chuyển. Dựa vào đó, Bühler đề xuất các biện pháp cụ thể để giảm thiểu lượng khí thải và nâng cao hiệu quả sản xuất.

    Giải pháp định lượng phát thải nhà máy nhằm đo lường, đọc hiểu, báo cáo và đưa giải pháp giảm thiểu tác động môi trường, áp dụng cho nhiều nhà máy chế biến thực phẩm và thức ăn chăn nuôi

     

    Kết luận

     

    Phát triển bền vững trong sản xuất thức ăn chăn nuôi không chỉ là trách nhiệm của các doanh nghiệp, mà còn là chiến lược dài hạn giúp ngành chăn nuôi phát triển một cách bền vững và hiệu quả. Với sự đóng góp của các công ty như Bühler, ngành chăn nuôi sẽ có thêm nhiều giải pháp tiên tiến, giúp giảm thiểu tác động đến môi trường và nâng cao giá trị sử dụng của sản phẩm.

     

    Việc áp dụng các quy định về xử lý lượng chất thải CO₂  và bắt đầu vận hành thị trường tín chỉ carbon từ năm 2029 sẽ là một bước tiến quan trọng, thúc đẩy các doanh nghiệp đổi mới và xây dựng mô hình sản xuất bền vững. Trong bối cảnh đó, sự đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ giảm phát thải và các giải pháp tiên tiến trong sản xuất sẽ đóng vai trò quan trọng, góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi trong tương lai. Đồng thời, thị trường carbon sẽ mở ra nhiều cơ hội mới giúp doanh nghiệp Việt Nam tiến tới nền kinh tế xanh và bền vững hơn. Những doanh nghiệp không có chiến lược phát triển bền vững sẽ gặp nhiều khó khăn và rủi ro, đánh mất cơ hội và lợi thế cạnh tranh trong tương lai.

    Quý Khách hàng có nhu cầu về giải pháp và dịch vụ cho dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi, vui lòng liên hệ: 

     

    Công ty TNHH Bühler Asia Việt Nam

     

    Email: [email protected]

     

    Di động: 0981 131 727

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.