[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Ngày 20/9/2024, Bộ NN&PTNT vừa văn bản về việc tăng cường phòng, chống dịch bệnh động vật và tiêm phòng vắc xin cho đàn vật nuôi gửi Chủ tịch UBND các tỉnh/thành trực thuộc Trung ương.
Theo báo cáo của Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y, từ đầu năm 2024 đến nay cả nước đã xảy ra: 08 ổ dịch Cúm gia cầm (CGC) A/H5N1 tại 07 tỉnh, thành phố, phải tiêu hủy 13.658 con gia cầm, đặc biệt đã có 01 người tử vong do nhiễm vi rút CGC A/H5N1 và 01 người nhiễm vi rút CGC A/H9; 1.005 ổ dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) (tăng 2,74 lần so với cùng kỳ năm 2023) tại 46 tỉnh, phải tiêu hủy là 63.623 con lợn (tăng 3,16 lần); 57 ổ dịch Lở mồm long móng (LMLM) tại 18 tỉnh, số gia súc mắc bệnh là 2.022 con (tăng 2,68 lần) và phải tiêu hủy là 148 con (tăng 5,69 lần); 99 ổ dịch Viêm da nổi cục (VDNC) tại 18 tỉnh, thành phố, số gia súc mắc bệnh là 547 con (tăng gần 20%) và số tiêu hủy là 117 con; 199 ổ dịch bệnh Dại trên động vật (tăng 7,56%) tại 35 tỉnh, thành; 02 ổ dịch bệnh Tai xanh tại 02 tỉnh Đồng Tháp và Bạc Liêu.
Tiêm phòng vắc xin Dịch tả lợn châu Phi tại tỉnh Thái Bình
Kết quả giám sát chủ động và kết quả kiểm tra thực tế tại nhiều địa phương cho thấy:
(i) Tỷ lệ lưu hành các loại mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên gia súc, gia cầm còn cao trong khi đó tỷ lệ tiêm phòng đạt rất thấp, nhiều nơi chỉ đạt dưới 10% hoặc đã được tiêm vắc xin nhưng đã hết hoặc sắp hết thời gian miễn dịch;
(ii) Nhiều địa phương chưa bố trí đầy đủ kinh phí phòng, chống dịch bệnh, kinh phí mua vắc xin và tổ chức tiêm phòng cho đàn vật nuôi;
(iii) Một số địa phương gặp khó khăn trong việc phê duyệt đấu thầu mua vắc xin hoặc giao địa phương cấp huyện phê duyệt kế hoạch mua vắc xin, tiêm vắc tại nhiều thời điểm khác nhau, dẫn đến không đồng bộ, không bảo đảm yêu cầu phòng, chống dịch bệnh;
(iv) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (PTNT) đã có nhiều văn bản chỉ đạo về phòng, chống dịch bệnh, tiêm phòng vắc xin, đặc biệt chỉ đạo về sử dụng vắc xin phòng bệnh CGC, Dại, DTLCP, LMLM, VDNC, tuy nhiên việc tổ chức triển khai tại nhiều địa phương (nhất là cấp huyện, cấp xã, thôn/bản/ấp) chưa hiệu quả, dẫn đến dịch bệnh phát sinh, lây lan diện rộng;
(v) Nhiều địa phương có dịch chưa triển khai đồng bộ, kịp thời, đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo quy định của pháp luật. Do đó, nguy cơ các loại dịch bệnh nguy hiểm trên đàn vật nuôi và lây sang người tiếp tục phát sinh và lây lan nhanh, trên phạm vi rộng trong thời gian tới là rất cao, gây tổn thất lớn về kinh tế, phát triển chăn nuôi, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người dân và môi trường.
Để chủ động ngăn chặn các loại dịch bệnh nguy hiểm phát sinh và lây lan trên diện rộng, Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo các Sở, ngành, chính quyền các cấp của địa phương triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo đúng quy định của Luật Thú y, các văn bản 2 hướng dẫn thi hành Luật Thú y, các Chương trình và Kế hoạch quốc gia, Chỉ thị, Công điện của Thủ tướng Chính phủ; trong đó chú trọng những nội dung sau:
1. Hằng năm, bố trí kinh phí đầy đủ, kịp thời để thực hiện các Chương trình, Kế hoạch quốc gia phòng, chống dịch bệnh động vật (CGC, LMLM, DTLCP, VDNC, Dại) tại địa phương.
2. Tổ chức thống kê chính xác tổng đàn vật nuôi, số lượng vật nuôi thuộc diện tiêm phòng đối với từng bệnh của địa phương và khẩn trương tổ chức triển khai tiêm phòng đại trà đợt 2/2024 (trong tháng 9 – 10/2024) đối với các bệnh CGC, Dại, Nhiệt thán, DTLCP, LMLM, VDNC và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác trên cơ sở đặc điểm dịch tễ tại từng địa phương; rà soát tiêm phòng nhắc lại đối với vật nuôi đã hết hoặc sắp hết miễn dịch, tiêm phòng bổ sung đối với vật nuôi mới phát sinh nhưng chưa được tiêm phòng, bảo đảm tỷ lệ tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ, đúng loại vắc xin tại thời điểm tiêm phòng.
4. Chủ động tổ chức giám sát dịch bệnh trên vật nuôi để phát hiện sớm, kịp thời cảnh báo, xử lý dứt điểm khi dịch bệnh mới được phát hiện, trong phạm vi nhỏ lẻ; xử lý nghiêm các trường hợp không báo cáo dịch bệnh, bán chạy, giết mổ động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh, vứt xác động vật ra môi trường làm lây lan dịch bệnh.
4. Tổ chức tốt công tác thông tin, tuyên truyền về về tính chất nguy hiểm, của các dịch bệnh, lợi ích của việc tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn vật nuôi, các quy định về xử phạt đối với các trường hợp không chấp hành việc tiêm phòng cho đàn vật nuôi; hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện các biện pháp phòng bệnh như vệ sinh, tiêu độc khử trùng, chăn nuôi an toàn dịch bệnh, tiêm vắc xin; đẩy mạnh xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật.
5. Tăng cường công tác quản lý kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ động vật; đặc biệt tổ chức ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trái phép. 6. Báo cáo đầy đủ, kịp thời, chính xác tình hình dịch bệnh và kết quả tiêm phòng qua Hệ thống thông tin dịch bệnh động vật trực tuyến (VAHIS).
7. Thành lập các đoàn công tác đến các địa phương có nguy cơ cao để kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống dịch bệnh động vật, đặc biệt kiểm tra, chấn chỉnh công tác tiêm phòng vắc xin, giám sát, cảnh báo và báo cáo dịch bệnh. Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo thực hiện các nội dung nêu trên; thường xuyên thông báo về Bộ Nông nghiệp và PTNT để phối hợp xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh./.
P.V
- cúm gia cầm li>
- lở mồm long móng li>
- dịch bênh li>
- tiêm vắc xin li>
- Dịch tả lợn Châu Phi li> ul>
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
Tin mới nhất
T6,27/12/2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất