Cargill công bố sẽ tài trợ 200.000 USD để gia hạn chương trình "Vươn Mình" - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 60.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Khánh Hòa 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 62.000 đ/kg
    •  
  • Cargill công bố sẽ tài trợ 200.000 USD để gia hạn chương trình “Vươn Mình”

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Tại TP. Hồ Chí Minh, ngày 30/9/2024, Công ty TNHH Cargill Việt Nam và tổ chức CARE công bố tiếp tục triển khai dự án “Vươn Mình” thêm một năm, sau thời gian thí điểm tại Thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk. Kể từ năm 2022, “Vươn Mình” đã góp phần cải thiện đáng kể sinh kế cho các nông hộ, đặc biệt là phụ nữ và cộng đồng dân tộc thiểu số.

     

    Cargill công bố sẽ tài trợ 200.000 USD (khoảng 5 tỷ VNĐ) để gia hạn chương trình đến tháng 8 năm 2025, nhằm tiếp tục hỗ trợ cho 15.000 người tham gia trong suốt hai năm qua.

    Hội nghị đánh giá kết quả triển khai thực hiện dự án “Vươn Mình” tại Thị xã Buôn Hồ (tháng 5 năm 2024)

     

    Ông Nguyễn Bá Luân, Trưởng Đại diện tập đoàn Cargill tại Việt Nam phấn khởi chia sẻ: “Sự hợp tác đầu tiên của chúng tôi với tổ chức CARE tại Việt Nam thông qua dự án ‘Vươn Mình’ đã gặt hái những thành quả ấn tượng. Chúng tôi hướng đến việc tiếp tục triển khai các biện pháp hỗ trợ để giúp người tham gia dự án trở nên tự chủ hơn, nâng cao năng lực tiếp cận thị trường và tham gia các chương trình quốc gia. Trong giai đoạn tiếp theo, dự án sẽ tăng cường hỗ trợ phụ nữ và đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần thúc đầy phát triển bền vững và đảm bảo kinh tế trong vùng.”

     

    Dự án “Vươn Mình” được công bố tại Hà Nội vào tháng 11 năm 2022, do Cargill và CARE phối hợp với Trung tâm Phát triển Cộng đồng (CDC) và Ủy ban Nhân dân Thị xã Buôn Hồ thực hiện, đặt ra ba mục tiêu chính.

     

    Dự án đã tổ chức nhiều khóa đào tạo về kỹ thuật nông nghiệp, quản lý tài chính và kỹ năng quản lý nhóm, cấp vốn khởi nghiệp, con giống, thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y cho nông dân. Tính đến nay, 250 nông dân (190 trong số đó là phụ nữ) đã nâng cao thu nhập nhờ vào các sáng kiến này. Cùng với đó, việc mở rộng quy mô chăn nuôi gia cầm, dê và lợn giống đặc sản, thực hành sản xuất và mua bán chung với mô hình dê và chế biến cà phê đã giúp mang lại thu nhập hàng tháng cao nhất trong hai năm qua. Các thành viên dự án cũng tái đầu tư nguồn thu nhập gia tăng để mua thêm gia súc, nâng cấp chuồng trại nhằm mở rộng quy mô sản xuất, đồng thời chi trả học phí và chăm sóc sức khoẻ cho con cái.

     

    Anh Y Tuen Niê ở xã Ea Drông, thành viên nhóm chăn nuôi dê cho biết: “Nhờ áp dụng kỹ thuật chăn nuôi mới, dê tôi nuôi đã tăng trọng thêm 5 đến 7 kg chỉ trong một tháng rưỡi, gấp ba lần phương pháp truyền thống. Nhờ đó tôi có thể xuất chuồng đàn dê sớm hơn, thu hồi vốn nhanh hơn.”

     

    Bên cạnh đó, dự án còn tập trung cải thiện khả năng tiếp cận các nguồn lực hữu ích cho phụ nữ và đồng bào dân tộc thiểu số, bao gồm tiếp cận nguồn vốn và thúc đẩy vai trò lãnh đạo cho phụ nữ. Trong giai đoạn thí điểm, dự án “Vươn Mình” đã thành lập 21 Tổ Tiết kiệm tự quản (VSLA), với 275 thành viên (211 trong số đó là phụ nữ) đã nhận vốn khởi nghiệp và tích lũy được tổng cộng 12.914 USD (khoảng 323 triệu VNĐ). Trong thời gian tới, dự án sẽ tiếp tục hỗ trợ các Tổ tiết kiệm tự quản này. Trung bình, mỗi thành viên có thể tiếp cận linh hoạt khoảng 100 USD (2,5 triệu VNĐ) để đầu tư sản xuất như mua dê giống, máy cắt cỏ và cải tạo chuồng trại, qua đó mở rộng hoạt động chăn nuôi và kinh doanh.

     

    Ngoài ra, dự án còn nâng cao khả năng tiếp cận thị trường cho các hộ kinh doanh truyền thống thông qua cải thiện hiệu quả hoạt động và chiến lược tiếp thị. Dự án đã đạt được nhiều tiến bộ quan trọng, giúp các nhóm chăn nuôi điều chỉnh phương pháp sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường, chẳng hạn như nuôi dê vỗ béo để bán và giới thiệu các giống mới như dê Boer. Nhóm thủ công mỹ nghệ cũng cải thiện kỹ thuật đáng kể, qua đó thu hút thêm nhu cầu hàng hóa và tăng thu nhập từ việc đa dạng hoá các sản phẩm thổ cẩm bản địa. Ngoài ra, nhóm thu mua cà phê cũng bán được giá tốt hơn nhờ cam kết từ các đối tác mua hàng, góp phần giúp nhiều hộ gia đình trong vùng cải thiện thu nhập và ổn định cuộc sống. Mô hình này cho thấy tiềm năng mở rộng sang các chuỗi giá trị khác, mở ra cơ hội phát triển trong nhiều lĩnh vực liên quan.

     

    Chị H Nônh Kriêng, thành viên nhóm thủ công mỹ nghệ cho biết hộ kinh doanh cá thể của chị đang hoạt động hết công suất: “Có rất nhiều khách đến đặt hàng tôi dệt đồ thổ cẩm. Nhiều việc quá một mình làm không xuể, nên tôi phải tính chuyện thuê thêm người và mua thêm máy may để phục vụ khách hàng tốt hơn.”

     

    Phát biểu tại hội nghị đánh giá kết quả triển khai thực hiện dự án hồi tháng 5, ông Đặng Gia Duẩn, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thị xã Buôn Hồ cho biết: “Chính quyền và người dân thị xã Buôn Hồ đánh giá cao dự án ‘Vươn Mình’ do Cargill, CARE và Trung tâm Phát triển Cộng đồng (CDC) phối hợp thực hiện, và tự hào đã góp phần vào thành công của dự án. Sẽ không thể đạt được thành công này nếu thiếu sự hợp tác của CARE, năng lực triển khai xuất sắc của CDC, và sự ủng hộ mạnh mẽ của chính quyền địa phương. Chúng tôi rất phấn khởi chứng kiến những thành tựu này và mong muốn tiếp tục đóng góp vào sự phát triển bền vững, nâng cao năng lực các cộng đồng địa phương để đạt được kết quả tốt đẹp hơn trong tương lai, khi dự án ‘Vươn Mình’ tiếp tục gặt hái thêm nhiều thành tựu.”

     

    Cargill đã và đang duy trì cam kết lâu dài với Việt Nam, góp phần tạo ra những ảnh hưởng tích cực cho các cộng đồng địa phương từ năm 1995. Qua dự án “Vươn Mình”, Cargill tiếp tục thể hiện quyết tâm góp phần đáp ứng nhu cầu cấp bách và khắc phục khó khăn cho nông hộ, phụ nữ và cộng đồng dân tộc thiểu số. Thông qua việc nâng cao năng lực cho người nông dân và thúc đẩy thực hành bền vững, Cargill không chỉ hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương mà còn góp phần xây dựng một tương lai an toàn, lành mạnh và bền vững cho tất cả mọi người. 

     

    Cargill sẽ kỷ niệm 30 năm hoạt động tại Việt Nam vào năm 2025.

     

    Tâm An

    Về Cargill

     

    Cargill cam kết cung cấp thực phẩm, nguyên liệu, các giải pháp nông nghiệp, và sản phẩm công nghiệp để nuôi dưỡng thế giới theo một phương thức an toàn, có trách nhiệm và bền vững. Chúng tôi đảm nhận vai trò trung tâm trong chuỗi cung ứng, hợp tác với người nông dân và khách hàng để tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu, sản xuất và cung cấp những sản phẩm thiết thực phục vụ đời sống.

     

    Đội ngũ 160.000 nhân viên của chúng tôi trên toàn cầu – với khoảng 1.400 nhân viên tại Việt Nam – luôn nỗ lực đổi mới, cung cấp cho khách hàng những nhu yếu phẩm phục vụ đời sống, giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển, cộng đồng ngày càng thịnh vượng, và người tiêu dùng thụ hưởng một cuộc sống tốt đẹp, lành mạnh hơn. Là một công ty gia đình có bề dày 159 năm kinh nghiệm, Cargill luôn nỗ lực tiến lên, đồng thời gìn giữ những giá trị cốt lõi. Chúng tôi lấy con người làm trọng. Chúng tôi nỗ lực đạt mục tiêu cao hơn. Chúng tôi làm điều đúng đắn – cho hôm nay và nhiều thế hệ mai sau. Để có thêm thông tin, hãy truy cập Cargill.com và ghé thăm Trung tâm Tin tức của chúng tôi.

     

    Về CARE

     

    Ra đời năm 1945 với sáng kiến CARE Package®, CARE là tổ chức nhân đạo hàng đầu chống đói nghèo toàn cầu. CARE đặc biệt chú trọng hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái nghèo bởi khi có được nguồn lực phù hợp, họ sẽ có sức mạnh đưa cả gia đình và cộng đồng thoát khỏi đói nghèo. Năm 2023, CARE có mặt ở 109 nước trên toàn thế giới, tiếp cận 167 triệu người thông qua hơn 1.600 dự án. Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập www.care.org.

     

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.