“Trở về từ cõi chết” sau các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến thắng bệnh hiểm nghèo, CCB Nguyễn Thế Vinh (68 tuổi, ở phường Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) tích cực làm kinh tế gia đình và làm giàu bằng nghề nuôi ong dú.
Kể về cơ duyên với nghề, ông Vinh cho biết: Năm 2019, trong quá trình điều trị bệnh tại TP Hồ Chí Minh, tôi được người nuôi bệnh cùng phòng “mách” về công dụng của mật ong dú. Vừa thực hiện giải phẫu, hóa trị kết hợp dùng mật ong dú hằng ngày, tôi thấy mình khỏe lên. Sau đó, tôi xuống Bến Tre để mua tổ ong giống, bắt đầu hành trình đi tìm mật ngọt.
Mô hình nuôi ong dú của ông Vinh không tốn kém nhiều chi phí đầu tư và nguồn nhân lực, có tính khả thi cao. Ảnh: H.P
Từ hai tổ ong giống mua ở Bến Tre, ông Vinh đem về huyện An Lão để nuôi thì được biết trên rừng cũng có loại ong này; chúng làm tổ trong các thân cây. Ông đặt mua hàng chục tổ ong An Lão, nhưng vì điều kiện thời tiết bất lợi, thiếu kinh nghiệm nên thử nghiệm đầu tiên của ông không thành công.
Sau đó, ông dành nhiều thời gian cho việc trải nghiệm, học tập tại các cơ sở nuôi ong dú thành công để có thêm kiến thức. “Qua học tập tôi biết được rằng các tổ ong tôi đặt hàng người đồng bào ở An Lão lên rừng bắt về đều không thể nuôi được, chỉ có giống ong dú furva (ong nhỏ, bụng màu vàng, trong tổ có keo nâu) mới có thể nuôi lấy mật. Khi thấy mình đã đủ kiến thức và tự tin, tôi tiếp tục mua 4 tổ ong dú mới về nuôi”, ông Vinh nói.
Trong khuôn viên vườn rộng hơn 600 m2, ông Vinh trồng nhiều loại hoa để giữ được môi trường thiên nhiên trong lành, đa dạng cho ong làm mật. Đồng thời, hàng trăm hộp gỗ chứa tổ ong được ông xếp ngăn nắp trên kệ sắt. Đặc biệt, ong dú rất thân thiện với con người, không chích đốt nên có thể đặt thùng ong bên hiên nhà. Loài ong này có kích thước nhỏ như con muỗi nên có thể lấy mật ở những cây cỏ, cây dược liệu có hoa nhỏ li ti mà ong mật có kích thước lớn không thể lấy được.
Ông Vinh cho biết, nuôi ong dú không cần cho ăn, không tốn nhiều công chăm sóc. Đồng thời, chúng tạo nhiều keo ong để xây tổ. Keo ong được biết đến là một hỗn hợp các chất cao phân tử từ thực vật, có dược tính cao giúp tăng đề kháng và sức khỏe cho người sử dụng. Mật ong dú được trữ trong những túi mật cấu tạo từ keo ong và sáp ong, có vị chua thanh đặc trưng, thơm mùi hoa cỏ.
Ong dú cho sản lượng mật rất ít, 1 tổ ong để cả năm, khai thác 1 – 2 lần chỉ thu được khoảng 200 – 500 ml mật. Bù lại, mật ong này có giá trị kinh tế cao, với giá bán từ 2 triệu đồng/lít trở lên. Với khoảng 300 tổ ong dú tại 2 trang trại ở An Lão và TP Quy Nhơn, bình quân mỗi năm ông Vinh thu hoạch được từ 70 – 90 lít mật. Với các sản phẩm từ ong dú như mật, phấn hoa, rượu và thùng ong giống, mỗi năm ông thu được ít nhất 200 triệu đồng.
Thành công trong nghề, ông Vinh luôn sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ người có mong muốn phát triển mô hình nuôi ong dú. Đặc biệt, trong 2 năm qua, bình quân mỗi năm ông còn dành tặng hàng trăm phần quà bằng sản phẩm (trị giá từ 300 – 700 nghìn đồng/phần) cho đồng đội CCB, hội viên các hội, đoàn thể có hoàn cảnh khó khăn.
HỒNG PHÚC
Nguồn: Báo Bình Định
- nuôi ong dú li>
- ong dú li> ul>
- Lãi trăm triệu đồng từ nuôi gà đẻ trứng
- Trung Quốc điều tra việc nhập khẩu thịt bò vì tình trạng cung vượt cầu khiến giá thịt giảm mạnh
- Phát triển chăn nuôi gắn với tiêu dùng xanh tại Việt Nam: Hiện trạng, thách thức và giải pháp
- Hiệu quả của việc bổ sung bổ sung 25-hydroxycholecalciferol (25-OH-D3) ở gà đẻ nuôi mật độ cao
- Lĩnh vực sản xuất vacccine của Việt Nam ở đâu trong thị trường trị giá 14 tỷ USD?
- Vắc xin viêm gan vịt và kháng thể Hanvet-KTV
- Thị trường thịt lợn thế giới tuần giữa tháng 12/2024
- Khoảng 80 triệu con gà được xuất bán ra thị trường dịp Tết
- Tỷ trọng chăn nuôi chiếm hơn 53% giá trị GDP sản xuất nông nghiệp của Hà Nội
- Loại bỏ mối lo về độc tố nấm mốc: giải pháp toàn diện cho ngành TĂCN đến từ Sistar Việt Nam
Tin mới nhất
T3,31/12/2024
- Lãi trăm triệu đồng từ nuôi gà đẻ trứng
- Trung Quốc điều tra việc nhập khẩu thịt bò vì tình trạng cung vượt cầu khiến giá thịt giảm mạnh
- Phát triển chăn nuôi gắn với tiêu dùng xanh tại Việt Nam: Hiện trạng, thách thức và giải pháp
- Hiệu quả của việc bổ sung bổ sung 25-hydroxycholecalciferol (25-OH-D3) ở gà đẻ nuôi mật độ cao
- Lĩnh vực sản xuất vacccine của Việt Nam ở đâu trong thị trường trị giá 14 tỷ USD?
- Vắc xin viêm gan vịt và kháng thể Hanvet-KTV
- Thị trường thịt lợn thế giới tuần giữa tháng 12/2024
- Khoảng 80 triệu con gà được xuất bán ra thị trường dịp Tết
- Tỷ trọng chăn nuôi chiếm hơn 53% giá trị GDP sản xuất nông nghiệp của Hà Nội
- Loại bỏ mối lo về độc tố nấm mốc: giải pháp toàn diện cho ngành TĂCN đến từ Sistar Việt Nam
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất