[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Sáng ngày 11/11/2024, tại Hà Nội, Hội Chăn nuôi Việt Nam có buổi gặp mặt với Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore (MTAS) và tổ chức lễ ký kết bản ghi nhớ hợp tác cùng phát triển, nhằm đem lại lợi ích cho các Hội viên nói riêng và ngành chăn nuôi của Việt Nam nói chung.
Chỉ 1% sản lượng trứng gia cầm được xuất khẩu
Đặt mục tiêu xuất khẩu thịt gà chế biến sang 12 thị trường trọng điểm
Tham dự lễ ký kết, về phía Việt Nam có ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam (Hội) cùng các đại diện Ban lãnh đạo Hội. Về phía Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore có ông Alvin Kwek, Chủ tịch Hiệp hội MTAS; đại diện Ban lãnh đạo Hiệp hội và một số doanh nghiệp chuyên nhập khẩu ngành thịt của Singapore.
Trong thời gian qua, mặc dù ngành chăn nuôi Việt Nam đối mặt với nhiều khó khăn thách thức nhưng vẫn liên tục phát triển với những tiềm năng vô cùng lớn. TS. Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam cho biết, tiềm năng sản xuất chăn nuôi ở Việt Nam là rất lớn. Hiện nay, sản xuất của Việt nam đã vượt qua nhu cầu trong nước nên chăn nuôi nước ta ngoài vấn đề an ninh về dinh dưỡng còn là sinh kế của người dân. Do đó, vấn đề thị trường cũng rất được quan tâm và xuất khẩu cần được đẩy mạnh hơn. “Theo tôi đánh giá, Singapore cũng là thị trường tiềm năng cho các sản phẩm của Việt Nam. Hiện nay, dịch bệnh vẫn là vấn đề cấp thiết đối với chăn nuôi Việt Nam nên xuất khẩu các sản phẩm qua xử lý sẽ đảm bảo hơn. Tôi hi vọng, thời gian tới, các sản phẩm qua xử lý có thể xuất khẩu sang Singapore và thông qua cầu nối là Singapore, sản phẩm chăn nuôi của Việt nam sẽ có mạt tại nhiều nước hơn”, TS. Nguyễn Xuân Dương bày tỏ.
Về phía MTAS, Hiệp hội được thành lập vào năm 2001 với các thành viên đến từ ngành sản xuất và kinh doanh thịt tại Singapore, không chỉ nhập cho Singpore mà còn nhập để bán để bán cho các thị trường khác. Do đó, MTAS đã phát triển mạng lưới xuất nhập khẩu của mình trên toàn thế giới, gần đây đã tiếp cận Đài Loan, Pháp và Mỹ Latinh để đa dạng hóa nguồn cung ứng của mình.
“Vì không tự sản xuất được nên hiện nay, Singapore mới tự chủ được khoảng 10% tổng nhu cầu dinh dưỡng còn 90% là nhập khẩu. Tuy nhiên, chúng tôi đa dạng hóa nguồn cung rất mạnh với hơn trên 170 nguồn nhập khẩu từ các quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau. Đoàn làm việc của chúng tôi hiện tại tập trung chủ yếu vào nhóm thịt gà qua xử lý nhiệt và trứng gia cầm. Nếu được chấp thuận hợp tác, chúng tôi sẽ nhập khẩu hai mặt hàng này trước, sau đó mới đến thịt lợn”, ông Alvin Kwek, Chủ tịch Hiệp hội MTAS cho biết.
Trong thời kỳ hội nhập, trao đổi thương mại giữa hai nước Việt Nam và Singapore ngày càng phát triển. Việc gặp gỡ và kỹ kết bản ghi nhớ giữa hai Hiệp hội sẽ là tiền đề cho sự hợp tác sâu rộng hơn giữa, góp phần cân bằng cán cân thương mại giữa hai quốc gia.
Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam và Chủ tịch Hiệp hội thương nhân thịt Singapore kí kết bản ghi nhớ
Trước mắt, trong chuyến thăm lần này mục tiêu chính của MTAS là kết nối giao thương. Sau đó, Singapore sẽ có 1 đoàn làm việc khác đảm nhận nhiệm vụ về chuyên môn kỹ thuật, đặc biệt các phòng thí nghiệm; làm việc chặt chẽ với Cục Thú y, Cục Chăn nuôi, Bộ công thương để xem các quy định, tiêu chuẩn, điều kiện chăn nuôi của Việt Nam về vệ sinh, chăn nuôi thú y. Kết hợp kết quả khảo sát của 2 đoàn làm việc mới tiến hành đánh giá và quyết định bước tiếp theo, hợp tác sâu.
“Tiềm năng hợp tác giữa hai quốc gia còn rất nhiều. Tuy nhiên từ tiềm năng trở thành hiện thực là cả một quá trình dài nên tôi nghĩ để làm lớn ngay có thể chưa được, nhưng để đi từng bước chúng ta chắc chắn sẽ làm được. Trước hết là vấn đề xuất khẩu trứng và thịt gia cầm qua xử lý nhiệt, sau đó là tiếp tục quá trình hoàn thiện về thủ tục pháp lý giữa hai nước. Tôi cũng mong muốn các doanh nghiệp của Singapore có mặt ở đây sẽ cung cấp những yêu cầu kĩ thuật cụ thể của nước mình để các doanh nghiệp, cơ quan ở Việt Nam điều chỉnh đáp nhằm ứng được yêu cầu của Singapore tiến tới mục tiêu xuất khẩu”, TS.Nguyễn Xuân Dương chia sẻ.
“Thông qua khảo sát về thị trường, chúng tôi đánh giá Việt Nam là thị trường rất tiềm năng. Ngoài việc sản phẩm Việt Nam rất ngon thì với lợi thế dân số đông nên hiệu quả chăn nuôi Việt Nam khá tốt và đảm bảo duy trì chất lượng tốt, giá cả hợp lý. Chúng tôi không chỉ nhập khẩu sản phẩm vào Singapore mà còn buôn bán cho các quốc gia khác nên nếu có sự hợp tác sâu giữa hai quốc gia, tôi tin rằng ngành chăn nuôi Việt Nam ngày càng lớn mạnh. Chúng tôi cũng kỳ vọng, với sự hỗ trợ từ Bộ Nông nghiệp, các cơ quan quản lý thực phẩm, hợp tác thương mại giữa hai nước sớm được chấp thuận”, đại diện cơ quan quản lý Singapore cho biết.
Sự hợp tác giữa hai Hiệp hội đóng vai trò rất quan trọng. Thông qua việc ký kết biên bản ghi nhớ, bước đầu mở ra cánh cửa cho các sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam tại thị trường Singapore. Từ đó, mối quan hệ hợp tác và lợi ích giữa các bên cũng được gắn kết bền chặt hơn.
Phương Nhung
- hội chăn nuôi việt nam li>
- xuất khẩu li>
- Singapore li>
- MATS li>
- ký kết bản ghi nhớ li> ul>
- TIN BUỒN
- Hội Chăn nuôi Việt Nam đề xuất mức thuế VAT bằng 0% đối với sản phẩm chăn nuôi sơ chế
- Hội chăn nuôi Việt Nam và trường hóa, sự sống (Đại học Bách khoa Hà Nội): Hợp tác xây dựng theo chuỗi giá trị
- Lễ ký kết hợp tác giữa Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Hoa Kỳ với Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam và Hội Chăn nuôi Việt Nam
- TS. Nguyễn Xuân Dương được vinh danh là Trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu năm 2024
- Thông báo mời thầu tư vấn phát triển Hội/Hiệp hội
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Tiếp và làm việc với Đoàn đại biểu Bộ Nông nghiệp Dominicana
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Chính thức nhận cờ đăng cai tổ chức “Hội nghị Chăn nuôi Á-Úc lần thứ 21”
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Đồng hành tháo gỡ khó khăn cùng các Hội Chăn nuôi Thú y phía Bắc
- Đề xuất thu thuế đối với hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất