Làm giàu nhờ thụ tinh nhân tạo cho gà Đông Tảo - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 58.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đắk Lắk 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 59.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 61.000 đ/kg
    •  
  • Làm giàu nhờ thụ tinh nhân tạo cho gà Đông Tảo

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – “Nhãn lồng bổ ngập dao phay – Con gà Đông Cảo (Đông Tảo) kéo cày thay trâu” là câu ca dao quen thuộc nói về hai món đặc sản “nức lòng” người Hưng Yên. Gà Đông Tảo từ lâu đã đi vào huyền thoại. Song giống gà này thường ít sinh sản đã làm ‘đau đầu’ không ít các nhà lai tạo giống, khi mà những con gà đẹp lại không thể nhân bản. Tuy nhiên, hiện nay, với những tiến bộ KHKT, nhờ phương pháp thụ tinh nhân tạo, giống gà Đông Tảo đã làm giàu cho nhiều hộ nông dân.

    Làm giàu nhờ thụ tinh nhân tạo cho gà Đông TảoTrại gà nhà anh Hiếu với hơn 200 gà Đông Tảo bố mẹ 

     

    “Gà 2000 USD, chủ chưa muốn bán”

     

    Gà Đông Tảo là giống gà đặc hữu và quý hiếm của Việt Nam, không nơi nào trên thế giới có. Đây một giống đặc sản, có nhiều đặc điểm khác biệt so với những giống gà khác và thường ít chịu ảnh hưởng dịch bệnh nhất trong số các loại gia cầm. Gà thuần chủng có da đỏ, mã chọi, chân to, ngắn, dọc ống chân có vảy thịt xếp cài gối nhau thẳng hàng, mình nở, lườn trắm, ngực nở, mào xít. Đối với gà mới nở, bộ lông thường có màu trắng đục, khối lượng khoảng 30 – 40 gam; gà trưởng thành khối lượng lên đến khoảng 6 – 7 kg (đối với con trống) và khoảng 4 – 5 kg (đối với con mái).

     

    Chia sẻ với PV Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam, anh Đỗ Xuân Hiểu (sinh năm 1981, chủ trại gà Đông Tảo, xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên) cho biết: Đông Tảo là giống gà thuần của địa phương, đã được gia đình nuôi và gắn bó từ nhiều đời nay. Để nuôi được một con gà Đông Tảo thuần chủng trưởng thành phải mất ít nhất một năm với những chế độ chăm sóc riêng. Trung bình, một con gà Đông Tảo trưởng thành có trọng lượng từ 2,5 – 3kg, được chào bán với giá từ 5 – 7 triệu đồng/cặp. Riêng những con gà có trọng lượng từ 5 kg trở lên có giá ít nhất là 10 triệu đồng/cặp. Thậm chí có nhiều con ngoại hình đẹp và độc, chân thô và khủng, lông mượt bật tông đúng dòng (tức thuần chủng) có giá cả cao hơn gấp nhiều lần, 30 triệu, 50 triệu cũng có. Nếu đúng sở thích của người mua nữa thì giá bao nhiêu họ cũng mua. Chỉ e không có gà đẹp để bán, có gà đẹp nhưng lại không muốn bán…

     

    Được biết, năm 2016, tại Hội thi gà Đông Tảo toàn quốc lần thứ 2, con gà Đông Tảo của anh Hiểu đoạt giải nhất đã được một khách hàng trả với giá 2.000 USD (tương đương gần 45 triệu đồng) nhưng anh không bán. Đầu năm nay, Hội thi được tổ chức lần 3, các “chiến binh” của anh lại tiếp tục giành giải quán quân với nội dung thi cặp trống, mái. Hiện gia đình anh Hiểu nuôi hơn 200 con gà trống mái trên diện tích trang trại tại gia đình rộng 400m2. Ngoài cơ sở nuôi gà Đông Tảo ở Hưng Yên, anh Hiểu còn mở 5 cơ sở chuyên cung cấp gà giống, gà thịt ở 5 tỉnh thành khác trong cả nước là Hải Dương, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Vĩnh Long, Cần Thơ.

     

    Trên thực tế, gà Đông Tảo không chỉ thu hút người ta bởi sự độc đáo về ngoại hình, độ quý hiếm mà còn thu hút cả trên bàn ăn từ phương Đông cho đến phương Tây. Gà Đông Tảo được chế biến rất đa dạng, trông rất ngon và bổ dưỡng. Chính vì lẽ đó, nó cũng rất thu hút các nước bạn như Mỹ, Nhật,… có ý định nhập khẩu về để nghiên cứu, nhân bản giống gà này. Bởi nó quý hiếm nên hiện nay rất nhiều hộ dân cũng đang có ý định nuôi, trung bình con khoảng tầm 1 kg thì giá bán tại vườn lên đến 700.000 – 800.000/kg, đó là giá bán lấy thịt, còn gà giống thì dao động 200.000 – 300.000 đồng/con.

     

    Đem lại hiệu quả kinh tế cao nhưng gà Đông Tảo sinh sản và tỷ lệ nhân giống thấp, khó phát triển nhanh đàn gà giống gốc. Năng suất trứng thấp, tỷ lệ trứng có phôi, tỷ lệ trứng ấp nở chỉ đạt khoảng 30 – 50%. Để giải quyết vấn đề này, thụ tinh nhân tạo cho gà kết hợp công nghệ đông lạnh để bảo tồn và lưu giữ tinh dịch của những con giống thuần chủng có đủ phẩm chất là rất cần thiết. Thụ tinh nhân tạo cho gà Đông Tảo không những làm tăng năng suất sinh nở, đảm bảo phẩm chất giống còn giúp giải quyết được khó khăn khi khan hiếm giống gà chất lượng, bảo tồn nguồn gene quý.

    Anh Hiểu và con gà vừa giành giải nhất Hội thi gà Đông Tảo

     

    Chia sẻ kinh nghiệm

     

    Tháng 10/2016, Viện Công nghệ sinh học – Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam đã phối hợp đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ Hưng Yên chuyển giao công nghệ “Thụ tinh nhân tạo cho gà Đông Tảo” cho 15 trại gà điển hình tại xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, trong đó có trại gà nhà anh Hiểu.

     

    Theo anh, bằng cách áp dụng thụ tinh nhân tạo, bình quân 1 gà trống “thụ” được 6 – 10 gà mái, cho con giống đẹp, khỏe mạnh, sức đề kháng tốt. Kỹ thuật này nghiêng về “kỹ năng” hơn là “khoa học”. Quy trình không đòi hỏi kỹ thuật cao, nhưng cần kiến thức chung và sự am tường về cấu tạo cơ thể gà. Thành công phụ thuộc nhiều vào sự kiên nhẫn và kỹ năng thụ tinh.

     

    Về chọn giống, gà trống được chọn làm giống cần đáp ứng những yêu cầu về ngoại hình như: Ngực rộng; mắt sáng; chân, đùi to và săn chắc; lông vũ dày, đều và bóng; mào gà có màu đỏ tươi; tiếng gáy to, khỏe và trong; không quá gầy hoặc quá béo, phát triển bình thường theo tốc độ sinh trưởng của giống gà Đông Tảo. “Đặc biệt, để có được những con gà tốt, tôi phải mua bán, trao đổi gà với anh em, bạn bè để làm phong phú nguồn gen. Liên tục đảo ghép, chéo gen để sinh ra những con gà có gen trội hẳn lên. Những con nào nhiều gen bố hơn thì sau này chắc chắn sẽ rất to khỏe, hơn cả bố, còn những con nhiều gen mẹ thì phát triển lên sẽ dễ bị yếu” – anh Hiểu cho hay.

     

    Gà trống giống tốt sau khi nuôi hậu bị từ 3 – 5 tháng đạt trọng lượng 1,6kg/con thì cho lên lồng. Cứ 3 – 4 gà mái/lồng; 1 – 2 gà trống/lồng, tách riêng nhau. Nếu có thể, gà trống mỗi con nên nuôi 1 chuồng riêng diện tích 80x80cm làm nền bằng xi măng rồi dải trấu lên trên, quây chuồng bằng lưới mắt cáo, chuồng cần có đủ ánh sáng, tốt nhất là 1/3 chuồng được chiếu sáng tự nhiên, đối với gà mái cũng có thể nuôi mỗi con 1 chuồng diện tích 60x50cm làm sao thuận tiện việc cho ăn và lấy trứng.

     

    Theo anh, ngày cho gà ăn 3 bữa, thức ăn nhiều chất xơ kết hợp với cám ngô, cám gạo, với tỉ lệ thành phần thức ăn 70% rau chuối, 20% cám ngô, 10% cám gạo. Luôn giữ nhiệt độ chuồng gà 28 – 30 độ C vào ngày thường. Vào những ngày rét, nhiệt độ phải giữ ở mức 25 độ C, che chuồng kín, nếu quá lạnh và sương muối thì phải bật đèn lên sưởi ấm cho gà. Riêng gà trống mỗi tuần cho ăn thêm 3 lần giá đỗ, mầm thóc để tăng sản lượng tinh trùng.

     

    Gà có tuổi đời từ 8 tháng trở lên lúc này có thể áp dụng thụ tinh nhân tạo. Theo đó, định kỳ 3 ngày lấy 1 lần, thời gian lấy tinh tốt nhất từ 14 – 17h. Dụng cụ gồm cốc và pipet (que thụ tinh) vô trùng. Thực hiện cần có 2 người: Người thứ nhất bắt gà và cố định gà trên gối mềm, cho phía đuôi gà hướng về phía trước. Tay trái vuốt nhẹ dưới bụng và 2 bên lườn gà, cố định hai đùi gà, một tay, vuốt dọc theo sống lưng gà, từ lưng đến đuôi kích thích 3 lần; tiếp đó, dùng ngón trỏ và cái day bóp nhẹ lỗ huyệt của gà, bóp nhẹ nhàng dọc theo sống lưng đến phao câu để kích thích phản xạ xuất tinh. Người thứ hai chuẩn bị dụng cụ khai thác tinh: giấy vệ sinh, cốc hứng tinh; khi gà trống cho tinh dùng cốc hứng lấy.

     

    Sau khi lấy tinh, cần pha loãng tinh dịch với môi trường bảo tồn (tỷ lệ 1:1 hoặc 1:2) và thụ ngay cho gà mái. Kích thích gà mái tương tự gà trống, khi huyệt đạo chuyển động, vòi trứng mở, kỹ thuật viên dùng pipet hút 0,1cc tinh từ cốc, bơm vào vòi trứng cho gà mái.Sau khi động tác dẫn tinh đã hoàn thành, nới lỏng cơ thể gà để cổ tử cung gà trở lại vị trí cũ.

     

    Lưu ý, mỗi lần thụ tinh được 3 ngày, trứng hai ngày đầu dùng bán thương phẩm, chỉ dùng trứng ngày thứ 3 để ấp nở con giống. Trứng ấp phải khử trùng bằng formol, chọn quả không quá to, cũng không quá nhỏ. Chu kỳ 14 – 15 tháng nên thay đàn gà bố mẹ mới.

     

    Thụ tinh nhân tạo đã giảm được tình trạng cận huyết, giảm thiểu bệnh tật một cách đáng kể. Nhờ đàn gà sinh sản tốt, anh Hiểu nhanh chóng nâng cao số lượng đàn, từ đó hạ giá thành con giống, góp phần làm lợi cho bà con nông dân. ‘Tính ra, tất cả chi phí nuôi một con gà Đông Tảo từ 1 ngày tuổi đến khi trưởng thành khoảng 300.000 đồng. Trừ chi phí, áp dụng KHKT, mỗi năm tôi thu lãi trên 600 triệu đồng’, anh Hiểu cho biết.

     

    Phan Tuyết

    Được hỏi về bí quyết trong chăn nuôi, anh Hiểu vui vẻ bộc bạch: “Người làm chăn nuôi có tầm nhìn rộng, khéo lựa được con giống tốt, chịu khó trau dồi kỹ thuật, và có cái “tâm” yêu nghề, sớm muộn cũng thành công”.

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

  • Nguyễn Mạnh
  • Bài viết đã cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích! Nếu bạn đang tìm kiếm thêm nguồn cung cấp bột đá, đá hạt, vôi bột và bột dolomite chất lượng cao cho các ngành sản xuất, hãy ghé thăm bột đá đá hạt dolomite vôi bột . Chúng tôi tự hào mang đến sản phẩm với tiêu chuẩn nghiêm ngặt, giá cả cạnh tranh và giao hàng nhanh chóng. Rất hân hạnh được hợp tác cùng bạn!

  • Đỗ Đại Trùng Dương
  • Tôi muốn liên kết.

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.