[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Đó là một trong những nội dung được đề cập tại hội thảo “Phân kiểu đặc trưng của các hộ chăn nuôi”, diễn ra sáng ngày 30/6, tại Hà Nội, do Viện Chính sách và Chiến lược Bộ NN&PTNT phối hợp với Cục Chăn nuôi, Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc FAO phối hợp tổ chức.
Hội thảo có sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực nông nghiệp, các tổ chức trong nước và quốc tế, các viện nghiên cứu và các trường đại học trong lĩnh vực nông nghiệp.
Ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục chăn nuôi khẳng định: Lực lượng nông dân tham gia vào chăn nuôi ở nước ta nhiều nhưng đang giảm. Năm 2016, nước ta có khoảng 3 triệu hộ chăn nuôi lợn và 6-6,5 triệu hộ chăn nuôi gia cầm.
Ông Nguyễn Xuân Dương – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi phát biểu tại Hội thảo
Các nước phát triển có 3% dân số làm Nông nghiệp thì hơn 1% là chăn nuôi. Còn chúng ta thì chúng ta vẫn còn 50-60% số dân sản xuất nông nghiệp. Cái khó của chúng ta cần phải thống kê được sản xuất, đánh giá được sản xuất và đưa ra những chính sách phù hợp để ngành chăn nuôi phát triển và những người nông dân đang tham gia chăn nuôi họ không bị bỏ rơi trong cuộc chơi này. Chúng ta hoàn toàn có thể đủ trứng, thịt, sữa nếu mời doanh nghiệp vào chăn nuôi. Một doanh nghiệp làm chăn nuôi công nghiệp bằng cả một huyện. Nhưng cả huyện đó, người chăn nuôi đi đâu? Rõ ràng chăn nuôi không chỉ đủ trứng thịt sữa mà còn phải tạo ra công ăn việc làm cho nông dân.
“Chính sách phát triển chăn nuôi nhưng không bỏ rơi nông dân, nhưng nông dân phải tham gia thế nào thì mới được. Nông dân nuôi theo kinh nghiệm, tận dụng, không đảm bảo được an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh thì rõ ràng sẽ bị đào thải”, ông Dương nói thêm.
Cũng tại đây, bà Bùi Thị Việt Anh, Viện Chính sách và Chiến lược Bộ NN&PTNT cho rằng: Trong bối cảnh hội nhập, các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ có điểm mạnh là sản xuất khép kín với trồng trọt, phù hợp với điều kiện và trình độ kỹ thuật tại địa phương. Đầu tư, rủi ro thấp, tính linh hoạt cao, dễ chuyển đổi. Lực lượng lao động rẻ, sẵn có, có thể kết hợp với các hoạt động khác. Sản phẩm phù hợp với thị hiếu tiêu dùng địa phương…. Song, chăn nuôi nông hộ đang đứng trước nhiều thách thức và chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ thịt nhập khẩu, thị hiếu tiêu dùng thay đổi, yêu cầu ngày càng cao về vệ sinh an toàn thực phẩm…
“Các hộ chăn nuôi nhỏ có thể phát triển theo các hướng như: Sản xuất các vật nuôi khác (dê, thỏ, vịt…); Sản xuất sản phẩm đặc sản; Sản xuất theo phương thức chất lượng cao (lợn giun quế, lợn trà xanh); Tiếp tục duy trì hộ tận dụng, kết hợp. Các hộ kém hiệu quả thì nên chuyển đổi sang các lĩnh vực khác… Cùng với đó, Nhà nước và các tổ chức phát triển cần hỗ trợ chăn nuôi nông hộ nghiên cứu, phân tích và đánh giá thị trường. Tổ chức lại sản xuất, giảm giá thành, nâng cao chất lượng bằng cách: Kết nối với doanh nghiệp, hình thành tổ nhóm HTX liên kết với doanh nghiệp; Áp dụng công nghệ, kỹ thuật, quy trình sản xuất; Kiểm soát chất lượng, thương hiệu…”, bà Việt Anh nhấn mạnh.
Cũng trong hội thảo, các báo cáo được trình bày đó là: Sự thay đổi của hộ nông nghiệp Việt Nam: chỉ tiêu và đánh giá; Ngành chăn nuôi Việt Nam trong bối cảnh hội nhập: Cơ hội và thách thức; Đặc trưng của các kiểu hộ chăn nuôi (lợn, gà, bò sữa); Giới thiệu hệ thống giám sát chăn nuôi INOSYS (Pháp); Giới thiệu hệ thống giám sát chăn nuôi Việt Nam…
Hà Ngân
- chăn nuôi nông hộ li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất