[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Thời gian qua, ngành chăn nuôi gặp rất nhiều khó khăn do nguồn cung quá lớn so với nhu cầu dẫn tới dư thừa sản phẩm. Trong bối cảnh này, việc tìm đầu ra xuất khẩu thịt được nhiều chuyên gia đặt vấn đề. Song, Việt Nam vẫn chưa có vùng, cơ sở chăn nuôi lợn, gia cầm an toàn dịch bệnh được Tổ chức Thú y thế giới (OIE) công nhận. Chặng đường xuất khẩu của sản phẩm chăn nuôi “made in Việt Nam” chính ngạch với số lượng lớn còn xa vời…
An toàn dịch bệnh và thực phẩm là khâu yếu khiến ngành chăn nuôi khó vươn ra thế giới
Sản xuất lớn, xuất khẩu nhỏ giọt…
Năm 2016, theo thống kê, nước ta sản xuất ra 5,4 triệu tấn thịt các loại. Việt Nam nằm trong Top 5 các nước sản xuất nhiều thịt lợn nhất thế giới. Tuy nhiên, cả nước mới có 6 cơ sở giết mổ XK sang Hongkong và 2 cơ sở giết mổ XK sang Malaysia với sản lượng không nhiều. Năm 2016, sản lượng thịt lợn XK đạt 11.000 tấn, trị giá 100 triệu USD. Trong 5 tháng đầu năm 2017, sản lượng XK đạt 10.600 tấn trị giá 46 triệu USD. Đối với gia cầm, hiện nay mới chỉ sản xuất và tiêu thụ trong nước, chưa có sản phẩm XK.
Tại hội nghị hỗ trợ xúc tiến XK sản phẩm chăn nuôi do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 7/6/2017, ông Nguyễn Đức Hoàng, Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Thắng Lợi – một trong số ít doanh nghiệp (DN) xuất khẩu thịt lợn nhiều năm nay cho biết, nhu cầu lợn sữa, lợn choai của Việt Nam rất lớn, nhất từ các thị trường như Hồng Kông (Trung Quốc), Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc.
Nghẽn ở vùng an toàn dịch bệnh
Cũng theo ông Hoàng, mấu chốt để mở cửa thị trường là đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm (ATTP) và điều kiện các nhà máy giết mổ, chế biến… “Mọi hoạt động xúc tiến đều vô nghĩa, nếu cơ quan thú y hai nước, không đạt được thỏa thuận với nhau. Năm 2014, chúng tôi đã có bài học, khi hồ hởi xúc tiến sang Singapore. Cục Thú y lúc đó cũng làm thủ tục gửi cho họ, nhưng phía họ chỉ trả lời một cách rất ngắn gọn, là không xem xét nhập thịt từ Việt Nam vì đang có bệnh lở mồm long móng”- ông Hoàng nhớ lại.
Ông Hoàng cũng kiến nghị: “Việc xây dựng vùng an toàn dịch bệnh phải do Nhà nước làm, chứ DN không đủ sức đầu tư. Bên cạnh đó, cần gắn sản xuất với tiêu thụ. Hiện nay, lợn sữa đang khủng hoảng thừa trầm trọng, người chăn nuôi chết, DN cũng sẽ chết, chúng tôi không biết có thể trụ đến bao giờ vì giá rớt thê thảm quá. Có những lô hàng chưa ra khỏi cảng, giá đã giảm rồi. Vì vậy, nếu mở rộng thị trường lợn sữa phải tính toán phát triển lợn sữa như thế nào, phải có đặc thù riêng, quy hoạch chi tiết. Nếu chăn nuôi lợn sữa mà nuôi trang trại thì không thể cạnh tranh được với Trung Quốc, ngoài ra nuôi lợn công nghiệp để XK, chúng ta cũng rất khó cạnh tranh được với Trung Quốc, Thái Lan”.
Cũng do không đáp ứng các điều kiện, các DN Việt Nam “ngậm đắng” trước cơ hội xuất khẩu. Ông Vũ Trọng Nghĩa, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Chế biến thực phẩm và Xuất khẩu Nông sản Nam Định cho biết: Hồi tháng 10/2014, đoàn Thanh tra của Cục Kiểm dịch động thực vật của Nga sang Việt Nam, đánh giá hệ thống kiểm soát an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm với 8 cơ sở giết mổ và trang trại cung cấp lợn. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng của 8 đơn vị này đều không đạt, nên không xuất được sang Nga.
Ông Phạm Văn Đông – Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cho biết, các nước nhập khẩu thịt yêu cầu sản phẩm phải có nguồn gốc từ những tỉnh, cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh theo tiêu chuẩn của OIE hoặc yêu cầu của nước nhập khẩu. Tuy nhiên, đây lại đang là điểm yếu và bất cập của ngành chăn nuôi Việt Nam. Cụ thể, đối với chăn nuôi lợn, trên địa bàn cả nước chưa hình thành các vành đai an toàn dịch bệnh cũng như chuỗi sản xuất thịt lợn có kiểm soát theo hình thức khép kín. Mặc dù từ tháng 2/2015, Bộ NN&PTNT đã phê duyệt đề án thí điểm xây dựng vùng an toàn dịch bệnh lợn tại Thái Bình, Nam Định nhưng các địa phương không có kinh phí để triển khai. “Hiện nay Việt Nam chưa có vùng, cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh đối với lợn, gia cầm được OIE công nhận” – ông Đông cho hay.
Cần chiến lược bài bản
TS Nguyễn Thanh Sơn, Viện trưởng Viện Chăn nuôi: Nếu xuất thì khẩu chúng ta không thể trông chờ vào các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Bởi, họ chăn nuôi không đảm bảo về vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm để xuất khẩu. Hướng tới xuất khẩu cần tập trung vào doanh nghiệp chăn nuôi lớn, chăn nuôi công nghiệp. Và những doanh nghiệp này, cũng đừng có nghĩ tới cạnh tranh với những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ nữa.
“Để xuất chính ngạch, Trung Quốc đưa ra nhiều yêu cầu khắt khe, thậm chí có hàng rào kỹ thuật, nên chúng ta đừng kỳ vọng, ngày một, ngày hai có thể xuất sang thị trường này. Thậm chí, họ có thể yêu cầu chúng ta phải đánh đổi, việc Việt Nam mở cửa cho họ nông sản khác, đặc biệt chúng tôi quan ngại là thịt gà loại thải của họ”, Ông Sơn nhấn mạnh.
Cũng theo ông Sơn, Việt Nam cần đưa ra điều kiện với chăn nuôi. Với các vùng, không thể tăng đàn ồ ạt được, bởi môi trường không chịu nổi, chưa nói về thừa cung. Thế giới họ quy định rất rõ, để mở một trang trại chăn nuôi lợn, rất nhiều điều kiện khắt khe, nhất là về môi trường. Đặc biệt, họ khống chế số gia súc trên một đơn vị diện tích, còn ở ta, chỗ nào có đất, là nông dân cắm trại, tăng đàn ồ ạt.
Cục trưởng Cục Chăn nuôi, ông Hoàng Thanh Vân cho biết, tới đây, trong Luật Chăn nuôi, sẽ đưa chăn nuôi vào dạng giống như kiểu “kinh doanh” có điều kiện, đặc biệt là môi trường, nếu ai vi phạm có thể “cấm cửa”. Còn theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám, trước mắt, ngành chăn nuôi không nên lao vào xuất khẩu sản phẩm thịt tươi sống ngay, kể cả với thị trường Trung Quốc vì ngay cả Thái Lan cũng chưa làm được, mà tập trung vào thịt chế biến cấp đông. Ông Tám cũng yêu cầu Cục Thú y củng cố tổ công tác, sát cánh cùng DN, đơn vị nào có nhu cầu xuất khẩu thật sự, sau khi có đàm phán của Cục Thú y với các nước, các DN làm đề án gửi cho Cục và từng bước xử lý từng vấn đề một.
Đại diện Công ty TNHH Koyu & Unitek, DN đang xúc tiến XK thịt gia cầm sang Nhật Bản cũng cho hay, mấu chốt là sản phẩm phải đảm bảo không có tồn dư kháng sinh, chất cấm bởi thị trường Nhật Bản cực kỳ khó tính. Chính vì thế, Bộ NN&PTNT, Cục Thú y phải là cơ quan hướng dẫn DN về chuỗi sản xuất sản phẩm gia cầm đáp ứng các yêu cầu, tiêu chí của thị trường nước ngoài. Cụ thể như xây dựng cơ sở hạ tầng, kiểm soát từ sản xuất đến chế biến, truy xuất nguồn gốc. Khi đó, DN sẽ rất thuận lợi trong việc hoàn thiện hồ sơ XK.
Bà Nguyễn Thị Thiên Kiều, Công ty Bel Gà Việt Nam: Về phía doanh nghiệp phải trang bị cơ sở vật chất, an toàn sinh học và quy trình chăn nuôi, làm sao để sản phẩm không bị nhiễm bệnh, phải chứng minh nước họ biết rằng sản phẩm của mình không có dịch bệnh. Nếu mang sản phẩm có dịch bệnh vào quốc gia họ thì họ không bao giờ cho phép.
Để xuất khẩu được sản phẩm chăn nuôi cần có 3 điều kiện: Chứng minh được rõ ràng nguồn gốc; Đảm bảo không có dịch bệnh; Chất lượng tốt và giá bán rẻ hơn thị trường xuất khẩu. Nhìn nhận lại chăn nuôi Việt Nam chưa thể đáp ứng được. Ví dụ, giá thành thịt lợn hơi của nước ta cao hơn Thái Lan 8.000 đồng/kg; cao hơn Trung Quốc 7.000 đồng và cao gấp 1,5 lần so với Mỹ, Đan Mạch. Cái thứ hai, về dịch bệnh, nước ta, chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm 55%, không ai dám đảm bảo nó không bùng phát. Chăn nuôi Việt Nam và con đường xuất khẩu còn quá xa vời nếu không tổ chức lại được toàn bộ khâu sản xuất.
Nguyễn Huệ (tổng hợp)
TS NGUYỄN THANH SƠN – VIỆN TRƯỞNG VIỆN CHĂN NUÔI:
Việt Nam cần có một chiến lược bài bản, từ quy hoạch vùng chăn nuôi an toàn, đến định hướng sản phẩm theo thị trường, xây dựng các bộ tiêu chí, hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến thương mại, mới hy vọng 5 – 10 năm nữa có sản phẩm chăn nuôi xuất khẩu “made in Việt Nam” được.
- an toàn dịch bệnh li>
- xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi li> ul>
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất