[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – SiamPigs, được thành lập ở Thái Lan, là mạng lưới các nhà sản xuất heo giống sử dụng gen chất lượng cao, có khả năng chống chịu bệnh tật. Mục tiêu của nhóm này là cải thiện năng suất của đàn heo trong nước, đồng thời đưa ra các giải pháp về vấn đề sức khoẻ, bệnh tật ở heo.
Chọn theo thổ nhưỡng Á Châu
Mặc dù có những tính trạng di truyền tốt, nhưng các giống heo phương Tây thường không hoàn toàn phù hợp với điều kiện thực tế ở các khu vực nhiệt đới như châu Á, với khí hậu nóng ẩm, nhiều mầm bệnh hơn, và thị hiếu sử dụng thịt khác hơn.
Hiểu rõ sự khác biệt này, một đơn vị có bề dày kinh nghiệm và hệ thống sản xuất thịt heo theo chuỗi của Thái Lan triển khai chiến lược lựa chọn giống heo phù hợp với điều kiện chăn nuôi ở Đông Nam Á với những đặc điểm như khả năng kháng bệnh tốt, năng suất cao, tỷ lệ nạc cao.
Ở các mô hình chăn nuôi theo truyền thống, đàn hạt nhân phải được đảm bảo không có bệnh, để các đặc điểm di truyền của giống heo được phát huy trong một thể trạng vật nuôi tốt nhất và truyền lại cho đời sau. Và hầu hết các công ty sản xuất giống đều cố gắng duy trì sức khoẻ của các đàn heo bên dưới tháp giống sao cho khoẻ mạnh giống như đàn hạt nhân, bằng cách áp dụng các biện pháp phòng bệnh, an toàn sinh học chặt chẽ. Nhờ vậy, đàn heo thương phẩm của những mô hình này mới đạt năng suất tốt nhất và tăng hiệu quả cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Tiến sĩ Sakchai Topanurak – Giảng viên trường Đại học Chulalongkorn (Thái Lan) là một trong những người tham gia dự án cải thiện giống heo của Thái Lan – SiamPigs.
“Mục đích của dự án “SiamPigs” không chỉ nhằm cải thiện năng suất, mà đưa ra giải pháp cho những vấn đề về sức khoẻ, dịch bệnh của đàn heo giống,” TS Sakchai Topanurak nói.
Ở các nước Đông Nam Á, ông nói, trại giống bên ngoài thường không thể đáp ứng được các tiêu chuẩn của trại hạt nhân, và hầu như không thể loại trừ triệt để mầm bệnh trong trại. Có hai nguyên do chính cho tình trạng này:
Mô hình sản xuất giống truyền thống ON – MF (One nucleus – Multiple farms) và mô hình ON – OFF (One nucleus – One farm) của Siampigs
Thứ nhất, mầm bệnh luôn luôn hiện hữu trong môi trường.
Khi heo nái tơ được đưa vào thay thế nái loại thải trong trại giống bố mẹ sẽ là cơ hội để mầm bệnh tăng ưu thế lai, tạo ra một loại bệnh đặc thù.
Thứ hai, mầm bệnh từ bên ngoài do phải nhập heo giống thay đàn.
Ở châu Á, các trại nuôi thường nhập con giống từ các nước châu Âu hoặc Mỹ vì họ hi vọng các con giống phương Tây này sẽ tạo ra bước phát triển nhảy vọt trong chất lượng giống. Tuy nhiên, họ đã giả định sai khi so sánh năng suất con giống phương tây và con giống châu Á, càng sai lầm hơn khi hi vọng rằng mang con giống phương Tây về nuôi trong điều kiện môi trường châu Á thì sẽ ngay lập tức cho ra kết quả tương tự.
Mạng lưới của những nhà sản xuất heo giống năng suất cao
SiamPigs, được thành lập ở Thái Lan, là mạng lưới các nhà sản xuất heo giống sử dụng gen chất lượng cao, có khả năng chống chịu bệnh tật. Mục tiêu của nhóm này là cải thiện năng suất của đàn heo trong nước, đồng thời đưa ra các giải pháp về vấn đề sức khoẻ, bệnh tật ở heo.
Nhiều trại tham gia vào mạng lưới này đã thành công trong việc giảm tỷ lệ lây nhiễm bệnh từ bên ngoài bằng cách áp dụng nguyên tắc giống như các trại giống hạt nhân.
Cụ thể, SiamPigs tự phát triển con giống của riêng mình – Giống Duroc dòng 929, Đại Bạch dòng 7788; Landrace dòng 4701 và Siam Kurobuta – cho năng suất đồng đều và cao tương đương với năng suất của các công ty sản xuất giống hàng đầu trên thế giới.
Các trại thành viên có quy mô khá đa dạng, từ 400 – 10.000 con heo nái. Hiện, mạng lưới này đang có hơn 100 thành viên ở Thái Lan với hơn 250.000 con heo nái làm giống và sản xuất tinh heo mang thương hiệu SiamPigs.
3 yếu tố cốt lõi của SiamPigs
Nếu như ở phương Tây, các trại heo giống hoàn toàn không có dịch bệnh và heo giống không phải chống chịu với bất kì loại bệnh nào, thì ở các trại của SiamPigs, heo giống lại có đặc tính vượt trội về khả năng chống chịu bệnh được hình thành một cách tự nhiên trong quá trình nuôi. Bởi vì, heo giống của SiamPigs được lựa chọn từ các trại nuôi công nghiệp, với mật độ cao và dịch bệnh được hạn chế (chứ không loại trừ hoàn toàn). Nói cách khác, tiêu chí lựa chọn của SiamPigs là những con heo nào có khả năng thích nghi cao với môi trường mà vẫn cho năng suất tốt sẽ được tuyển chọn làm giống.
Xét về mặt lý thuyết thì có thể lựa chọn con giống từ trại nuôi thương phẩm dựa trên đáp ứng miễn dịch của con vật đó.
Trong hệ thống của SiamPigs, hơn 20 trại nuôi có hơn 20 năm kinh nghiệm nuôi heo theo kiểu truyền thống đã tham gia vào chương trình lựa chọn giống bằng cách lựa chọn những con heo đã sống sót qua những trận dịch dữ dội tấn công vào trại của họ. Kết quả là SiamPigs có những con giống có khả năng kháng được bệnh tai xanh (PRRS), bệnh viêm phổi dính sườn (APP) và tiêu chảy do E.Coli. Hiện, SiamPigs đang tiến hành phân tích xác định các locus điều khiển tính trạng (Quantitative Trait Locus-QTL- mapping) để nghiên cứu khả năng chống chịu của heo giống đối với một số bệnh đặc thù khác.
Kết quả của quá trình sản xuất giống đặc biệt của SiamPigs cho thấy, con giống từ đàn hạt nhân nhập khẩu có xu hướng dễ bị mắc bệnh hơn con giống được lựa chọn từ chính quá trình nuôi thương phẩm của SiamPigs. Lợi ích của quá trình này mang lại là sự giảm thiểu sử dụng thuốc và kháng sinh, ít dư lượng kháng sinh, và sản phẩm cuối cùng là thịt heo có độ an toàn thực phẩm cao.
Quan điểm chọn giống của Siampigs – lựa chọn những con heo đã sống sót qua những trận dịch dữ dội để lấy gien di truyền có khả năng kháng bệnh cao
Mô hình “một trại hạt nhân, một trại thương phẩm”
Mô hình “One nucleus, one farm – Một hạt nhân (con giống thuần), một trại thương phẩm” là mô hình do chính tiến sĩ Sakchai khởi xướng, dùng để nuôi giữ những cá thể lợn có khả năng kháng bệnh tốt trong một mô hình nuôi khép kín. Mô hình này sẽ thay thế toàn bộ đàn cụ kị (GGP) trong hệ thống bằng con giống thuần của Siampigs.
Ngoài việc lưu giữ và phát triển những phẩm chất kháng bệnh tốt của vật nuôi, mô hình “một hạt nhân, một trại” còn có mục đích ngăn ngừa nội phối (inbreeding), khuyến khích phát triển các tính trạng tốt liên tục qua các thế hệ sau, nhằm tạo ra con giống lành mạnh, có gen di truyền được cải tiến với sức tăng trưởng và khả năng chống chịu bệnh tốt nhất.
“Chúng tôi mong muốn tạo ra các thế hệ heo giống ngày càng tốt hơn với các tính trạng di truyền cải thiện hơn,” tiến sĩ Sakchai nói.
“Ngoài ra, Siampigs muốn tạo ra con giống đặc thù của riêng mình, mang tính trạng trội của dòng heo Đại bạch 7788, Landrace 4701 và Duroc 929,” ông cho biết thêm.
Mô hình phát triển đàn giống ON-OFF (one nucleus – one farm model) của Siampigs khác với mô hình tháp giống truyền thống ở chỗ, thay vì sử dụng một đàn hạt nhân cho nhiều trại giống thứ cấp (ON – MF: one nucleus – multiple farms model), thì Siampigs sử dụng con giống hạt nhân để trực tiếp sản xuất heo thương phẩm (one nucleus – one farm), và lựa chọn những con heo thương phẩm có phẩm chất tốt làm giống cho mùa sau.
Các trại sản xuất giống truyền thống thường phải nhập khẩu con giống thay thế từ nước ngoài, rồi đưa vào từng trại cụ kị theo tỷ lệ thay tương ứng. Việc này dẫn đến nguy cơ lây nhiễm, bùng phát dịch bệnh mặc dù các biện pháp an toàn sinh học và chương trình tiêm vắcxin được áp dụng rất nghiêm ngặt.
Còn ở trại giống của Siampigs thì đây không phải là điều đáng lo ngại, vì bản thân các con giống đã có khả năng kháng bệnh, thậm chí đối với bệnh tai xanh, bệnh viêm phổi dính sườn (Actinobacillus pleuropneumoniae – APP) và E.coli. Theo TS Sakchai, heo giống trong chương trình Siampigs vẫn còn tiếp tục được cải thiện gen và hi vọng trong tương lai sẽ có khả năng kháng được những loại bệnh khác.
“Heo giống của Siampigs rất dễ nuôi và cho năng suất cao trong môi trường có nguy cơ dịch bệnh cao như châu Á vì có gen di truyền thích nghi với điều kiện môi trường đặc thù nơi đây,” TS Sakchai nói.
Ngoài ra, ông cho biết thêm, năng suất sinh sản và tỷ lệ đồng đều của heo cũng rất cao.
Lựa chọn heo giống cả đực và cái có tỷ lệ tăng trưởng và tỷ lệ nạc cao (mô hình GGR)
Ngoài mô hình trại ON -OFF, TS Sakchai còn phát triển mô hình GGR, mô hình sản xuất giống khác với mô hình truyền thống, nghĩa là không lựa chọn con giống theo chất lượng thịt của heo giống đực và lựa chọn con cái theo khả năng sinh sản.
Thay vào đó, Siampigs tập trung vào cải thiện lệ tăng trưởng (thay vì tỷ lệ sinh sản) của giống heo Đại Bạch, để tạo ra heo thương phẩm có tỷ lệ thịt đùi và nạc cao.
Nói ngắn gọn, mô hình GGR của Siampigs tập trung cải thiện tỷ lệ tăng trưởng của con giống Duroc và Đại Bạch, còn con giống Landrace được sử dụng cho mục đích tăng năng suất sinh sản. Kết quả thu được là heo thương phẩm có đặc điểm nạc cao, ít mỡ, vì những đặc điểm này rất được khách hàng ở thị trường châu Á, đặc biệt là ở Thái Lan ưa chuộng.
Hiện nay, Siampigs có hơn 30 trại nái ở Thái Lan với số đầu lợn lên đến hơn 100.000 con. Các trang trại tham gia chương trình này đa dạng về quy mô, từ 500 – 10.000 con. TS Sakchai đảm nhiệm việc tư vấn cho các trại thành viên.
Hà Thu
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi lợn li>
- chọn lợn giống li> ul>
2 Comments
Để lại comment của bạn
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bài viết rất hay!
Đạt.
Bài viết rất hay. Thiết thực !