Hướng dẫn xây dựng chuồng trại nuôi hươu sao - Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 67.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Trà Vinh 63.000 đ/kg
    •  
  • Hướng dẫn xây dựng chuồng trại nuôi hươu sao

    Việc xây dựng chuồng trại phải đạt được các mục đích sau đây: Có độ bền vững, chắc chắn để hươu không chui ra khỏi chuồng trại. Phải phù hợp với đặc tính sinh lý của hươu. Phải tiết kiệm, không cầu kỳ mà vẫn đảm bảo phù hợp với các yêu cầu về khí hậu và vật nuôi.

     

    Xây dựng chuồng trại phải quan tâm từ vị trí, nền, mặt bằng, diện tích, vật liệu xây dựng, hướng chuồng… không nên bỏ qua một chi tiết nào.

    Hướng dẫn xây dựng chuồng trại nuôi hươu sao

    1. Vị trí chuồng nuôi hươu

     

    Mặc dầu đã được con người nuôi dưỡng từ lâu nhưng hươu sao vẫn rất ít quen người. Trong đó, hệ thần kinh vẫn còn nguyên vẹn các phản xạ tự nhiên của con vật hoang dại yếu hèn, luôn chạy trốn trước những biến động đột ngột. Vì thế, vị trí chuồng phải đảm bảo các yếu tố sau đây:

     

    – Chuồng nuôi phải cách nhà ở một khoảng hợp lý, tránh ô nhiễm, tiếng ỗn.

     

    – Phải đảm bảo kín về mùa đông, mát về mùa hè. Không nằm ở ngay nút giao lưu qua lại của người và các động vật khác thường gây ra tiếng động, mùi vị.

     

    – Phải cao ráo, không có các loại cây thường xuyên rụng lá, rụng cành gây tiếng động tự nhiên (nếu đã có cây cối thỉ phải chặt ngay).

     

    – Cần phải tạo ra một khoảng cách thích hợp giữa chỗ đi lại của con người, gia súc và chuồng, để không làm cho con vật sợ hãi khi có người hoặc vật nuôi xuất hiện…

     

    Tóm lại, tuỳ vào sự bố trí vườn nhà cụ thể mà mỗi gia đình có thể chọn cho mình một vị trí thích hợp theo kinh nghiệm vừa kín vừa hở như nói ở trên.

     

    2. Hướng chuồng chuồng nuôi hươu

     

    Việt Nam do khí hậu nhiệt đới gió mùa nên ta chọn hướng chuồng là hướng Nam hoặc Đông Nam để mát về mùa hè, ấm về mùa đông và ánh sáng được điều hòa suốt trong ngày, không gây ra chênh lệch cường độ ánh sáng lớn.

     

    3. Nền chuồng chuồng nuôi hươu

     

    Phải có độ dốc từ 1 – 20 để thoát nước bẩn. Phải cao hơn vùng đất xung quanh.

     

    – Nền đất nện: Đây là loại nền thông dụng có ưu điểm là chi phí ít. Nhưng trong một sộ trường hợp, hươu có thể đào bới, gây ra sự lỗi lõm và tích nước tiểu, phân… làm ô nhiễm chuồng. Khi chưa có điều kiện làm nền gạch, nền đất nện chặt vẫn là loại nền thích hợp.

     

    – Nền gạch: Đây là loại nền tốt nhất, việc đi lại sinh hoạt của hươu rất dễ dàng, không gây tích nước, ấm về mùa đông, mát về mùa hè. Trong điều kiện thiếu khoáng thì nền gạch cũng có thể bổ sung một phần, con vật liếm gạch để tăng khoáng cho cơ thể.

     

    Cách làm: Dùng gạch đất dung (quá lửa) hay gạch lành tốt xây nằm hay xây nghiêng với vữa xi măng có miết mạch cân thận.

     

    – Nền xi măng: Trước đây có nhiều người nghĩ rằng đây là loại nền tốt nhất. Nhưng trong thực tế, nền xi măng có nhược điểm lớn, lạnh về mùa đông, ẩm ướt về mùa hè, trong thi công nếu làm bóng mặt nền để dễ dọn chuồng thì thường làm cho hươu bị trượt chân, ngã…

     

    Hướng phát triển là làm nền xi măng không nhẵn mặt, trong trường hợp có điều kiện thì làm thành từng tấm bê tông, ghép lại tạo điều kiện chống ẩm tốt hơn.

     

    – Nền gỗ: ở những nơi có điều kiện thì có thế làm nền bằng gỗ với loại gỗ dai không thấm nước bằng cách ghép các tấm gỗ lại với nhau. Nền đất phía dưới cần được nện kỹ, chống chuột làm tổ.

     

    4. Diện tích chuồng nuôi hươu

     

    – Với hươu đực ít nhất cũng phải được 6m2/con (theo kích thược 3m x 2m hay 2,5m x 2,5m) và có điều kiện thì nên làm rộng hơn. Những con đực đã được chọn làm đực giống để phối cho các con cái của nhiều gia đình thì chuồng phải đủ rộng để chúng giao phối trong chuồng tốt.

     

    – Với hươu cái: khoảng 5 – 6m2 /con là vừa, ít nhất phải được 4m2 /con.

     

    5. Vật liệu xây dựng chuồng nuôi hươu

     

    – Gỗ: là vật liệu chủ yếu trong, xây dựng chuồng trại cho hươu. Ngoài việc dùng để làm các ô chuông, cột và róng, các kết cấu còn lại như cột, xà (kết cấu chịu lực mái) đều làm bằng gỗ là tốt nhất. Gỗ từ nhóm 4 trở xuống dùng để làm cột và róng chuồng. Kích thước cột khoảng từ 120 – 150 mm: 120 x 120 hoặc 150 x 150 (mm), róng có kích thước tiết diện khoảng từ 100 x 50 (mm) hoặc 100 x 60 (mm). Liên kết giữa róng và cột tốt nhất là đục lỗ hoặc dùng đinh. Sự liên kết giữa cột và róng phải thật chắc chắn.

     

    Cột và róng nên bào trơn, mặt trong chuồng cân được vát cạnh để phòng gây xây xát cho hươu.

     

    Chuồng nên làm cao 2m và chia làm 2 phần: 1m phía dưới: róng sẽ đóng dầy khoảng từ 50 – 60 (mm) để đề phòng hươu chui ra, nhất là hươu mới sinh, 1m phía trên đóng thưa hơn khoảng 100mm. Tất cả các róng nên đóng ngang (kinh nghiệm cho thấy: đóng róng dọc hươu rất dễ cho đầu ra ngoài, nếu không ra được do mông to hơn đầu thì hươu sẽ đập đầu vào chuồng mà chết (kể cả hươu con và mẹ).

     

    Cửa chuồng cũng không nên làm róng dọc. Khi làm cần chú ý: róng dưới cùng chuồng được thay bằng một thanh giằng to hơn róng (gọi là thanh đà). Khoảng cách từ mặt nền đến mép dưới thanh giằng không vượt quá 50 mm nhằm không cho hươu thò chân ra ngoài khi nằm và hươu sơ sinh chui ra khỏi chuồng.

     

    – Phần đỡ mái: Có thể làm bằng gỗ hoặc bằng tre. Tấm lợp có thể dùng ngói các loại, tôn hoặc fibrô xi măng (không nên dùng tấm lớp dễ cháy).

     

    – Lưới thép: Trong điều kiện có kinh tế thì nên làm chuồng bằng lưới thép B40. Đây là loại chuồng thật sự an toàn. Cách làm là: vẫn dùng cột gỗ, chung quanh bọc bằng lưỡi thép. Dùng thép này làm hàng rào cũng rất an toàn và tiện lợi.

     

    Nguồn: Trang trại Hoàng Gia

    7 Comments

    1. Lê công tiến

      Em đang dự định nuôi liệu Ae cho em kinh nghiệm

    2. Đặng Đình Tân

      muon tu van de lam truong nuoi huou

    3. Trương Hữu Hùng

      E đang có dự định nuôi. Vậy a chị có thể chia sẻ và tư vấn giúp em được không ạ

    4. Nguyenbaloc

      Vật dụng để xây chuồng trại nuôi huou cần những gì ạ

    5. Nguyễn ngọc Minh

      – Em là đan kỹ thuật , sau khi xem mô hình trang trại này, em rất thích thú về con vật nuôi này.
      – Hiện nay những con giống này mua đaau là an toàn và có đăng ký kiểm lâm địa phương nuôi.
      – Giá 1 con giống là bao nhiêu.
      – có cần tim ngừa đinh kỳ không.
      – Hiện nay khu vực Bình Thuận , ninh Thuận thichs hợp khí hậu nuôi loại Hươu sao này không.
      – em xin cảm ơn

    6. Phạm văn đĩnh

      Mình muốn nuôi hươu sao ở tuyên Quang có nuôi được không

    7. Nguyễn Toàn

      Mình đang ở Đà Lạt, dự tính nuôi hươu. Anh chị em biết mua được giống ở đâu chỉ mình với. 0929090977

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

  • Ngô Thị Phương
  • Xin giá ạ

  • Diệp thị bich
  • 0988952608

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.