Thức ăn thành phẩm rất dễ bị oxy hóa, đặc biệt nếu thức ăn có hàm lượng chất béo cao, hoặc được bảo quản trong thời gian dài ở điều kiện không thuận lợi. Quá trình oxy hóa chất béo trong thức ăn là một hiện tượng tự nhiên; quá trình này vẫn sẽ xảy ra cho dù chúng ta có áp dụng các biện pháp phòng ngừa hay không. Trong thực tế, những biện pháp phòng ngừa này đều vì mục đích trì hoãn trạng thái ôi hóa chất béo trong thức ăn khi đến vật nuôi ở mức thấp nhất. Việc làm này cũng để tránh làm sụt giảm lượng thức ăn mà thú ăn vào, thường xảy ra ở vật nuôi ăn thức ăn bị oxy hóa. Do đó, các nhà sản xuất cần phải xây dựng kế hoạch kiểm soát quá trình oxy hóa trước khi tiến hành sản xuất, bắt đầu từ việc lựa chọn đúng loại thực liệu và sản phẩm phụ gia chống oxy hóa thích hợp.
Quá trình oxy hóa diễn ra như thế nào?
Quá trình oxy hóa chất béo, hay còn gọi là sự ôi hóa, là một phản ứng tự nhiên giữa axit béo chưa bão hòa với oxy tự do. Những axit béo này đều có mặt trong tất cả các loại mỡ và dầu thực vật, nhưng có rất nhiều trong một số loại dầu thực vật, đặc biệt như dầu đậu nành và dầu bắp. Ví dụ, tỷ lệ axit béo bão hòa và chưa bão hòa trong dầu dừa là trên 11, trong khi ở dầu bắp chỉ 0.15; điều này cho thấy hàm lượng axit béo chưa no trong dầu bắp khá cao và vì vậy, nó rất dễ bị oxy hóa. Quá trình oxy hóa chất béo diễn ra mạnh hơn khi thức ăn tiếp xúc với không khí (mở bao thức ăn), ánh sáng, nhiệt độ cao và khi có mặt một số loại khoáng chất vô cơ nhất định như sắt và đồng. Đây là loại phản ứng tự xúc tác, và một khi đã bắt đầu, các axit béo sẽ bị oxy hóa liên tục cho đến khi hình thành và tích lũy các peroxide – sản phẩm cuối cùng của quá trình oxy hóa.
Vì sao thức ăn bị oxy hóa là điều chúng ta không mong muốn?
Những axit béo bị oxy hóa, hay còn gọi là các gốc tự do, không chỉ phản ứng với các axit béo khác mà còn phản ứng với các axit amin, dẫn đến hao hụt nguồn axit amin hữu dụng cho vật nuôi. Methionine và tryptophan đặc biệt dễ bị oxy hóa bởi các gốc tự do.
Methionine và tryptophan là những axit amin hạn chế trong khẩu phần dinh dưỡng và thường được đưa vào dưới dạng axit amin tinh thể để bổ sung cho các nguyên liệu tự nhiên. Trong một nghiên cứu kiểm chứng, quá trình oxy hóa chất béo phân tách các tinh thể và làm giảm độ khả dụng sinh học của methionine và tryptophan trong lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và yến mạch đến 26%.
Những tác dụng phụ khác của quá trình ôi hóa bao gồm tạo ra mùi vị khó chịu như “mùi tanh” hoặc “mùi đậu” trong các loại dầu giàu axit béo như linoleic và linolenic (ví dụ như dầu đậu nành, dầu hạt cải và dầu cá). Ngược lại, quá trình oxy hóa có thể xảy ra ngay cả trong điều kiện yếm khí, và hiện vẫn chưa có cách nào để ngăn chặn được.
Trong những khẩu phần giàu dưỡng chất và được tăng cường bổ sung chất béo, quá trình oxy hóa chất có thể là vấn đề cần được xem xét kỹ lưỡng. Khi bổ sung 6% mỡ trắng (mỡ heo) đã bị oxy hóa vào thức ăn của heo con, tỷ lệ tăng trưởng và lượng thức ăn ăn vào của heo con cai sữa sụt giảm nhanh chóng. Từ nghiên cứu này, người ta đã chứng minh rằng hàm lượng peroxide trong khẩu phần không được vượt quá 240 mEq để tránh làm giảm hiệu suất tăng trưởng. Gia cầm, và đặc biệt là gà con cũng có những phản ứng tương tự; còn với gà lớn, chúng có khả năng chống chịu với sự oxy hóa tốt hơn, nhưng thường thì gà lớn hiếm khi được nuôi dưỡng bằng khẩu phần có nhiều dầu và mỡ.
Những chất chống oxy hóa thường được sử dụng
Các chất chống oxy hoá thường được thêm vào dầu để phòng ngừa quá trình tự oxy hóa trong thời gian bảo quản. Những loại phụ gia như vậy cũng được bổ sung vào thức ăn hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc và premix có chứa hàm lượng chất béo và dầu cao. Như đã đề cập ở trên, các chất chống oxy hoá chỉ có thể trì hoãn quá trình oxy hóa bằng cách ổn định các axit béo phản ứng, nhưng nếu có đủ thời gian tiếp xúc, những axit béo cũng sẽ phản ứng với oxy tự do. Các chất chống oxy hoá phổ biến gồm có ethoxyquin, butylated hydroxytoluene, axit citric propyl gallate, vitamin C và vitamin E. Những chất chống oxy hoá sau thường rất đắt tiền và khó có thể được sử dụng như chất chống oxy hoá trong thức ăn, tuy nhiên khi được bổ sung với hàm lượng tương đối cao vì mục đích khác, các chất này cũng góp phần chống oxy hóa cho thức ăn.
Những chất chống oxy hóa tự nhiên được chiết xuất từ các loại gia vị và thảo mộc giàu polyphenol. Những sản phẩm thương mại có nguồn gốc từ các loại gia vị như đinh hương, quế, kinh giới, thì là, tỏi và rau mùi; hoặc chiết xuất từ thảo mộc như cây xô thơm, húng tây, kinh giới, ngải giấm, bạc hà, kinh giới và lá hương thảo. Một số chất tạo màu như như carotene, beta-carotene, astaxanthin, zeaxanthin, lutein và canthaxantin cũng có hoạt tính chống oxy hoá.
Kiểm soát chất lượng
Cần kiểm tra tình trạng oxy hóa trong tất cả các nguồn chất béo. Tốt nhất là nên mua chất béo đã được bổ sung sẵn các chất chống oxy hoá nếu điều kiện bảo quản không thuận lợi. Thức ăn thành phẩm cần được kiểm tra tình trạng oxy hóa thường xuyên. Ngoài ra, chúng ta cũng cần lấy mẫu từ các vị trí cho ăn (trong máng ăn) để đánh giá tình trạng oxy hóa của thức ăn khi đã cung cấp đến cho vật nuôi.
Phân tích Peroxide là một chỉ số đánh giá oxy hóa có giá trị, nhưng nó chưa cung cấp được đầy đủ tất cả những thông tin cần thiết để đánh giá tình trạng oxy hóa tổng thể trong thức ăn và chất béo. Người ta thường kết hợp với những xét nghiệm khác như: phân tích anisidine, malonaldehyde và acid thiobarbituric (TBA). Để đánh giá trạng thái oxy hóa một cách đầy đủ và tổng thể, nhà sản xuất cần phải kết hợp nhiều xét nghiệm khi phân tích mẫu.
Khuyến cáo trong hoạt động sản xuất
Trong hầu hết mọi trường hợp, việc bổ sung một chất chống oxy hóa duy nhất, không tốn kém và với liều thấp thường có thể đáp ứng được với điều kiện sản xuất thức ăn trong môi trường lạnh và được tiêu thụ trong vòng vài tuần sau khi sản xuất. Khi lưu trữ, vận chuyển và bảo quản lâu dài trong điều kiện thời tiết nóng hơn, với hàm lượng chất béo không ổn định cao, nhà sản xuất cần bổ sung chất chống oxy hóa với liều cao hơn. Để kết thúc chủ đề này, tôi khuyến khích các bạn sử dụng 2 hoặc 3 chất chống oxy hóa khác nhau để bổ sung tác dụng qua lại. Sử dụng liều lượng khuyến cáo cao nhất luôn là suy nghĩ đầu tiên, nhưng tôi không khuyến khích, trừ khi các bạn dự đoán được thức ăn sẽ bị oxy hóa đi rất nhanh. Tốt nhất là nên kiểm duyệt và xem xét cẩn thận liều lượng bổ sung phù hợp với đặc tính thức ăn.
Biên dịch: Ecovet VN Team (theo WattagNet)
Nguồn tin: Ecovet
- oxy hóa thức ăn li>
- tacn li>
- thức ăn chăn nuôi li> ul>
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
- Một sức khỏe – Cách tiếp cận toàn diện giúp cải thiện an toàn thực phẩm
- Thị trường nguyên liệu thức ăn cho thú cưng: Đa dạng và chất lượng
- Bổ sung chế phẩm Bacillus subtilis (Procell-B03): Tiềm năng thay thế kháng sinh ức chế một số vi khuẩn đường ruột trong chăn nuôi
Tin mới nhất
T5,19/12/2024
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Lượng ngô nhập khẩu 11 tháng năm 2024 tăng gần 33%
- Nuôi lợn đen bản địa ở Nà Mu
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 17/12/2024
- Tăng cường giám sát dịch bệnh động vật, mở rộng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh
- Toàn Thắng Corp: Mãnh liệt tinh thần, khát vọng Việt
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất